Thứ Sáu tuần IV mùa Chay

Suy niệm Khôn Ngoan 2:1, 12-22

 

Ta hãy gài bẫy hại tên công chính.  (Khôn Ngoan 2:12)

 

          Đoạn Sách Thánh này có thể dễ dàng được hiểu là lời tiên tri về Chúa Giê-su.  Chắc chắn Chúa chính là “tên công chính” đã khiển trách giới lãnh đạo Do-thái vì những “lỗi phạm lề luật”.  Người bị hành hạ và bị xử tử với “cái chết tủi nhục” vì đã gọi Thiên Chúa là Cha (Khôn Ngoan 2:12, 20).

          Nhưng khi đoạn văn này được viết khoảng năm 200 trước công nguyên, thì tác giả ám chỉ những người Do-thái sống tại Ai-cập đã bị bách hại.  Thực vậy, đoạn văn này phác họa một bức tranh thực tế thật đẹp về những gì các người trung thành mọi thời phải đối phó.

          Chúa Giê-su nói rằng một người môn đệ bỏ mọi sự mà theo Người thì họ sẽ nhận được nhiều phúc lành, cùng với “những bách hại” (Mác-cô 10:30).  Tối tăm không khi nào thoải mái với ánh sáng.  Những người thánh thiện nhất đang khi được nhiều người yêu mến, thường lại là mục tiêu của những thù ghét và lăng mạ xấu xa nhất.  Thánh A-nê đã chọn giữ đức trinh khiết và từ chối kết hôn với một người quý tộc Rô-ma, nên cô đã bị xỉ nhục và bị giết.  Thánh Biển-đức suýt bị đầu độc do những tu sĩ không muốn nghe lời ngài sửa sai trong tinh thần huynh đệ.  Thậm chí thánh Tê-rê-xa Calcutta còn bị chế giễu do một số những tác giả không ưa thái độ hết lòng giúp đỡ người nghèo của bà!

          Không ít người trong chúng ta đã phải lo lắng về việc mình bị chế giễu công khai vì đức tin của chúng ta.  Chúng ta cũng chẳng nên tìm kiếm những bách hại như thế.  Tuy nhiên, chúng ta có thể cố gắng có thái độ của những vị thánh này.  Các ngài không lo lắng về điều người ta nghĩ về các ngài, vì các ngài còn bận làm vui lòng Thiên Chúa, thậm chí việc làm vui lòng Thiên Chúa đã khiến cho các ngài phải đối đầu với những triết lý phổ biến của người đời.

          Đôi khi sống đạo đức có nghĩa là phải nói lên khi chúng ta thấy điều sai trái.  Đôi khi sống đạo đức cũng có nghĩa là giữ miệng lưỡi và thinh lặng cầu nguyện.  Nhưng đặc biệt nhất, sống đạo đức có nghĩa là đem sự hiện diện của Thiên Chúa vào mọi hoàn cảnh khi chúng ta có thể, thậm chí vào những nơi chúng ta gặp thù nghịch.  Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta quyết định khi nào phải lớn tiếng hoặc khi nào phải âm thầm làm chứng cho Chúa Ki-tô.  Nếu chúng ta hết sức cố gắng sống cách nào để làm vinh danh Chúa và tôn trọng những người chung quanh, thì chúng ta sẽ biết được phúc lành của Chúa, bất kể chúng ta có được tiếp nhận hay không.

 

          “Lạy Chúa, xin giúp con đem tình yêu và bình an của Chúa đến với những người bị trầm cảm và thử thách chung quanh con”.