TUẦN 3 MÙA THƯỜNG
NIÊN (21
– 27 tháng 1 năm 2018)
(Tôi phải làm gì trong mỗi giờ
cầu nguyện? Hoặc cách sử dụng tập tài liệu
này:
Mỗi ngày trong giờ cầu nguyện,
bạn hãy theo thứ tự sau đây trong phương pháp nguyện gẫm của thánh Inhaxiô Loyola (Linh Thao). Bạn bắt đầu bằng cách đọc “Điều suy nghĩ và cầu
nguyện mỗi ngày trong tuần”. Sau đó tiến
sang các bước “Sự hiện diện của Chúa”, “Sự tự do” và “Ý thức”, để giúp bạn chuẩn
bị lắng nghe Lời Chúa. Trong bước lắng nghe “Lời Chúa”, bạn lấy bài Kinh
Thánh của từng ngày trong tuần được in kèm theo. Ngay sau
bài Kinh Thánh là những điểm gợi ý giúp bạn suy niệm, hoặc bạn có thể dùng những
gợi ý của riêng bạn. Sau đó, bạn trở lại
phần “Tâm sự với Chúa” và phần “Kết thúc”.
Bạn cứ sử dụng phương pháp này mỗi ngày suốt năm phụng vụ.)
Điều
suy nghĩ và cầu nguyện mỗi ngày trong tuần:
Ít được nhìn thấy hơn
Chúng
ta là các môn đệ Chúa
Ki-tô không đến nhà thờ để cố gắng tạo được những hiệu quả, hoặc để vênh vang tự
đắc và làm cao với người đời. Nhưng
chúng ta đã đến như những kẻ tội
lỗi, những người ăn xin. Chúng ta đến với bụng đói meo và miệng
khát khô. Chúng ta đến: những kẻ mù, điếc, tạm dừng chân, phong cùi,
bị quỷ ám, tuyệt vọng, mất mát, cô đơn.
Chúng ta không đề ra những
quan điểm chính trị; chúng ta chỉ có Chúa Ki-tô. Chúng ta
không có những luận chứng mang tính cách thuyết phục; chúng ta
chỉ có những vết thương, niềm ước mong thánh thiện, những lần mò trong đêm tối. Chúng ta
không có những rào đón khéo léo; chúng ta chỉ có những thân xác, ước
ao nhỏ bé mong làm người tốt, nỗ lực muốn được trong sạch nhưng không tránh khỏi
vấp ngã.
Tôi biết mình rất là chậm chạp trở nên
môn đệ Chúa Ki-tô. Tôi muốn mình ít được
nhìn thấy hơn. Tôi bắt đầu muốn thinh lặng
hơn chứ đừng ồn ào. Tôi thấy mình thực
hành những hy sinh nho nhỏ: một ngày
kiêng thịt, hoặc thay vì uống cà phê Starbuck thì lấy số tiền ba đô-la để làm phúc cho một người sống
ở hè phố. Tôi thấy mình cảm nghiệm được
những khoảnh khắc vui vẻ. Tôi thấy mình
bị lôi kéo đi xưng tội, đi dự Thánh lễ, một cách bí ẩn nhưng lại sâu xa hơn bao
giờ hết. Càng ngày tôi càng có những câu hỏi khác với những câu hỏi của người đời. Tôi đã tìm kiếm một thứ thành quả khác. Tôi đã phục vụ một chủ nhân khác.
- Heather King, Stripped: At the Intersection of Cancer, Culture and
Christ
Sự hiện diện của Chúa
Bất cứ
lúc nào ban ngày hay ban đêm, chúng ta đều có thể kêu cầu Chúa Giê-su.
Người
luôn chờ đợi, lắng nghe tiếng chúng ta kêu xin.
Thật
là một ơn phúc tuyệt vời.
Chẳng
cần gọi điện thoại, email, nhưng chỉ cần một lời thì thầm thôi.
Sự tự do
Nếu
Chúa đang cố gắng nói với tôi điều gì đó, liệu tôi có biết không?
Nếu
Chúa củng cố tôi hoặc thách đố tôi, liệu tôi có nhận ra không?
Tôi
xin ơn được tự do không bị vướng mắc những bận rộn và biết mở lòng đón nhận những
gì Chúa nói với tôi.
Ý thức
Lạy
Chúa, xin giúp con ý thức sự hiện diện của Chúa hơn. Xin dạy con biết nhận ra sự hiện diện của
Chúa nơi những người khác. Xin Chúa cho
tâm hồn con đầy tràn lòng biết ơn về những lần Chúa đã tỏ ra cho con tình yêu của
Chúa qua sự chăm sóc của người khác.
Lời Chúa
Trong
tình trạng tâm trí chờ đợi này, xin bạn hãy hướng về bài đọc hôm nay với lòng
tin tưởng. Hãy tin rằng Chúa Thánh Thần đang
hiện diện và có thể tỏ ra bất cứ điều gì đoạn Kinh Thánh sẽ nói với bạn. Bạn hãy đọc một cách suy tư, lắng nghe bằng
đôi tai nội tâm những gì đang xảy ra trong tâm hồn bạn. (Xin bạn hãy sử dụng Kinh Thánh ở những trang
tiếp theo. Cũng có những điểm suy gẫm để
giúp bạn. Khi nào sẵn sàng, bạn hãy trở
lại phần này để tiếp tục).
Tâm sự với Chúa
Tâm sự
đòi hỏi nói và lắng nghe.
Khi
thưa với Chúa, tôi cũng nên học cách dừng lại và lắng nghe.
Tôi
hình dung ra vẻ dịu hiền trong đôi mắt Chúa và tình yêu trong nụ cười của Người.
Tôi
có thể hoàn toàn thành thực với Chúa Giê-su khi tôi nói cho Người biết những lo
lắng và quan tâm của tôi.
Tôi sẽ
mở lòng ra cho Chúa Giê-su khi tôi nói cho Người nghe những hãi sợ và nghi ngờ
của tôi.
Tôi sẽ
xin Chúa giúp tôi hoàn toàn phó thác trong sự chăm sóc của Người, vì biết rằng
Người luôn muốn điều tốt cho tôi.
Kết thúc
Tôi cảm
tạ Chúa về những giây phút Chúa và tôi đã cùng ở với nhau và về những ơn soi
sáng Chúa đã ban
giúp tôi hiểu đoạn Kinh Thánh.
_______________
Tuần 3 mùa Thường niên
Chúa Nhật, ngày 21 tháng 1
Mác-cô 1:14-20
Sau khi ông Gio-an bị
nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa.15
Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy
sám hối và tin vào Tin Mừng."16 Người đang đi dọc theo biển hồ
Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống
biển, vì họ làm nghề đánh cá.17 Người bảo họ: "Các anh hãy theo
tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá."18
Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người. 19 Đi xa hơn một
chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an.
Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền.20 Người liền gọi các ông.
Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm
công, mà đi theo Người.
* Thoạt đầu khi Chúa Giê-su rao giảng Nước
Thiên Chúa đến gần, thì các ông Si-môn và An-rê, Gia-cô-bê và Gio-an đã ở trong
đám thính giả tại hội đường hay là đang neo thuyền ở bờ hồ? Họ đã có cảm nhận nào về Chúa Giê-su
chưa? Họ có ý thức rằng Chúa sẽ cần đến
những môn đệ trong công việc của Người không?
Dù thế nào, khi Chúa Giê-su kêu gọi các ông, các ông không cần phải đợi được
mời lần thứ hai.
* Có điều gì thúc giục tôi, bảo tôi cũng có thể
làm hơn nữa cho vương quốc Chúa Ki-tô không?
_______________
Thứ
Hai, ngày 22 tháng 1
Mác-cô
3:22-30
Còn các kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống thì lại nói rằng Người bị
quỷ vương Bê-en-dê-bun ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.24
Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: "Xa-tan làm sao trừ
Xa-tan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền;25 nhà nào tự
chia rẽ, nhà ấy không thể vững.26 Vậy Xa-tan mà chống Xa-tan, Xa-tan
mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số.27 Không ai
vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy
trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó. 28
"Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm
thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha.29
Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội
muôn đời".30 Đó là vì họ đã nói "ông ấy bị thần ô uế
ám."
* Một người mà bạn không hiểu hoặc không thích
thì tố cáo họ là ma quỷ, đó là điều thực dễ dàng. Các kinh sư đã không hiểu được Chúa
Giê-su; cho nên theo họ nghĩ, nhất định
Người phải dựa vào quyền lực của quỷ vương Bê-en-dê-bun mà làm phép lạ. Điều này không có gì quá đáng như thoạt
nghe. Khi nào là lần mới đây nhất tôi đã
cho rằng một người nào đó, có lẽ một nhân vật chính quyền tôi không ưa, là kinh
khủng, ngu xuẩn, hoặc chỉ làm cho người khác bị tổn thương?
* Chúa Giê-su nói với các kinh sư một cách hữu
lý và theo luận lý. Còn họ là những luật
sư của thời ấy lại cần một lời giải thích hợp lý. Lạy Chúa, trong đời con cũng vậy, Chúa phán
dạy con theo những cách thức có lý đối với con và theo những cách thức con có
thể nghe Chúa. Con cám ơn Chúa.
_______________
Thứ
Ba, ngày 23 tháng 1
Mác-cô
3:31-35
Mẹ và anh em Đức Giê-su đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra.32
Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng:
"Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy! "33
Nhưng Người đáp lại: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? "34
Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Đây là mẹ tôi,
đây là anh em tôi.35 Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là
anh em chị em tôi, là mẹ tôi."
* Chúng ta có thể hình dung ra dân chúng trong
đám đông chắc chắn đã hăng say nghe những điều Chúa Giê-su nói, họ sắp hàng
ngồi chung quanh Chúa Giê-su. Liệu Chúa
Giê-su có rời họ mà đi thăm gia đình Người không? Liệu Chúa có giới thiệu họ với Mẹ Người và
anh em Người không? Câu trả lời của Chúa
chẳng khắc nghiệt sao? Người có bất kính
với Mẹ Người không?
* Chúa Giê-su đã mời gọi những người đang nghe
Chúa hãy bước vào cuộc sống hoàn toàn mới của các phần tử thuộc Nước Trời. Đúng vậy, được tái sinh trong sự sống mới, họ
sẽ là anh chị em với nhau theo một cách mới.
Mối tương quan này cũng sẽ trở nên sâu xa hơn cả những mối liên hệ gia
đình. Đây là lời mời gọi Chúa Giê-su vẫn
còn gửi đến tất cả chúng ta.
_______________
Thứ
Tư, ngày 24 tháng 1
Mác-cô
4:1-20
Đức
Giê-su lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ. Một đám người rất đông tụ họp chung
quanh Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi dưới biển, còn toàn thể đám
đông thì ở trên bờ.2 Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều. Trong
lúc giảng dạy, Người nói với họ:3 "Các người nghe đây! Người
gieo giống đi ra gieo giống.4 Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ
đường, chim chóc đến ăn mất.5 Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có
nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu;6 nhưng khi nắng lên, nó
liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô.7 Có hạt rơi vào bụi
gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả.8 Có
những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì
được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm."9
Rồi Người nói: "Ai có tai nghe thì nghe! " 10 Khi còn một mình Đức Giê-su,
những người thân cận cùng với Nhóm Mười Hai mới hỏi Người về các dụ ngôn.11
Người nói với các ông: "Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban
cho anh em; còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải
dùng dụ ngôn,12 để họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai
nghe cũng không hiểu, kẻo họ trở lại và được ơn tha thứ."13
Người còn nói với các ông: "Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao
hiểu được tất cả các dụ ngôn?14 Người gieo giống đây là người gieo
lời.15 Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ
vừa nghe thì Xa-tan liền đến cất lời đã gieo nơi họ.16 Còn những kẻ
được gieo trên sỏi đá là những kẻ khi nghe lời thì liền vui vẻ đón nhận,17
nhưng họ không đâm rễ mà là những kẻ nông nổi nhất thời; sau đó, khi gặp gian
nan hay bị ngược đãi vì lời, họ vấp ngã ngay.18 Những kẻ khác là
những kẻ được gieo vào bụi gai: đó là những kẻ đã nghe lời,19 nhưng
những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác xâm chiếm
lòng họ, bóp nghẹt lời khiến lời không sinh hoa kết quả gì.20 Còn
những người khác nữa là những người được gieo vào đất tốt: đó là những người
nghe lời và đón nhận, rồi sinh hoa kết quả, kẻ thì ba mươi, kẻ thì sáu mươi, kẻ
thì một trăm."
* Tôi cố gắng trân trọng
những lời Chúa Giê-su phán, còn Chúa Giê-su lại càng hăng say mong cho sứ điệp
của Người đâm rễ sâu trong tâm hồn tôi.
Có lẽ đôi khi tôi chỉ đứng từ xa ngưỡng mộ giáo huấn của Người, coi đó
như một điều mới lạ. Hoặc cũng có những
ngày tôi dễ dàng bị chi phối do sự quyến rũ hoặc cạnh tranh của những giá trị
và thú vui khác trong đời.
* Lạy Chúa, xin ban
cho con ơn biết để Lời Chúa bén rễ sâu trong tâm hồn con và sinh hoa kết quả
trong lời nói cũng như việc làm của con.
_______________
Thứ Năm, ngày 25 tháng 1
Mác-cô 16:15-18
Người
nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng
cho mọi loài thọ tạo.16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn
ai không tin, thì sẽ bị kết án.17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo
những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những
tiếng mới lạ.18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc,
thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người
này sẽ được mạnh khoẻ."
* Đã có lần Chúa Giê-su
nói rằng Người được sai đến với “những con chiên lạc nhà Ít-ra-en”, tức dân
Do-thái. Nhưng trong khung cảnh này,
trước khi Người rời bỏ trần gian để lên trời, Người lại dạy các môn đệ đừng
giới hạn nơi chốn cho việc rao giảng Tin Mừng, nhưng họ phải “đi khắp tứ phương
thiên hạ”.
* Thánh Phao-lô chắc
chắn là một gương mẫu cho điều này. Hôm
nay chúng ta mừng sự kiện Chúa đặc biệt “kêu gọi” ngài trở lại với lý tưởng của
Đức Ki-tô. Vậy từ nay không còn ai bị
coi là “kẻ đứng ngoài” trong việc truyền bá sứ điệp của Chúa Giê-su nữa.
_______________
Thứ Sáu, ngày 26 tháng 1
Mác-cô 4:26-34
Người
nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt
giống xuống đất.27 Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt
giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết.28
Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và
sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt.29 Lúa vừa chín, người ấy đem
liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa."30 Rồi Người lại nói:
"Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung
được?31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là
loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất.32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên
lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới
bóng."33 Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho
họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe.34 Người không bao giờ rao giảng cho
họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải
nghĩa hết.
* Mỗi khi nghĩ tới
một “phép lạ”, chúng ta nghĩ ngay đó là một phép lạ xảy ra lập tức. Nhưng cũng có thứ phép lạ xảy ra từ từ: phép lạ của sự trưởng thành. Đây không phải là một biến cố đơn độc được
kết thúc trước mắt chúng ta, nhưng là trải qua thời gian nó vẫn còn thực sự xảy
ra. Rồi bàn tay giấu ẩn của Chúa tiếp
tục cho nó một hướng đi.
* Cuộc đời tôi là một
“dự án” của Chúa. Tôi phải để Chúa được
tự do để Người tiếp tục làm việc trên tôi.
Khi đó tôi sẽ thực sự là một tác phẩm nghệ thuật của Chúa vậy.
_______________
Thứ Bảy, ngày 27 tháng 1
Mác-cô 4:35-41
Hôm
ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Chúng ta sang bờ bên
kia đi! "36 Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người
đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người.37 Và
một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.38
Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn
đệ đánh thức Người dậy và nói: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy
chẳng lo gì sao? "39 Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho
biển: "Im đi! Câm đi! " Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.40
Rồi Người bảo các ông: "Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng
tin? "41 Các ông hoảng sợ và nói với nhau: "Vậy người này
là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? "
* Chúa Giê-su quát
bảo sóng gió, với tất cả uy quyền của một người huấn luyện thuần hóa một con
thú hung dữ. Giờ đây các môn đệ Chúa
phải hoàn toàn xét lại cái nhìn của họ về những gì họ hiểu về con người của
Chúa Giê-su.
* Chúa Giê-su luôn lo
lắng cho những nhu cầu của tôi, ngay cả lúc Người dường như đang ngủ.