TUẦN 22 THƯỜNG NIÊN (Ngày
2 – 8 tháng 9 năm 2018)
Điều
suy nghĩ và cầu nguyện mỗi ngày trong tuần:
Tình yêu không vướng mắc những ràng buộc
Khi
không sợ mất điều người ta không thể lấy đi khỏi chúng ta, thì chúng ta có thể tích cực tìm kiếm lợi ích
cho người khác. Chúng ta thường muốn
điều tốt nhất cho những người thân yêu, như vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh em,
bạn thân. Chúng ta coi họ – nhất là gia đình
chúng ta – như là sự nối dài của chính mình.
Nhưng chúng ta không phải giới hạn những thái độ yêu thương trong cái
vòng nội tại ấy. Mà chúng ta cần nối
vòng tay lớn và yêu thương mọi người, cho đến khi nào chúng ta làm chủ được
cách nhìn mọi người như là chính chúng ta và yêu thương họ như yêu bản thân.
Điều này không có nghĩa là chúng ta phải
phát triển những cảm nghĩ thân thương đối với mọi người chúng ta gặp. Tích cực tìm lợi ích của người khác là điều
chúng ta có thể làm với một ý thức không bị ràng buộc. Thứ tình yêu này được gọi là tình yêu “vô vị
lợi”. Vô vị lợi nghe không có gì là đáng
yêu, nhưng thực ra từ ấy không có nghĩa như vậy. Tình yêu vô vị lợi là tình yêu không quy về bản
thân mình. Có thể yêu người khác mà
không tìm cách để được người ta yêu lại không?
Có chứ, nhưng chỉ khi nào tự thâm tâm người ta biết rằng mình đã được
Thiên Chúa yêu thương.
Yêu mà không vướng mắc những ràng buộc
là cách yêu thương của Thiên Chúa. Đó là
thứ tình yêu mà chúng ta nhắc đến khi chúng ta nói rằng “Thiên Chúa là tình
yêu”. Đây là tình yêu muốn điều tốt nhất
cho người khác, đặt căn bản trên việc nhận biết rằng cũng giống như chúng ta, họ
được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa.
Điều này giúp chúng ta có thể sống theo Khuôn Vàng Thước Ngọc là làm cho
người khác như chúng ta muốn làm cho chính mình, bởi vì người khác chính là cái
“tôi” khác của chúng ta vậy.
- Joe Paprocki,
7 Keys to Spiritual Wellness
Sự hiện diện của Chúa
Lạy
Chúa, xin giúp con sống trọn vẹn trước sự hiện diện thánh thiện của Chúa. Xin bao bọc con trong tình yêu của Chúa. Xin cho tâm hồn con nên một với Chúa.
Lạy
Chúa, tâm hồn con khao khát sự hiện diện của Chúa. Khi con hướng mọi tư tưởng đến Chúa, con liền
thấy bình an và thỏa mãn.
Sự tự do
Cái chết
của Chúa trên thập giá đã giải phóng con.
Con có thể sống vui và tự do mà không hãi sợ cái chết. Lòng Chúa thương xót thật là vô bờ.
Ý thức
Lạy
Chúa, lúc này con đang hướng tư tưởng về với Chúa.
Con sẽ
để qua một bên mọi lo lắng và bận rộn của con.
Con sẽ
nghỉ ngơi và để mình được bồi dưỡng trong sự hiện diện của Chúa.
Lời Chúa
Lời
Chúa đến với chúng con qua Kinh Thánh.
Xin Chúa
Thánh Thần soi sáng tâm trí con, để con biết đáp lại những giáo huấn của Tin Mừng:
yêu thương người khác như chính mình,
chăm sóc anh chị em trong Đức Ki-tô.
(Xin bạn
lấy phần Kinh Thánh ở những trang sau.
Nhưng điểm gợi ý đã sẵn nếu bạn cần sử dụng. Khi đã sẵn sàng, bạn hãy trở lại đây để tiếp
tục phần Tâm sự với Chúa).
Tâm sự với Chúa
Bạn hãy
bắt đầu nói với Chúa Giê-su về đoạn Kinh Thánh bạn vừa đọc. Phần nào của bài đọc đánh động bạn? Có lẽ những lời của một người bạn, hoặc một
câu chuyện bạn mới nghe, sẽ dần dần hiện lên trong ý thức của bạn. Nếu có, câu chuyện ấy soi sáng thế nào cho những
điều đoạn Kinh Thánh nói với bạn?
Kết thúc
Tôi cảm
tạ Chúa về những lúc Chúa và tôi cùng ở với nhau và những ơn soi sáng giúp tôi
hiểu đoạn Kinh Thánh.
Tuần 22 Thường niên
Chúa Nhật, ngày 2 tháng 9
Mác-cô 7:1-8, 14-15, 21-23
Có những người
Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ
Giê-ru-sa-lem đến.2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn
ô uế, nghĩa là chưa rửa.3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi
người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa
rửa tay cẩn thận;4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi
mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng.5
Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông
không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa? "6
Người trả lời họ: "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các
ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng:
Dân này tôn kính Ta bằng
môi bằng miệng,còn lòng chúng thì lại xa Ta.
7
Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích,
vì giáo lý chúng giảng dạy
chỉ là giới luật phàm nhân.
8
Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người
phàm."
14
Sau đó, Đức Giê-su lại gọi đám đông tới mà bảo: "Xin mọi người nghe tôi
nói đây, và hiểu cho rõ:15 Không có cái gì từ bên ngoài vào trong
con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người
xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế.
21
Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp,
giết người,22 ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh
tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.23 Tất cả những điều xấu xa đó,
đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế."
* Chúa Giê-su thường nhấn mạnh với chúng ta là
phải thực hành lời Người. Tôn kính Người
bằng môi miệng chưa đủ. Người ta có thể
tranh luận bằng lời nói, nhưng hành động thì tự chúng đã nói lên rồi.
* Lời của Chúa Giê-su đã được ươm trồng sâu
trong tôi, cho nên khi được soi sáng nhờ sứ điệp trong đoạn thư của thánh tông
đồ Gia-cô-bê, tôi cầu nguyện: Xin cho
con làm người thực hành lời Chúa, chứ không phải là kẻ nghe lời rồi quên đi
ngay. Nếu con là người thực hành lời
Chúa, con sẽ được chúc phúc khi làm như vậy.
_______________
Thứ Hai, ngày 3 tháng 9
Lu-ca 4:16-30
Rồi Đức Giê-su đến
Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm
trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh.17 Họ trao cho Người
cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:18 Thần
Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng
cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được
tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức,19
công bố một năm hồng ân của Chúa.20 Đức Giê-su cuộn sách lại, trả
cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm
chú nhìn Người.21 Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng
nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe."22 Mọi người đều tán
thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.23 Người
nói với họ: "Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi,
hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại
Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào! "24
Người nói tiếp: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận
tại quê hương mình.25 "Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào
thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ
dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en;26 thế mà ông không được
sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta
miền Xi-đôn.27 Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người
phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông
Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi."28 Nghe vậy, mọi người trong hội
đường đầy phẫn nộ.29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này
được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực.30
Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.
* Khi rao giảng về tính cách thân thuộc, Chúa
Giê-su lại thấy mình bị loại trừ. Những
kẻ nghe Người giảng rất khâm phục sứ điệp của Người. Có người nào trong cộng đoàn mà tôi không thể
chấp nhận được không?
* Sự thân thuộc với Chúa Giê-su đã khiến cho những
kẻ nghe Người không hứng thú. Ngôi Lời
làm người phàm đang đọc lời Chúa cho họ, nhưng là đọc cho những cái tai điếc. Hôm nay tôi hãy ý thức tìm kiếm điều khác thường
giữa những cái bình thường.
_______________
Thứ Ba, ngày 4 tháng 9
Lu-ca 4:31-37
Người xuống Ca-phác-na-um, một thành miền Ga-li-lê, và ngày
sa-bát, Người giảng dạy dân chúng.32 Họ sửng sốt về cách Người giảng
dạy, vì lời của Người có uy quyền.33 Trong hội đường, có một người
bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng:34 "Ông Giê-su Na-da-rét,
chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông
là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa! "35 Nhưng Đức
Giê-su quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này! " Quỷ vật
người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì
anh.36 Mọi người rất đỗi kinh ngạc và nói với nhau: "Lời ấy là
thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng
phải xuất! "37 Và tiếng đồn về Người lan ra khắp nơi trong
vùng.38 Đức Giê-su rời khỏi hội đường, đi vào nhà ông Si-môn. Lúc
ấy, bà mẹ vợ ông Si-môn đang bị sốt nặng. Họ xin Người chữa bà.39
Đức Giê-su cúi xuống gần bà, ra lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt biến mất: tức khắc
bà trỗi dậy phục vụ các ngài.
*
Người bị quỷ ám cho rằng mình biết rõ Chúa Giê-su là ai, là “Đấng Thánh
của Thiên Chúa”. Nhưng Chúa Giê-su lập
tức đối phó với ma quỷ, chứ không phải với người bị quỷ ám. Người có chắc chắn là việc giải thích sai về
Người sẽ không lan truyền đi hay không?
Những hành động của Chúa chắc chắn làm cho dân chúng ngạc nhiên.
*
Điều rõ ràng đối với mọi người là bất cứ điều gì quỷ dữ thốt ra về Chúa
Giê-su đều là Người có sức mạnh và quyền uy.
Chúng rất ngỡ ngàng vì Người đã can thiệp vào những trường hợp khó khăn này. Bạn
có thể nghĩ tới một lần nào đó bạn đã mau chóng và khôn ngoan can thiệp để giúp
cho một tình huống được trở lại tốt đẹp không?
_______________
Thứ Tư, ngày 5 tháng 9
Lu-ca 4:38-44
Đức Giê-su rời khỏi hội đường, đi vào nhà ông Si-môn. Lúc ấy, bà mẹ vợ ông
Si-môn đang bị sốt nặng. Họ xin Người chữa bà.39 Đức Giê-su cúi
xuống gần bà, ra lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt biến mất: tức khắc bà trỗi dậy
phục vụ các ngài.40 Lúc mặt trời lặn, tất cả những ai có người đau
yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn, đều đưa tới Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân
và chữa họ.41 Quỷ cũng xuất khỏi nhiều người, và la lên rằng:
"Ông là Con Thiên Chúa! " Người quát mắng, không cho phép chúng nói,
vì chúng biết Người là Đấng Ki-tô.42 Sáng ngày, Người đi ra một nơi
hoang vắng. Đám đông tìm Người, đến tận nơi Người đã đến, và muốn giữ Người
lại, kẻo Người bỏ họ mà đi.43 Nhưng Người nói với họ: "Tôi còn
phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai
đi cốt để làm việc đó."44 Và Người rao giảng trong các hội
đường miền Giu-đê.
* Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyến khích chúng ta
hãy từ bỏ khuynh hướng coi việc rao giảng Tin Mừng như một loại thuốc độc nguy
hiểm thay vì vui mừng đáp lại tình yêu Thiên Chúa: “Vào lúc chúng ta cần đến một năng lực truyền
giáo là đem muối và ánh sáng đến cho đời, thì nhiều người giáo dân lại sợ rằng
họ sẽ bị đòi hỏi phải đảm nhận một công việc tông đồ nào đó, nên họ tìm cách
tránh né bất cứ trách nhiệm nào có thể chiếm mất thời giờ nhàn rỗi của họ. Thí dụ, ngày nay rất khó tìm thấy những giáo
lý viên đã được huấn luyện của giáo xứ tình nguyện kiên trì với công việc này
trong một ít năm” (Niềm vui Tin Mừng, số 81).
* Khi tôi suy niệm về từ rao giảng Tin Mừng,
tôi phản ứng thế nào? Từ ấy có ý nghĩa gì
đối với tôi trong quá khứ? Tôi thích ý
nghĩa nào của từ ấy và tôi sẽ cảm nghiệm việc rao giảng Tin Mừng như thế nào?
_______________
Thứ Năm, ngày 6 tháng 9
Lu-ca 5:1-11
Một hôm, Đức Giê-su đang đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, dân chúng chen lấn
nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa.2 Người thấy hai chiếc
thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang
giặt lưới.3 Đức Giê-su xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông
Si-môn, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống,
và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông.4 Giảng xong, Người bảo
ông Si-môn: "Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá."5
Ông Si-môn đáp: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được
gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới."6 Họ đã làm như
vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới.7 Họ làm
hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và
họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm.8 Thấy vậy, ông
Si-môn Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói: "Lạy Chúa, xin tránh xa
con, vì con là kẻ tội lỗi! "9 Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được,
ông Si-môn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.10
Cả hai người con ông Dê-bê-đê, là Gia-cô-bê và Gio-an, bạn chài với ông Si-môn,
cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Si-môn: "Đừng sợ, từ
nay anh sẽ là người thu phục người ta."11 Thế là họ đưa thuyền
vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.
* Phê-rô hiểu biết việc đánh cá hơn là Chúa
Giê-su. Có trường hợp nào tôi nghĩ Thiên
Chúa nên sắp đặt mọi sự theo cách khác không?
Tôi có thể nói với Chúa về việc ấy lúc này không?
* “Đừng sợ”.
Tôi sợ những gì vào lúc này? Tôi
trấn an tâm hồn và thưa với Chúa Giê-su về những sợ hãi này.
_______________
Thứ Sáu, ngày 7 tháng 9
Lu-ca 5:33-39
Họ nói với Người:
"Môn đệ ông Gio-an năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Pha-ri-sêu cũng
thế, còn môn đệ ông thì ăn với uống! "34 Đức Giê-su trả lời:
"Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể
còn ở với họ?35 Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi; ngày đó, họ mới ăn
chay."36 Đức Giê-su còn kể cho họ nghe dụ ngôn này: "Chẳng
ai xé áo mới lấy vải vá áo cũ, vì như vậy, không những họ xé áo mới, mà miếng
vải áo mới cũng không ăn với áo cũ.37 "Không ai đổ rượu mới vào
bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy ra và bầu cũng hư.38
Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới.39 Cũng không ai uống rượu cũ
mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói: "Rượu cũ ngon hơn."
* Nhiều ngươi chúng ta than phiền là người
Do-thái và Ki-tô hữu tuy có liên hệ tôn giáo với nhau nhưng lại có mối tương
quan nghèo nàn với những hệ quả thật cay đắng.
Những bầu da cũ của Cựu Ước đã không thích hợp để hòa hợp đón nhận rượu
mới sứ điệp của Chúa Giê-su.
* Tôi có thường cầu nguyện cho việc hòa giải
giữa hai tôn giáo không? Tôi có dùng
cách nào để hiểu và làm việc giúp cho sự hòa hợp tăng thêm giữa họ không? Tôi có cố gắng nhận biết tình huống theo quan
điểm của Do-thái giáo không? Vậy tôi
dành thời giờ để nói với Chúa Giê-su về việc này.
_______________
Thứ Bảy, ngày 8 tháng 9
Lễ sinh nhật Đức Trinh Nữ Ma-ri-a
Mát-thêu 1:1-16, 18-23
Đây là gia phả Đức Giê-su Ki-tô, con cháu vua Đa-vít, con cháu tổ phụ
Áp-ra-ham:
2 Ông Áp-ra-ham sinh I-xa-ác; I-xa-ác sinh Gia-cóp; Gia-cóp sinh Giu-đa và
các anh em ông này;3 Giu-đa ăn ở với Ta-ma sinh Pe-rét và De-rác;
Pe-rét sinh Khét-xơ-ron; Khét-xơ-ron sinh A-ram;4 A-ram sinh
Am-mi-na-đáp; Am-mi-na-đáp sinh Nác-son; Nác-son sinh Xan-môn;5
Xan-môn lấy Ra-kháp sinh Bô-át; Bô-át lấy Rút sinh Ô-vết; Ô-vết sinh Gie-sê;6
ông Gie-sê sinh Đa-vít.1 Vua Đa-vít lấy vợ ông U-ri-gia sinh
Sa-lô-môn7 Sa-lô-môn sinh Rơ-kháp-am; Rơ-kháp-am sinh A-vi-gia;
A-vi-gia sinh A-xa;8 A-xa sinh Giơ-hô-sa-phát; Giơ-hô-sa-phát sinh
Giô-ram; Giô-ram sinh Út-di-gia;9 Út-di-gia sinh Gio-tham; Gio-tham
sinh A-khát; A-khát sinh Khít-ki-gia;10 Khít-ki-gia sinh Mơ-na-se;
Mơ-na-se sinh A-môn; A-môn sinh Giô-si-gia;11 Giô-si-gia sinh Giơ-khon-gia
và các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Ba-by-lon.12 Sau thời
lưu đày ở Ba-by-lon, Giơ-khon-gia sinh San-ti-ên; San-ti-ên sinh Dơ-rúp-ba-ven;13
Dơ-rúp-ba-ven sinh A-vi-hút; A-vi-hút sinh En-gia-kim; En-gia-kim sinh A-do;14
A-do sinh Xa-đốc; Xa-đốc sinh A-khin; A-khin sinh Ê-li-hút;15
Ê-li-hút sinh E-la-da; E-la-da sinh Mát-than; Mát-than sinh Gia-cóp;16
Gia-cóp sinh Giu-se, chồng của bà Ma-ri-a, bà là mẹ Đức Giê-su cũng gọi là Đấng
Ki-tô.
18 Sau đây là gốc tích Đức Giê-su Ki-tô: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn
với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do
quyền năng Chúa Thánh Thần.19 Ông Giu-se, chồng bà, là người công
chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.20
Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông
rằng: "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông
về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.21 Bà
sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ
cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ."22 Tất cả sự việc này đã xảy
ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ:23 Này
đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ
là Em-ma-nu-en, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta."
* Emmanuel nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng
ta”. Đây là một trong những khẳng định
đem lại nhiều an ủi nhất. Tôi thường cô
đơn và mong có bạn; đôi khi tôi cảm thấy
như chẳng có ai quanh tôi. Nhất là khi
về già, tôi cảm nhận mình đang trên hành trình đơn độc. Nhưng đây là tin vui: Chúa ở với tôi! Đây ơn cứu độ của tôi, đó là Thiên Chúa không
bao giờ ở xa.
* Sứ điệp này được lập đi lập lại trong Kinh
Thánh, cho nên tôi hãy cẩn thận đón nhận, giống như Mẹ Ma-ri-a và nhiều người
khác đã làm. Thay vì chạy trốn sự thinh
lặng khi nó đến, tôi có thể dùng sự thinh lặng ấy như một cơ hội để ở với
Chúa. Chúa ở cùng tôi để tôi được ở cùng
Chúa!