Thứ Ba tuần 28 Thường niên
Suy niệm Rô-ma 1:16-25
Từ
trời, Thiên Chúa mặc khải cơn thịnh nộ của Người. (Rô-ma 1:25)
Vô luân và bất chính, giam hãm chân lý, những chọn lựa bất
chính, theo thánh Phao-lô, những điều này là những thứ xấu xa tội lỗi sẽ phải
chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Mặc dù
ngài sử dụng những từ này để diễn tả thế giới trong thế kỷ thứ nhất sau công
nguyên, thánh Phao-ô cũng có thể rất dễ dàng viết về thế giới hôm nay. Ngài có thể dễ dàng viết về những cõi lòng
đen tối nhất của tâm hồn mỗi người chúng ta.
Đây thực sự là một danh sách bất lợi, nhưng chúng ta có thể
làm gì đây? Liệu chúng ta có thể thay đổi
tâm hồn mình, một mình thuyết phục người khác hãy từ bỏ tội lỗi và gần với Chúa
không? Thậm chí chúng ta có thể bắt đầu
cảm thấy sứ điệp Tin Mừng như là “lỗi thời” khi so sánh với những chứng lý được
đánh bóng của thế gian và những biện giải chúng ta đưa ra để bênh vực cho những
lỗi lầm của mình.
Tin vui là lý giải của con người không đủ để thay đổi chúng
ta và thế giới, nhưng chúng ta cần phải có sức mạnh của Thiên Chúa! Tin Mừng nói với toàn thể thế giới câu chuyện
về một Thiên Chúa quá yêu thương từng người chúng ta đến nỗi không ngừng theo
đuổi chúng ta, thậm chí còn hy sinh Con của Người vì tội lỗi chúng ta. Như
thánh Phao-lô đã viết, sứ điệp Tin Mừng này thực sự là “sức mạnh Thiên Chúa
dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin” (Rô-ma 1:16)!
Bạn hãy nhìn vào đời sống mình. Những biến cố nào đã gây nên một ảnh hưởng
thiêng liêng trên bạn? Điều gì đã làm
cho bạn đổi mới đức tin của mình hoặc giúp bạn tiến thêm một bước tới gần Chúa
hơn? Có thể bạn đã nghe một bài giảng
khuấy động tâm hồn. Có thể bạn cảm động
do đức tin sâu xa của một ai đó. Có thể
do một cuốn sách bạn đã đọc. Dù là gì
chăng nữa thì tự thâm tâm vẫn là lời gọi không ngừng của Thiên Chúa đã thay đổi
bạn. Người ta có thể bị thuyết phục do
lý luận, hoặc người ta có thể chuyển lòng do lý lẽ cảm xúc; nhưng chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể đem lại
sự biến đổi sâu xa và lâu bền trong tâm hồn con người.
Đó là tin vui! Dĩ
nhiên, chúng ta phải rao giảng Tin Mừng, chúng ta còn phải giảng bằng lời nói nếu
cần. Chúng ta giống như cái loa Thiên
Chúa dùng để phóng đại lời Người kêu gọi mỗi người chúng ta. Nhưng cuối cùng, lời chứng của chúng ta cốt để
chỉ cho người ta đến với Chúa Giê-su.
Người là Đấng sẽ xâm nhập lương tâm họ và biến đổi cuộc sống họ.
“Lạy Chúa Giê-su, con không hổ thẹn vì Tin Mừng! Qua Tin Mừng, Chúa kêu gọi mỗi người hãy chia
sẻ sự sống của Chúa. Lạy Chúa, xin cho
hành động và lời nói của con phóng đại lời kêu gọi ấy để mọi người con gặp đều
có thể nghe được!”