Thứ Tư tuần 21 Thường
niên
Suy
niệm 2 Thê-xa-lô-ni-ca 2:6-1-.16-18
Phải xa
lánh mọi người sống vô kỷ luật. (2
Thê-xa-lô-ni-ca 3:6)
Nhiều
cha mẹ của các em nhỏ thấy phương thức hữu hiệu để ngăn chặn những thái độ
không đúng của chúng là bắt chúng “ngưng nghỉ”, ngồi yên trên ghế và quay mặt
vào tường, có thể không được phép nói chuyện hoặc chơi đùa.
Cũng
vậy, thánh Phao-lô đưa ra một lối “ngưng nghỉ” khi ngài bảo tín hữu
Thê-xa-lô-ni-ca phải “xa lánh” một số anh chị em gieo mầm chia rẽ. Rõ ràng cộng đoàn này đã có bàn tay những kẻ
gây rối, không muốn làm việc và lợi dụng lòng quảng đại của anh chị em trong
Chúa Ki-tô (2 Thê-xa-lô-ni-ca 3:6.11-12).
Những
lời này của thánh Phao-lô có thể đánh động chúng ta rất nhiều. Đâu là yêu thương? Đâu là lòng thương xót? Chắc chắn đó không phải là những điều tín hữu
Thê-xa-lô-ni-ca đang cố gắng thực hành.
Nhưng như bậc cha mẹ nhìn ra trông rộng, thánh Phao-lô đã ý thức rằng
những thiện ý này của ngài có thể gặp phản ứng và lại còn khiến cho họ tăng
thêm những tính xấu nữa. Nhưng thay vì
buông xuôi, đây là lúc để cho lòng yêu thương cứng rắn hành động. Tất cả những điều khác chỉ làm cho thói ươn
lười và ngồi lê đôi mách của họ càng mạnh hơn.
Và như thế, tình trạng này sẽ làm cho Giáo Hội bị phân rẽ thêm.
Còn
chúng ta thì sao? Những lời của thánh
Phao-lô có cho phép chúng ta tránh những người sống như thế không? Không đâu.
Chúng ta phải luôn nhìn họ như là anh chị em chúng ta. Dĩ nhiên có những hoàn cảnh nghiêm trọng
chúng ta phải quyết định rút lại mối tương quan với họ. Nhưng cắt đứt mối tương quan với những người
sống mà làm phiền hà chúng ta thì không nên là quy luật tất nhiên của chúng ta.
Bạn
hãy nhớ thánh Phao-lô cũng nói rằng kỷ luật phải được áp dụng trong tình yêu
thương, với cái nhìn mong cho người xúc phạm chúng ta hãy trở về trong vòng tay
của gia đình. Rồi ngài cũng đưa ra hướng
dẫn thật giá trị gồm hai cách thức quan trọng:
“Hãy làm việc thiện, đừng sờn lòng nản chí”, nghĩa là hãy tiếp tục quảng
đại đáp lại những nhu cầu thực sự của họ;
và “Hãy khuyên bảo họ như người anh em”, nghĩa là giao tiếp với họ trong
tình thương yêu, chứ không phải tự kiêu tự đại (2 Thê-xa-lô-ni-ca 3:13.15).
Đối
với Ki-tô hữu thời xưa, hiện tại và tương lai, điểm cốt yếu là lệnh truyền của
Chúa Giê-su: “Anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy yêu thương anh em” (Gio-an 15:12).
Rồi không ai trong chúng ta sẽ bị kỷ luật “ngưng nghỉ” khi chúng ta tìm
cách thực hành lệnh truyền ấy!
“Lạy Chúa Giê-su, xin ban cho con được chia
sẻ tình yêu thương nhau và mọi người con biết.
Xin giúp con nhìn họ với lòng nhân từ và cảm thông. Xin Chúa cho con thấy phải yêu thương họ cách
nào để đưa họ đến gần Chúa mỗi ngày một hơn”.