MỒNG
BA TẾT QUÝ TỴ
THÁNH
HÓA CÔNG VIỆC LÀM ĂN
Trong
những ngày đầu xuân, chúng ta vẫn thường chúc nhau :”Năm mới làm ăn thịnh vượng.
Con cháu siêng năng ngoan ngoãn…” Điều đó cho thấy người Việt nam chúng ta
rất quí trọng lao động. Trong kho tàng ca dao tục ngữ không thiếu gì những câu
đề cao giá trị của lao động như :”Có làm
thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”.
Đồng
cảm với dân tộc, Giáo hội Việt nam đã dành riêng ngày Mồng Ba Tết để xin Chúa
thánh hóa và chúc lành cho công việc làm ăn trong năm mới, giúp cho người Kitô
hữu hiểu rõ giá trị của lao động , lao động trí óc cũng như chân tay.
Đồng
thời, nhân dịp đầu năm, Giáo hội còn nhắc nhở cho con cái mình hiểu rằng lao
động không còn là một hình phạt khổ sai, nhưng là một vinh dự vì nhờ lao động, con người được cộng tác với
Thiên Chúa, Đấng vẫn luôn làm việc trong công trình sáng tạo của mình; và cũng góp phần làm cho con người được hạnh
phúc.
I. MỌI NGƯỜI PHẢI LÀM VIỆC
1.
Thiên Chúa đã và đang làm việc
Thật
vậy, ngay từ đầu, Kinh thánh đã cho thấy Thiên Chúa làm việc luôn. Nếu đọc chương I sách Sáng thế, chúng ta biết
Thiên Chúa đã hành động để tạo dựng nên vũ trụ, muôn loài, muôn vật và cả con
người :”Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bùn
đất nhào nặn thành con người… Đức Chúa là Thiên Chúa khiến từ đất đai mọc lên
mọi thứ cây trồng đẹp mắt, ăn ngon miệng” (x. St 2,7-9). Thiên Chúa đã tạo
dựng nên con người để được thông phần vào sự sống của Ngài.
Thiên
Chúa không chỉ làm việc trong công trình sáng tạo vào buổi khai thiên lập địa,
Ngài vẫn còn tiếp tục quan phòng, gìn giữ những gì Ngài đã sáng tạo. Chính vì
thế, sau này Chúa Giêsu đã nói cho người Do thái :”Cho đến nay, Cha Ta vẫn làm việc liên lỉ, thì Ta cũng làm việc” (Ga
5,17).
2. Tổ
tông đã làm việc ở vườn Địa đàng
Nếu
đọc kỹ bài đọc thứ nhất trích sách Sáng thế có lẽ chúng ta sẽ ngạc nhiên. Xưa
nay chúng ta tưởng rằng hai ông bà nguyên tổ trong vườn Đại đàng chỉ ở không và
hưởng thụ, không phải làm gì cả. Nhưng sách Sáng thế nói Thiên Chúa cho ông bà
ở trong vườn Đại đàng để “canh tác và giữ
vườn”. Địa đàng là hình ảnh của hạnh phúc.
Nhưng hạnh phúc ấy con người phải “canh
tác” nghĩa là phải làm việc để tạo ra. Và con người cũng cần phải “giữ vườn” nữa, nghĩa là hạnh phúc ấy con
người phải gìn giữ thì nó mới tồn tại và con người mới tiếp tục được hưởng nó.
3. Sự
làm việc trở nên vất vả
Khi
còn ở trong ơn nghĩa với Chúa, tổ tông làm việc trong vườn Địa đàng một cách
nhẹ nhàng thảnh thơi, không cảm thấy khó nhọc vất vả. Nhưng ông bà đã nghe lời
khuyến dụ của ma quỉ dưới dạng con rắn, không vâng lời Thiên Chúa dám cả gan
hái trái cấm mà ăn. Ông bà đã bị Thiên Chúa ra án ohạt. Từ đó công việc làm ăn
trở nên khó nhọc vất vả, phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có của ăn.
Sách Sáng thế còn ghi lời Chúa :
“Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái
cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng :”Người đừng ăn”, nên đất đai bị nguyền rủa
vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi, mới kiếm được miếng
ăn từ đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài
đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn cho đến khi trở về bụi đất”
(St 3,17-19).
Truyện
: Con trâu
Có
một câu chuyện huyền thoại về con trâu như sau : Thuở xưa, Ngọc Hoàng sai một
vị thần xuống trần gian mang theo một bao hạt giống và một bao cỏ để gieo xuống
rần gian. Trước khi xuống trần, Ngọc Hoàng đã tỉ mỉ căn dặn, đến trần gian phải
gieo rắc bao hạt giống lúa trước để dân cư có dư giả mà ăn, còn bao cỏ thì gieo
sau để nuôi thú vật. Nhưng khi vị thần
này đến trần gian, thấy phong cảnh khác lạ, nên mải mê xem mà quên lời dặn của
Ngọc Hoàng, để rồi gieo bao cỏ trước và bao hạt giống lúa sau. Từ đó, cỏ không cần trồng cũng mọc tràn lan
khắp mọi nơi, các thú vật ăn không bao giờ hết vì quá dư thừa và không làm sao
diệt cỏ hết được. Còn lúa thì phải gieo trồng rất cực khổ và khó khăn mới có
ăn, bởi vì bị cỏ mọc lấn áp làm lúa phát triển chậm hơn cỏ.
Bởi
lỗi ấy của vị thần, làm cho ngươi trần gian trồng lúa rất khó nhọc mới có ăn và
cỏ thì mọc tự nhiên quá nhiều, cho nên Ngọc Hoàng mới đẩy vị thần này xuống
trần gian hóa thành con trâu để giúp người trần gian cầy bừa trồng lúa và ăn cỏ,
chừng nào hết cỏ sẽ được tha thứ cùng phục hồi địa vị cũ, nhưng ăn hoài vẫn
không bao giờ hết cỏ được, nên Trâu chưa thoát kiếp trở về thiên đường…
Câu
chuyện này phải chăng muốn nói với chúng ta : “Có làm thì mới có ăn, không
dưng ai dễ đem phần đến cho”. Vì ở trần gian, cỏ thì nhiều, lúa lại ít. Cây
ăn được thì ít, cây không ăn được thì nhiều. Xem ra con người vất vả hơn con
vật. Vì người phải làm việc vất vả mới có mà ăn, còn con vật thì không cần làm
mà Trời vẫn cho ăn :”Trời sinh voi, trời
sinh cỏ” (Tục ngữ).
II. Ý NGHĨA CỦA SỰ LÀM VIỆC
1. Về
phương diện tôn giáo
Chúng
ta biết rằng ngoài việc tạo dựng, Thiên Chúa còn quan phòng nữa, nghĩa là tiếp
tục chăm sóc những loài Ngài đã dựng nên.
Và việc chăm sóc này thì Ngài làm không bao giờ nghỉ. Nếu Chúa chỉ buông lơi một phút thôi không
chăm sóc chúng ta thì chúng ta sẽ chết liền.
Bởi thế, Chúa Giêsu mới nói :”Cha
Ta làm việc liên lỉ”. Ngài còn nói tiếp :”Cho
nên Ta cũng làm việc” (Ga 5,17).
Như
vậy, lao động chân tay hay trí óc đều có một ý nghĩa sâu xa. Nhờ lao động,
chúng ta được cộng tác vào công trình sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa trong
thế giới này. Đây là một vinh dự lớn lao cho con người.
Ngoài
ra, noi gương Thiên Chúa, chúng ta làm việc không chỉ làm việc vì mình và những
người thân của mình, mà còn để phục vụ và giúp đỡ những người khác, nhất là
những người khốn khổ như lời thánh Phaolô nói :”Bằng mọi cách, tôi đã tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người
đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế” .
“Lạy Chúa là Cha rất nhân hậu,
Chúa đã giao trái đất cho loài người chúng con
Trông coi và khai thác,
Để ai nấy giúp nhau tiến bộ không ngừng;
Xin dạy cho chúng con biết hoàn thành mọi công việc
Trong tinh thần hiếu thảo đối với Chúa
Và huynh đệ đối với mọi người”.
(Giờ Ba,
ngày thứ hai trong tuần)
2. Về phưung diện xã
hội
Lao
động không những giúp chúng ta có của nuôi thân, mà còn giúp làm tăng giá trị
nhân phẩm của từng người chúng ta. Nhờ
lao động chúng ta phát triển tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái,
tính kỷ luật và nhanh nhẹn, như lời một danh nhân đã nói :”Lao động làm ta khuây khỏa được nỗi buồn, tiết kiệm được thời gian,
chữa được bệnh lười biếng” (Giám mục Bossuet).
III. NỖ LỰC RỒI CẬY TRÔNG
Ngày
xưa, cha ông chúng ta là những người nhà nông bám chặt vào mảnh đất, chuyên cần
làm việc với một tinh thần cao. Quanh năm làm việc với mọi thời tiết khắc
nghiệt của bốn mùa, không quản mưa nắng, quanh năm ngày tháng chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, không sợ giãi nắng dầm sương. Qua kinh
nghiệm làm ăn, các ngài đã khẳng định với con cháu rằng :
“Có cấy có trông, có trồng có ăn”
Các
ngài rất khổ tâm với những người làm biếng không chịu làm việc, quanh năm chỉ
biết ăn bám. Họ là những người đáng trách, không đáng ăn, suốt đời phải nghèo
khổ, không bao giờ ngóc đầu lên được , vì :
“Tay làm hàm nhai, tay quai hàm trễ”.
Các
ngài khuyên con cháu phải biết tự lực cánh sinh, phải biết đổ mồ hôi sôi nước
mắt ra mới có miếng cơm manh áo, đừng bao giờ ỷ lại vào người khác, những gì
của mình làm ra mới có giá trị, mới đáng quý, mới giữ gìn cẩn thận :
Khó nghèo cấy mướn làm thuê,
Lấy công đổi của chớ hề lụy ai..
Tuy
các ngài đã biết làm việc với tất cả sức lực của mình rồi, nhưng các ngài biết
rõ con người yếu đuối, sức con người có hạn nên cần có ơn trên phù giúp :
“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”
Đó là thái độ khiêm tốn
con người cần phải có trước vũ trụ bao la.
Con người nhỏ bé giới hạn nên cần phó dâng cho Ông Trời mọi công việc
của mình. Hơn nữa niềm tin của tổ tiên còn xác tín về lòng nhân ái của Trời.
Trời không phụ lòng người. Trời không bao giờ bỏ quên con người :
Trời
nào có phụ ai đâu,
Hay
làm thì giầu, có chí thì nên.
Tin
tưởng vào quyền năng và lòng thương xót vô biên của Ông Trời, con người cứ vững
tâm làm việc không ngơi nghỉ, nhưng đêm ngày vẫn ngước mắt nhìn lên Ông Trời,
khấn vái xin ơn trên độ trì để cho được
mưa thuận gió hòa, giúp con người có một đời sống ấm no :
Lạy Trời mưa xuống
Láy nước
tôi uống
Lấy ruộng
tôi cầy
Lấy đầy
bát cơm
Lấy rơm
đun bếp.
Còn
đối với chúng ta là những Kitô hữu, chúng ta phải hoàn toàn phó thác cho Chúa,
bởi vì mọi sự phải tùng phục quyền năng của Chúa, con người hoàn toàn bó tay
nếu không có ơn trợ giúp của Chúa. Thánh
vịnh 127 đã nói lên tư tưởng đó, chúng ta nên nghiền ngẫm để xác tín về điều đó
:
Ví như Chúa chẳng xây nhà
Thợ nề vất vả cũng bằng uổng công.
Thành kia mà Chúa không canh giữ
Uổng công người trấn thủ canh đêm.
Bạn có thức khuya dạy sớm
Khó nhọc vất vả cũng hoài công.
Còn kẻ được Chúa thương dầu có ngủ
Người vẫn ban cho đủ tiêu dùng.
(Tv 127,1-2)
Vì
thế, Giáo hội dành riêng ngày Mồng Ba Tết cầu xin Chúa thánh hóa ruộng vườn,
mùa màng, cây cối và công ăn việc làm, và xin “Chúa gieo mầu mỡ ngập tràn lối
đi”. Đây cũng là dịp để mọi người
đừng nghĩ rằng của cải là do bay tay lao động của mình làm ra, còn thành quả
khoa học kỹ thuật do khả năng tích lũy bởi bộ óc của con người mà có, nhưng
đừng quên rằng không có gì ngoài sự giúp đỡ và quan phòng của Chúa. Tin như
vậy, nên người dân quê mộc mạc với một tâm tình biết ơn đã nói một cách vô tư :”Làm bởi bay và ban bởi Ta”.
Bước
sang năm mới, mỗi người sẽ dùng quĩ thời gian của mình để phụng sự Chúa và phục
vụ anh em, vì thời gian là của Chúa ban cho con người.
Chúng
ta hãy dâng lên Chúa tất cả những việc chúng ta sẽ làm trong năm mới này, cùng
với những lao nhọc cực khổ chúng ta sẽ gặp phải khi làm việc với tâm tình ca
ngợi tình thương của Chúa vì tất cả đời con là ân huệ Chúa ban. Hãy sống theo lời thánh Phaolô :”Dù ăn, dù uống hay làm bất cứ việc gì, anh
em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10,31).
Lạy Chúa,
Chúa không ngừng sáng tạo vũ trụ càn khôn,
Và muốn cho con người cộng tác vào công trình của Chúa.
Xin đưa mắt nhìn những công việc chúng con phải làm :
Ước gì những công việc đó vừa nuôi dưỡng chúng con,
Vừa mưu ích cho những người chúng con có trách nhiệm,
Lại vừa làm cho triều đại Chúa mau đến.
(Kinh sáng,
thứ ba, tuần III)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim phát
Đà lạt