Thứ
Hai tuần 10 Thường niên
Suy niệm
Mát-thêu 5:1-12
Lễ thánh Ê-phrem, phó tế và tiến sĩ Hội Thánh
Người lên tiếng dạy họ. (Mát-thêu 5:2)
Từ nhiều năm, các học giả và thần học gia
đã tranh luận về cấu trúc và ý nghĩa của Bài giảng trên núi. Có thực Chúa Giê-su đã ban
một “bài giảng” trong khung cảnh như Mát-thêu mô tả ở đây hay không? Nhiều nhà chuyên môn không
chắc chắn về điểm này. Một số người đưa ra những tương đồng cũng như dị biệt so với “Bài
giảng trên cánh đồng” trong Tin Mừng Lu-ca (Lu-ca 6:17-49) để chứng tỏ những lời
nói của Chúa thật là uyển chuyển.
Có lẽ bài giảng này thực sự là một tổng hợp rất độc đáo, do
Mát-thêu thu thập lại từ nhiều giáo lý Chúa Giê-su đã
dạy trong quá trình tác vụ của Người.
Đan kết tất cả lại thành một bài giảng dài mà Chúa Giê-su đã dạy trên một
ngọn đồi, Mát-thêu làm cho người đọc nhớ lại ông Mô-sê, là người cũng đã đem lề
luật của Thiên Chúa xuống cho dân chúng tụ họp trên triền núi. Đối với Mát-thêu, lời giảng
của Chúa Giê-su là một lề luật mới, giống như chính Chúa Giê-su là sự kiện toàn
lề luật Mô-sê, người làm luật nguyên thủy.
Nhìn lại những vấn đề này cũng như những vấn đề tương tự được
nêu lên trong những đoạn Tin Mừng khác, một số điều xem ra rất rõ ràng. Có một điểm là dường như cả
bốn tác giả sách Tin Mừng đều muốn trình bày những gì còn hơn cả việc ghi lại lịch
sử nữa. Các
ngài còn là những nhà thần học mang sứ mệnh ngôn sứ, chứ không phải như các ký
giả báo chí. Các ngài được Thiên
Chúa ủy thác việc vẽ lên dung mạo Chúa Giê-su, những dung mạo sẽ tồn tại cho đến
tận thế. Thánh Thần hoạt
động qua bốn vị này, ban cho họ sức mạnh để thiết lập một di sản cho toàn Giáo
Hội mà không một bản tiểu sử nào có thể thực hiện nổi.
Theo phương thức của riêng mỗi người, các
thánh sử này đã đem sứ điệp Tin Mừng đến tận cùng thế giới. Các ngài không phải là những nhà truyền giáo
rao giảng đi khắp đó đây như thánh Phao-lô và Ba-na-ba, nhưng bằng cách viết xuống
tất cả những điều Thánh Thần đã tỏ ra cho mình, các ngài “mang” câu chuyện và con
người của Chúa Giê-su đến với hằng triệu triệu người. Các ngài đã giúp cho Thánh Thần đi vào hết thế
này qua thế hệ khác, mang theo những chân lý Chúa
Giê-su là Đấng nào và đã làm gì cho chúng ta.
Chúa Giê-su cũng muốn trao sứ mệnh cho bạn. Có thể bạn không phải là nhà
truyền giáo đi khắp thế giới, nhưng bạn có thể đem Tin Mừng vào thế giới và trở
thành một đại sứ cho Chúa Ki-tô. Chỉ cần để cho lời Tin Mừng chìm sâu vào tâm hồn, bạn đang lót đường
cho Thánh Thần đến với mọi người bạn gặp gỡ. Tóm lại, Người càng sống động trong bạn, Người
sẽ càng có thể hoạt động qua bạn!
“Lạy Chúa Giê-su, con
muốn biết Chúa nhiều hơn nữa. Xin Chúa mở
mắt tâm hồn con, để con có thể nghe tiếng Chúa và lãnh nhận đức khôn ngoan của
Chúa”.