NHỮNG
VIỆC NHỎ THÔI
+++
Chúng
ta đang ở trong thời gian Mùa vọng chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng Sinh. Trong buổi
thống hối hôm nay, chúng tôi muốn được chia sẻ với các bạn trẻ một đề tài ít
khi các bạn để ý tới, đó là :”Hiệu lực của những việc nhỏ”, dựa
trên lời Chúa Giêsu đã phán :”Ai trung tín trong việc nhỏ thì cũng trung tín
trong việc lớn’(Lc 16,10).
Chúa
Giêsu Hài đồng sống ở làng
Chúa
Giêsu đã cố gắng làm xong những công việc nhỏ nhặt hằng ngày cũng là để chuẩn
bị cho một việc đại sự mà Ngài sẽ thực hiện sau này : Chịu chết để cứu chuộc
nhân loại. Chúng ta hãy noi gương
Chúa Giêu mà nhận biết “hiệu lực của những việc nhỏ” để cố gắng chu toàn nhiệm
vụ đã được giao phó trong tinh thần hy sinh, kiên nhẫn, yêu thương và đầy trách
nhiệm.
I. NHỮNG VIỆC NHỎ TRONG CUỘC SỐNG
Trong
dụ ngôn người quản lý bất lương (Lc 16,1-8), Chúa Giêsu khuyên chúng ta hãy sống trung thực, đừng mưu manh gian dối.
Ngài bảo :”Ai trung thành trong việc rất nhỏ, thì cũng trung thành trong
việc lớn; ai bất lương trong việc nhỏ thì cũng bất lương trong việc lớn”(Lc
16,10). Nói như thế, Chúa Giêsu muốn
khuyên chúng ta đừng bao giờ khinh
thường những việc nhỏ. Việc tuy nhỏ nhưng lại ảnh hưởng đến việc lớn, nhiều khi
việc nhỏ đã làm hỏng cả đại sự.
Trong
cuộc sống hằng ngày ít khi chúng ta gặp những việc lớn mà chỉ gặp những việc
nhỏ, tầm thường. Đời sống con người thường chỉ là một chuỗi những việc nhỏ mọn tình cờ chắp nối
lại. Tách ra từng việc thì hình như
không có giá trị gì, nhưng chính những cái nhỏ đó là những sợi chỉ dệt nên tấm
thảm của đời sống chúng ta.
Cái
nhà đồ sộ nguy nga cũng chỉ là những viên gạch góp lại. Ba vạn sáu ngàn ngày là
mấy, chỉ là những biến cố nhỏ mọn; và tất cả những cuộc sa ngã nặng nề chỉ bắt
đầu bằng những sai lỗi nhỏ mọn. Ta sẽ không sa ngã nặng nề nếu biết đề phòng
đối với những sa ngã nhỏ mọn. Tại sao ta vấp ngã giữa đường ? Không phải những
hòn đá lù lù trước mắt, mà chỉ tại một hòn sỏi con hay một hạt mận làm ta trượt chân.
Giới
trẻ thường trách những người lớn : Người ta bắt tôi làm những việc “không đâu
vào đâu cả, chẳng nhằm nhò gì” ?
Có
thật như vậy không ? Tiếng “không đâu vào đâu” họ nói có nghĩa là không
cần, không quan trọng gì. Nhưng thử hỏi
xem : một cái đồng hồ hảo hạng rút vắn đi một tí giây tóc cũng không đâu sao ?
Một dây đàn vĩ cầm giảm đi một nửa cung cũng không sao đâu ? Thử hỏi hai con ngựa cùng nòi, cùng hung
hăng, cùng đen như nhau, nếu một con điểm một chấm trắng ở trán, dù chấm rất
nhỏ, ta thử hỏi các nhà sành nghề xem họ đánh giá hai con ngựa đó như thế nào ?
Đời
sống chúng ta không coi cái gì là nhỏ. Cái nhỏ cũng có ảnh hưởng lớn đến đời
sống tinh thần. Biết bao thanh niên đã kết thúc cuộc đời bằng đoạn đầu đài vì
lúc còn trong trường khinh khi những việc nhỏ mọn : nói dối, đi chơi với bạn
xấu, chép bài của bạn… Đúng là “tập dữ tính thành”, nết tốt sẽ thành thói quen
và thói xấu cũng trở thành thói quen.
Tại
đâu mà cái nhỏ có ảnh hưởng thế ? Vì ở đời không có cái gì qua đi mà không để
lại vết tích. Mỗi việc qua đi dù là rất nhỏ cũng góp một phần vào việc xây đắp
thói quen.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHỮNG VIỆC NHỎ
1. Trong
đời sống vật chất.
Trong
đời sống vật chất, có những cái nhỏ mà cũng rất cần, rất quan trọng. Có khi vì cái nhỏ nhặt đó mà làm hỏng việc
lớn. Bạn có thể tin được rằng một trận
giao tranh có thể bị thua vì một chiếc đinh không ? Người ta thua trận vì con ngựa của vị đại
tướng được đóng móng sắt lỏng lẻo chỉ vì thiếu một cái đinh. Những cái đinh
khác vì thế cũng dễ tuột, con ngựa thấy nhức nhối khó chịu, thế rồi vấp phải
một chướng ngại vật nào, là đại tướng ngã, rồi bị bắt, bị giết. Đoàn quân mất
tướng, cũng mất tinh thần chạy tán loạn. Đó, một cuộc bại trận chỉ vì một cái
đinh trong móng ngựa.
2.
Trong đời sống tinh thần.
Trong
đời sống tinh thần cũng thế, việc xấu
nhỏ cũng thành thói quen và làm hư con người đi. Con người bị khuất phục bởi
nết xấu. Bạn có biết chuyện Guliver sang
chơi nước Liliput chưa ? Ở cái xứ người lùn ấy, Guliver là một người khổng lồ
thế mà dân Liliput tí hon lại trót chặt Guliver vào được đấy…
Bởi
thế, các bậc khôn ngoan đã cố gắng từ bỏ từng nết xấu nhỏ. Ai bị khuất phục bởi
những khuynh hướng hỗn độn trong những việc bề ngoài coi có vẻ không cần thì cũng rất có thể gạt
lương tâm ra ngoài trong những việc trọng đại.
Những
cái rất nhỏ có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần. Napoléon, một vĩ nhân
của nước Pháp, đã đánh đông dẹp bắc, vẫy vùng khắp Au châu. Nhưng ông chỉ có
một tật xấu rất nhỏ ấy đã làm cho ông bị thất bại, đó là tính tự kiêu. Nhiều
khi chỉ vì coi thường những cái nhỏ mà cuộc đời của ta ra tàn tạ hư hốt.
3. Trong
đời sống thiêng liêng.
Ngày
xưa, Thiên Chúa đã phán với dân
Chúng
ta phải bắt đầu tiêu diệt nết xấu hàng đầu, không nhượng bộ, không thương tiếc.
Nếu nhượng bộ là nuôi ong trong tay áo, rất nguy hiểm.
Truyện
: Người Ả rập và con lạc đà.
Mùa
đông, một người Ả rập ngồi trong lều trại. Thình lình có một con lạc đà đến nói
rằng
-
Ngoài này lạnh lắm, nên xin ông cho tôi
thò mõm vào nhà trại rất ấm áp của ông.
Người
Ả rập thấy không nguy hiểm chi, bèn đáp :
-
Ta vui lòng cho phép ngươi.
Được
giục lòng can đảm bởi bước thành công thứ nhất đó, lạc đà tiếp :
-
Xin ông cho tôi thò cả cái đầu vào.
Người
Ả rập bắt đầu lấy thái độ của lạc đà làm lo ngại, nên trả lời rằng :
-
Thò đầu vào mà thôi đấy.
Sung
sướng vì thành công lần nữa, con vật mưu mẹo và sáng trí xin thò hai chân trước nữa, nó nói :
-
Hai chân này gần đầu lắm,
Người
Ả rập kinh sợ vì nghe lạc đà nài ép, bèn đáp :
-
Hai chân trước mà thôi, không được thò thêm cái gì nữa.
(Ms
Lê văn Thái, Những tia sáng, tập 2, tr 199-200)
III. HÃY TRUNG TÍN TRONG VIỆC NHỎ
Các
bạn trẻ có lẽ không bao giờ có những trách nhiệm to lớn, nặng nề, nhưng những
nghĩa vụ chẳng lớn thì nhỏ thì chắc chắn đòi hỏi nơi các bạn rất nhiều: nghĩa
vụ đối với Thiên Chúa, đối với đồng bào, với Giáo hội, với Tổ quốc. Việc tôi nói với các bạn đây chắc bạn sẽ cho
là nặng nhọc, nhưng vẫn phải làm bởi vì nó cần cho danh giá con người. Sống
trên đời không phải chỉ để hưởng sung
sướng, để thỏa mãn sự vui thích mà là để “LÀM VIỆC BỔN PHẬN”, hoàn thành công
việc mà Chúa đã trao phó cho, như Chúa Giêsu đã phán :”Lương thực của Thầy
là thi hành ý muốn của Cha Thầy”(Ga 4,34).
Chúng
ta cũng luôn phải nhắc lại lời Chúa đã
dạy trên đây. Nhiều thanh niên còn há miệng chờ ho đợi đến lúc cao hứng vui
thích mới học tập, mới thực hiện thì quá muộn và cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Phải bắt tay vào việc ngay. Ông Horace
đã nói rất chí lý :”Bắt đầu làm tức là đã được một nửa rồi”.
Chúng
ta có thể thực hiện bổn phận trên theo hai bình diện tiêu cực và tích cực.
1. Trên
bình diện tiêu cực.
a) Tránh
dịp nguy hiểm.
Những
dịp nguy hiểm nhỏ nhoi coi như chẳng đáng kể nhưng nếu không biết đề phòng thì
sẽ bị rơi vào những nguy hiểm lớn hơn và lúc đó mới thực sự là vấp ngã thê
thảm. Như lời Thánh Kinh nói :”Qui amat periculum, in illo peribit”(Kn 3,27)
: ai yêu sự nguy hiểm sẽ rơi vào sự nguy hiểm đó. Có những bạn trẻ coi thường những dịp tội như
đọc sách xấu, xem những phim không nghiêm túc… coi như không đáng kể, không ảnh
hưởng gì vì chỉ có ý để hiểu biết, nhưng vô tình mang trong đầu óc những tư
tưởng xấu để đi dần đến tội nặng nề vì như ngưới ta nói : “Chơi dao có ngày
đứt tay” hoặc “Đi đêm lắm có ngày gặp ma”(Tục ngữ).
Truyện
: Nuôi hổ trong nhà.
Một
hôm, ông hoàng xứ Ba tư đi săn. Ông may mắn vì giết được con hổ to nhất trong
rừng ngày hôm đó. Ông mang con hổ con về nhà nuôi, con hổ con rất đẹp. Ngày nào ông cũng vuốt ve, chơi với con hổ
con ấy, đi đâu cũng mang đi theo. Cả khi con hổ con đã lớn khá, ông cũng vẫn
mang nó đi theo như thế. Hổ tiếp tục lớn đầy cỡ, cả khi ấy, ông hoàng vẫn tiếp
tục dắt con hổ thuần thục này đi dạo phố.
Con hổ hiền đến nỗi, trẻ con thích đến vuốt ve nó.
Một
hôm, ông hoàng đang chơi và vật nhau với con hổ ấy, tự nhiên, vô ý, hổ cắn xợt
da tay ông ra, tay ông chảy máu. Vừa
được nếm mùi máu thì hổ quay vào và cắn xé ông hoàng ra từng mảnh (Diamond,
Đồng cỏ non, tr 33-34).
Những
nết xấu ngay từ đầu không chịu sửa trị, nó sẽ lớn dần lên, một ngày nào đó
không thể sửa trị được nữa và chính nó sẽ chế ngự con người ta. Đúng là :
Bé
ăn trộm gà
Cả
ăn trộm trâu
Lâu
lâu làm giặc.
b) Đừng
trốn trách nhiệm.
Nhiều
bạn trẻ không có can đảm lãnh nhận trách nhiệm về những việc mình làm mà chỉ
biết đổ lỗi cho hoàn cảnh hay đổ lỗi cho người khác. Họ hành động như đứa bé dưới đây : Cháu mới
chập chững biết đi, kéo chiếc ghế nhỏ của cháu vào bếp và rán leo lên trên cái
máy lạnh. Tôi thấy vậy, vội chạy lại, nhưng không kịp, cháu đã té xuống sàn
nhà. Tôi đỡ cháu đứng dậy, và cháu vừa đá mạnh vào chiếc ghế, vừa la : “Cái ghế
chết toi này, mày làm tao ngã”.
Trẻ
con nghĩ như thế và hành động như thế và cho là phải. Nhưng người lớn mà hành động vô ý thức như
vậy thì thật là tai hại. Thực ra, loài người, từ hồi mới sinh ra , đã có thói
trách người khác về những thất bại hoặc những lỗi lầm của chính mình. Thì chính
cụ Adong đã tự bào chữa bằng cách đổ lỗi cho bà cụ Evà :”Chính con mụ này xúi
con, nên con mới ăn trái cấm đó”.
Muốn
trở thành con người trưởng thành thì phải tập nhận lấy trách nhiệm về mình,
nhìn thẳng vào đời và quyết tâm tin rằng mình không còn là con nít nữa, nếu có
trượt chân té thì đừng tìm cái ghế mà đá.
Truyện
: Chịu đòn thay.
Hồi
xưa, ở bên Anh, dưới các triều dòng vua Tudor, các hoàng tử thích một chế độ
đặc biệt, gọi là chế độ “chịu đòn thế” (The Whipping boy). Hễ là hoàng
tử thì dù bị tội nặng mấy đi nữa, thầy học cũng không dám đánh, e mang tội phạm thượng : cho nên người ta mướn
tiền một đứa trẻ để chịu đòn thế cho các hoàng tử. Chân “chịu đòn thế” đó, có thời phải cầu cạnh mới được, vì
chẳng những lương đã cao mà còn có nhiều cơ hội để thăng chức.
Ở
nước ta không có chế độ đó, những hoàng tử khi đã lớn tuổi mà mắc một tội nặng,
thì có khi thầy học phải chịu đòn thay, lấy lý rằng thầy không biết dạy nên hoàng tử mới mắc lỗi.
Ngày
nay, chế độ đó đã biến sau đám sương mù dầy đặc của thời gian, nhưng hạng người
mà tinh thần còn con nít, luôn luôn tìm người để chịu lỗi thay cho mình, thì
vẫn nhan nhản chung quanh ta. Nếu họ không kiếm được người để trút lỗi, thì họ
trách thời buổi là bấp bênh, đời sống hiện đại là không có gì bảo đảm, thế giới
là hỗn độn (Nguyễn hiến Lê dịch, Luyện tinh thần, 1967, tr 21-22).
2. Trên
bình diện tích cực.
Mỗi
người có một bổn phận phải làm tròn. Bổn phận mỗi người một khác, không ai
giống ai, nhưng đều có trách nhiệm phải chu toàn. Đời sống của loài người là một tấn trường
kịch, chính Thiên Chúa đã cắt cử các vai. Nhận vai này hay vai khác không quan
trọng bằng đóng đúng hay sai lạc với vai của mình. Điều cần thiết là “đóng vai
ấy thế nào” chứ không phải vai trò mình đóng. Có thể người ta huýt còi người
đóng vai vua mà lại hoan hô vai thằng hề !
Các
bạn trẻ hãy trung thành trong việc bổn phận. Bạn hãy làm việc bổn phận và nhất
là cả những việc bạn không cảm thấy hứng
thú. Giá trị đời sống không phải ở sự
thỏa mãn của ham muốn mà ở việc bổn phận được làm đầy đủ.
Báo
chí có đăng tin hai nhà leo núi can đảm, một thổ dân dẫn đường tên là Tensing
và một người Anh tên Hillary đã đạp chân trên đỉnh Everest cao ngót 9000 mét,
đỉnh núi cao nhất thế giới. Ngày hôm sau hai nhà tham hiểm này đã trở thành hai
vị anh hùng. Họ được nữ hoàng
Thói
thường chúng ta ai cũng sùng mộ những anh hùng, những công trình vĩ đại. Nhất
là những bạn trẻ bao giờ cũng mơ ước những kỳ công bất hủ, bao giờ cũng muốn
mưu đồ đại sự. Họ nghĩ rằng chỉ có việc lớn mới xứng đáng cho họ làm. Nhưng cơ
hội để làm công việc lớn hiếm lắm, trái lại, ai lại chẳng có dịp để làm những
việc nhỏ ? Những việc nhỏ ấy càng cao
quí vì đó là những công việc thường làm trong âm thầm, trong lặng lẽ, trước sự
hờ hững của mọi người. Chỉ có những tâm hồn cao thượng mới có thể làm những
công việc mà không cần người chứng kiến.
Chúng
tôi đồng ý với ông Andrew Carnegie khi ông khuyên các bạn trẻ :”Hãy ước mơ
những việc cao cả” (Soyons rois dans nos rêves), nhưng chúng tôi muốn nhấn thêm… song trước đó
các anh “hãy làm xong những việc nhỏ đã”. Biết tập mình làm xong những việc nhỏ hằng
ngày tức là dự bị để làm những việc lớn sau này (Phạm cao Tùng, Tôi có thể nói
thẳng với anh, tr 119).
Phải
làm việc, nhưng phải làm một cách tận tâm. Chính làm việc cách tận tâm có thể
làm cho tâm hồn trở nên cao thượng, việc làm giở giang hay hời hợt bên ngoài
lại rất có hại. Thà ngồi không còn hơn làm việc một cách chán nản, vô lương
tâm, việc làm như thế chỉ là ảo ảnh của lương thiện, hay chỉ là một sự dối trá.
Truyện : Làm việc với
lương tâm trách nhiệm
Trong
cuốn “Chí khí người thanh niên”, Đức Cha Tihamer Toth đã kể lại cho chúng ta
câu chuyện về nhà điêu khắc Michel Ange làm việc như thế nào.
Một
lần, có một người bạn của Michel-Ange đến thăm ông. Người bạn đó ngạc nhiên vì
thấy ông vẫn hí hoáy mãi trước một pho tượng :
-
Tôi thấy công việc của anh không thấy khác hơn hôm trước được tí nào.
Nhà
nghệ sĩ trả lời :
-
Trái lại, tôi đã sửa chữa được nhiều lắm. Đây tôi bớt đi một ít đất sét, làm
nổi bật vết nhăn này, uốn mềm lại nét khác, làm cho cái miệng tươi hơn lên.
-
Những cái đó nhỏ nhặt quá.
Michel
Ange mỉm cười trả lời lại :
-
Đúng, nhưng chính những cái nhỏ nhặt này
làm cho pho tượng được hoàn mỹ hơn và sự hoàn mỹ lại không phải là sự
nhỏ nhặt.
Một
lần tôi đến thăm nhà thờ thành
-
Làm những việc công phu ấy để làm gì ? Ở dưới có ai trông thấy những pho tượng
ấy không ?
Nhà
điêu khắc trả lời :
-
Ở dưới người ta không trông thấy, nhưng đã có Thiên Chúa trông thấy ! Đấng
Thượng Đế nhìn xem công việc của tôi và như thế là đủ (Tihamer Toth, Chí khí
người thanh niên, tr 144).
KẾT
LUẬN
Chúng
ta đang ở trong thời gian chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng sinh. Chúng ta hãy chuẩn bị ngắm xem Chúa Hài đồng.
Ngài là Vua cao cả đã từ bỏ mọi vinh quang của một vị Chúa Tể vũ trụ để trở nên
con người phàm, trong thân hình một hài nhi bé bỏng, yếu đuối, hèn hạ. Rồi nay mai Hài nhi này lớn lên trong khung cảnh
một làng ít ai biết đến : làng
Chúng
ta hãy noi gương Đức Giêsu ở làng
Ước
gì chúng ta hãy trở nên những tôi tớ trung tín để được Chúa chúc phúc cho và Chúa sẽ nói với
chúng ta trong ngày sau hết bằng những
lời êm ái dịu dàng :”Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương
quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thưở tạo thiên lập địa”(Mt 25,34). Nếu
chúng ta biết trung thành trong những việc nhỏ, biết kiên nhẫn và hy sinh chu
toàn nhiệm vụ thì chắc chắn Chúa sẽ thưởng công lớn.
Truyện
: Trung thành trong bổn phận.
Trong
châu thành kia có một kho thuốc súng thật lớn. Trước cửa có một tấm bảng đề chữ
“Cấm hút thuốc” và có một anh lính giữ cửa ấy.
Một
hôm có một sĩ quan đi xem xét cả thành. Ông đi vào cửa kho thuốc súng này. Anh
lính gác giơ tay cản lại không cho vào, vì ông kẹp điếu xì gà. Ông cứ bước vào,
không kể đến anh . Anh sẽ vì bội tinh đỏ
chói của ông mà nín đi không ? Không ! Anh vừa giơ tay chỉ tấm bảng vừa nói :
-
Thưa, có lệnh cấm hút thuốc.
Viên
sĩ quan cứ tiến vào. Anh bước tới và gạt điếu xì gà khỏi tay ông. Ông dừng lại,
vừa trợn mắt vừa hỏi :
-
Anh tên chi ? Họ chi ? Ở đâu ?
Bấy
giờ anh lính dường như có sự hối hận và lo lắng lắm. Nhưng có một tia hy vọng
làm cho anh vững lòng. Ay là dầu vì phận sự mà anh bị đuổi ra và thất nghiệp,
con và vợ anh phải chết đói đi nữa, anh cũng vui lòng luôn, miễn làm tròn phận
sự là được rồi. Trọn ngày ấy anh vẫn lo buồn, vì không biết rồi sẽ ra sao.
Chiều
ấy có một tờ trát đem đến cho anh. Run lập cập anh cầm tờ giấy, đọc không ra
chữ. Trát đòi anh đến dinh quan võ. Bấy giờ trí anh như tơ vò. Đến đây rồi bị
đuổi, vợ con anh sẽ lấy gì nuôi sống ?
Cái ý tưởng ấy vẩn vơ trong trí anh. Đi đến nơi mà anh không hay. Kìa,
quan võ gọi tên anh. Vui biết bao cho anh. Quan bước lại, vỗ vai anh, cười và
bảo rằng :
-
Anh thật trung tín, tôi khen anh, chớ sợ. Hãy đến tôi trao cho anh coi sóc kho
bạc thế cho tôi. Hỡi anh trung tín trong
việc nhỏ, tôi tin anh nơi việc lớn. Hãy làm trọn bổn phận như trước.
Anh
lính vui lắm, vì từ địa vị lính thấp thỏi mà nhờ lòng trung thành anh được bước
lên được địa vị sang hơn nhiều, là làm quản lý tài chánh (Ms Lê văn Thái, Những
tia sáng, tập 2, 1965, tr 345-346).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt