Thứ Năm tuần 13 Thường niên
Suy niệm Mát-thêu 9:1-8
Đứng dậy, vác
giường mà đi về nhà. (Mát-thêu 9:6)
Bài
đọc thứ nhất hôm nay đôi khi được gọi là cuộc “trói I-xa-ác lại”, theo như cách
thức ông Áp-ra-ham đã trói con trai ông lại khi ông chuẩn bị dâng hy lễ cho
Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều biết câu
chuyện kết thúc ra sao: Vì ông Áp-ra-ham
khiêm nhường và vâng lời Thiên Chúa, ngay cả đến độ sẵn sàng bỏ đi đứa con trai
duy nhất, nên ông đã được Chúa cho phép “cởi trói” I-xa-ác và giết con dê để
thay thế hy lễ.
Đọc
câu chuyện này dưới ánh sáng Tân Ước, chúng ta có thể thấy câu chuyện ấy là
hình ảnh tiên báo việc Thiên Chúa đã không cởi trói cho Con của Người bị đóng
đinh trên thập giá. Ngay cả khi dân
chúng la ó: “Bây giờ hắn cứ xuống khỏi
thập giá đi, thì chúng ta tin hắn liền” (Mát-thêu 27:42), nhưng Thiên Chúa
không thả Chúa Giê-su ra, rồi ngay Chúa Giê-su cũng không tự mình thoát khỏi thập
giá. Trái lại, để cho mình bị đóng vào
thập giá, Chúa Giê-su đã giúp mỗi người chúng ta được cởi trói. Người đã bẻ gãy xiềng xích tội lỗi và sự chết,
làm cho tất cả chúng ta được tự do!
Qua
suốt cuộc sống trên trần gian, Chúa Giê-su đã thi hành một tác vụ cởi
trói. Người đã trừ khử ma quỷ và ách nô
lệ của chúng. Người đã giải thoát người
ta khỏi những bệnh tật thể xác. Với lời
tha thứ, Người đã giải phóng những kẻ khác khỏi những mặc cảm tội lỗi và hổ thẹn. Như chúng ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay,
Người thường cởi trói cho người ta không chỉ trên một phương diện mà thôi. Câu chuyện hôm nay cho thấy việc chữa lành thể
xác đưa tới một cuộc giải phóng khỏi tội lỗi.
Vậy
trong những ngày này, bạn cảm thấy được tự do như thế nào?
Cũng
là bình thường khi nhận thực rằng trong tâm hồn chúng ta vẫn còn nhiều lãnh vực
cần phải được cởi trói. Thực vậy, chẳng
ai trong chúng ta là hoàn hảo đâu! Thiên
Chúa không trông mong chúng ta lúc nào cũng hoàn hảo. Điều Người muốn là có những tâm hồn rộng mở, là
con người ta sẽ khiêm nhường và để cho Người tiếp tục tháo cởi những nút thắt
đang giữ chúng ta lại. Có thể đó là một
thói quen đã biến thành một cơn nghiện. Có
thể là một mặc cảm về tội lỗi không được tha thứ hoặc một sự thù hằn đối với một
người đã làm tổn thương chúng ta. Cũng
có thể là một cái nhìn méo mó về hình ảnh Thiên Chúa và cách Người nhìn chúng
ta. Bất kể đó là gì, chúng ta đều có thể
mang nó đến trước mặt Chúa và xin Người cởi trói cho chúng ta.
Vậy
bạn hãy vững tiến và để cho Chúa tháo gỡ những gì ràng buộc bạn.
“Lạy Chúa Giê-su, con ao ước cảm nghiệm được
sự do sâu xa hơn của người con Chúa. Xin
Chúa hãy đến và giải phóng con!”