Thứ Hai tuần II mùa Vọng
Suy niệm Lu-ca 5:17-26
Ở
dưới đất này, Con Người có quyền tha tội. (Lu-ca 5:24)
Chúng ta không phải lấy làm lạ là Chúa Giê-su muốn nói gì với
những người đã chứng kiến việc Người chữa lành và tha tội cho người được thả
qua mái nhà xuống trước mặt Người. Người
đã nói lên điều này hết sức rõ ràng: Người
là Đấng có quyền bính.
Chúa Giê-su có quyền
trên tội lỗi. Ai có thể tha tội lỗi
ngoài một mình Thiên Chúa ra? Đúng vậy,
không ai có thể. Do đó khi Chúa Giê-su
nói: “Tội con đã được tha” thì ai nghe
thấy cũng đều lấy làm khó chịu. Trong đoạn
Tin Mừng này, Chúa Giê-su cho chúng ta thấy Người có quyền xóa đi vết nhơ tội lỗi
và làm cho chúng ta nên công chính trước mặt Thiên Chúa. Không những Người lau sạch linh hồn chúng ta
mà Người còn có thể giải thoát chúng ta khỏi những thói quen tội lỗi vẫn tiếp tục
làm cho chúng ta vấp ngã, khỏi những thói quen như bẳn gắt hoặc miệng lưỡi độc
địa. Người có thể đập tan sức mạnh của mặc
cảm tội lỗi và hổ thẹn về quá khứ để chúng ta thấy được tương lai Người dành
cho chúng ta sáng lạn như thế nào. Người
thực hiện tất cả những điều này là vì Người đã gánh lấy tội lỗi chúng ta và tước
đoạt sức mạnh của nó đi, đóng đinh nó vào thập giá của Người (Cô-lô-xê
2:14-15). Đó chính là uy quyền!
Chúa Giê-su có quyền
trên sự yếu đau. Khi nhóm Pha-ri-sêu
bắt bẻ Chúa Giê-su về việc Người khẳng định có quyền tha tội, Người đã chứng
minh quyền tha tội bằng cách chữa lành người bệnh. Nếu Người có thể chữa lành cho người bại liệt
mà chỉ phán một lời thôi, thì chắc chắn Người cũng có thể xóa đi tội lỗi! Có thể bạn biết một người nào đó đã được chữa
lành nhờ cầu nguyện hoặc trong một Thánh lễ chữa lành, trong một buổi họp cầu
nguyện, hoặc trong một hoàn cảnh nào đó.
Một số những sự kiện chữa lành này thật đáng kể như ung thư hết hẳn, một
số khác khiêm tốn hơn như hết một cơn nhức đầu!
Nhưng dù lớn hay nhỏ, vẫn có những người chung quanh chúng ta có thể chứng
thực rằng Chúa Giê-su vẫn còn tiếp tục chữa lành.
Chúa Giê-su không thi hành uy quyền của Người như một bạo
chúa. Người không bị thúc đẩy do lòng
tham lam hoặc xảo trá để tạo quyền lực.
Không phải vậy, nhưng Người là một nhà lãnh đạo khôn ngoan, một đức vua
công chính, một vị chúa giàu lòng xót thương.
Chúng ta chẳng có gì phải sợ Người.
Không cần phải né tránh Người hoặc cố gắng khúm núm trước ngai tòa Người. Thực vậy, ở dưới uy quyền của Người là điều
chúng ta có thể cảm nghiệm được dễ nhất qua bí tích hòa giải. Còn ai khác có thể tha thứ tội lỗi chúng ta
và chữa lành tâm hồn chúng ta?
“Lạy Chúa Giê-su, con
tin rằng Chúa là Chúa và Thiên Chúa của con.
Xin Chúa hãy đến và chủ trị trên con.
Con muốn trải qua những ngày sống ở dưới bóng che chở của uy quyền Chúa”.