TUẦN 7 THƯỜNG NIÊN (Ngày
24 tháng 2 – ngày 2 tháng 3 năm 2019)
Điều
suy nghĩ và cầu nguyện mỗi ngày trong tuần:
Các bạn
hãy để Chúa Giê-su chữa lành các bạn. Tất
cả chúng ta đều mang những vết thương:
những vết thương thiêng liêng, tội lỗi, sự thù nghịch, ghen tương; có lẽ chúng ta không thèm chào hỏi người nào
đó: “Hắn đã làm điều ấy cho tôi, tôi sẽ
không thèm biết đến hắn nữa”. Nhưng điều
này cần được chữa lành! “Tôi làm thế nào
đây?” Bạn hãy cầu nguyện và xin Chúa
Giê-su chữa lành. Trong gia đình thật là
buồn khi anh chị em không nói gì với nhau về một chuyện nhỏ nhặt, vì ma quỷ sẽ
nắm lấy một chuyện nhỏ nhặt để làm ra chuyện lớn. Rồi đến các mối thù nghịch vẫn tiếp tục, có
nhiều khi đã bao năm trời, để rồi gia đình bị tàn phá. Cha mẹ đau khổ vì con cái họ không nói chuyện
với nhau, hoặc một đứa con dâu không nói với đứa con dâu khác, thế là đâm ra
ghen tương, ganh tị nhau… Ma quỷ gieo rắc
những điều như thế. Nhưng Đấng duy nhất
khu trừ quỷ dữ, đó là Chúa Giê-su. Đấng
duy nhất chữa lành mọi chuyện, đó là Chúa Giê-su. Vì thế tôi nói với từng người anh chị em rằng: hãy để Chúa Giê-su chữa lành anh chị em. Mỗi người biết vết thương nơi mình nằm ở
đâu. Mỗi người chúng ta đều có những vết
thương; chúng ta không chỉ có một vết
thương, mà là hai, ba, bốn, hai mươi. Ai
cũng biết mà! Xin Chúa Giê-su chữa lành
những vết thương ấy. Nhưng để làm điều
này, tôi cần phải mở lòng cho Chúa đến.
Vậy tôi mở lòng thế nào? Bằng cầu
nguyện. “Lạy Chúa, nhưng con không sao
làm được đối với những người ở ngoài kia.
Con ghét họ. Họ đã làm điều này,
điều kia…” “Lạy Chúa, xin Chúa chữa lành
vết thương này”. Nếu chúng ta cầu xin
Chúa Giê-su ơn đó, Người sẽ ban cho chúng ta.
Vậy chính bạn hãy để Chúa Giê-su chữa lành bạn. Hãy để Chúa Giê-su chữa lành bạn.
- Đức Giáo
Hoàng Phanxicô, Embracing the Way of
Jesus
Sự hiện diện của Chúa
Điều hiện
diện đối với tôi là điều giúp cho tôi biến đổi.
Tôi suy
nghĩ về sự hiện diện của Chúa luôn ở đó trong tình yêu, giữa bao nhiêu điều vây
bọc tôi.
Tôi dừng
lại và cầu xin cho tôi biết để Chúa ảnh hưởng trên sự biến đổi bản thân chính
trong lúc này.
Sự tự do
Nhờ ơn
Chúa, tôi được sinh ra trong tự do. Được
tự do để tận hưởng những thú vui Chúa đã tạo dựng cho tôi.
Lạy
Chúa, xin ban cho con biết sống như Chúa muốn, với tất cả lòng tin tưởng vào sự
chăm sóc yêu thương của Chúa.
Ý thức
Tôi
đang hiện hữu trong mạng lưới những mối tương quan: liên kết với thiên nhiên, con người và Thiên
Chúa.
Tôi xét
lại những liên kết này, cảm tạ Chúa vì sự sống đã tuôn trào qua những liên kết ấy.
Có những
liên kết bị méo mó hoặc đổ vỡ: tôi có thể
thấy hối tiếc, giận dữ hay chán nản.
Tôi cầu
xin ơn biết chấp nhận và tha thứ.
Lời Chúa
Chúa
nói với mỗi người chúng ta. Tôi chú ý lắng
nghe điều Chúa nói với tôi. Bạn hãy đọc
đoạn Kinh Thánh vài lần; rồi lắng
nghe. (Xin bạn lấy phần Kinh Thánh ở những
trang tiếp theo. Các điểm gợi ý đã có sẵn
để bạn sử dụng nếu cần. Sau khi đã sẵn
sàng, bạn hãy trở lại đây để tiếp tục phần Tâm sự với Chúa).
Tâm sự với Chúa
Tôi bắt
đầu nói với Chúa Giê-su về đoạn Kinh Thánh vừa đọc. Có phần nào đánh động tôi không? Có lẽ những lời của một người bạn, hoặc một
câu chuyện tôi mới nghe, sẽ gợi lên trong ý thức của tôi. Nếu có, câu chuyện ấy có soi sáng cho điều đoạn
Kinh Thánh nói với tôi không?
Kết thúc
Vinh
danh Chúa Cha và Chúa Con, cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa.
Tự muôn
đời và chính hiện nay, luôn mãi đến thiên thu vạn đại. A-men.
Tuần 7 Thường niên
Chúa Nhật, ngày 24 tháng 2
Lu-ca 6:27-38
"Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy
yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em,28 hãy chúc lành cho kẻ
nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.29 Ai vả anh
má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng
đừng cản nó lấy áo trong.30 Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của
anh, thì đừng đòi lại.31 Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì
cũng hãy làm cho người ta như vậy.32 Nếu anh em yêu thương kẻ yêu
thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương
kẻ yêu thương họ.33 Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì
còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế.34
Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả
người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng.35
Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được
đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con
Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.36
"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.37
Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng
lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được
Thiên Chúa thứ tha.38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho
lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ
vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho
anh em bằng đấu ấy."
*
Cách nào đó, Chúa Giê-su cất đi rất nhiều áp lực khỏi chúng ta. Người nói cách giản dị: “Anh em đừng xét đoán”. Tôi thử nghĩ mình sẽ đỡ mất bao nhiêu thời
gian và sức lực nếu cứ làm theo lời hướng dẫn này! Vậy tôi muốn giữ mình như thế nào để không
xét đoán người khác?
*
Thiên Chúa là Đấng “vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc
ác”; như thế, nếu chúng ta hành động
theo tấm lòng của Thiên Chúa, chúng ta sẽ không lựa chọn người để yêu
thương. Giờ đây khi cầu nguyện, tôi thử
tưởng tượng mình đang trải qua một ngày với chương trình duy nhất là yêu thương
mà không chút kỳ thị.
_______________
Thứ
Hai, ngày 25 tháng 2
Mác-cô 9:14-29
Khi Đức Giê-su và ba môn
đệ trở lại với các môn đệ khác, thì thấy một đám người rất đông đang vây quanh
các ông, và các kinh sư tranh luận với các ông.15 Thấy Đức Giê-su, lập
tức tất cả đám đông kinh ngạc. Họ chạy lại chào Người.16 Người hỏi
các môn đệ: "Anh em tranh luận gì với họ thế? "17 Một người
trong đám đông trả lời: "Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy;
cháu bị quỷ câm ám.18 Bất cứ ở đâu, hễ quỷ nhập vào là vật cháu xuống.
Cháu sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ người ra. Tôi đã nói với các môn đệ Thầy
để họ trừ tên quỷ đó, nhưng các ông không làm nổi."19 Người
đáp: "Ôi thế hệ cứng lòng, không chịu tin! Tôi phải ở cùng các người cho đến
bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem nó lại đây cho
tôi."20 Người ta đem nó lại cho Người. Vừa thấy Người, quỷ liền
lay nó thật mạnh, nó ngã xuống đất, lăn lộn, sùi cả bọt mép.21 Người
hỏi cha nó: "Cháu bị như thế từ bao lâu rồi? " Ông ấy đáp: "Thưa
từ thuở bé.22 Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó
chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp
chúng tôi."23 Đức Giê-su nói với ông ta: "Sao lại nói: nếu
Thầy có thể? Mọi sự đều có thể đối với người tin."24 Lập tức,
cha đứa bé kêu lên: "Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của
tôi! "25 Khi thấy đám đông tuôn đến, Đức Giê-su quát mắng tên
quỷ: "Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé và không được
nhập vào nó nữa! "26 Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi.
Đứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói: "Nó chết rồi! "27
Nhưng Đức Giê-su cầm lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên.28 Khi
Người vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người: "Tại sao chúng con đây lại
không trừ nổi tên quỷ ấy? "29 Người đáp: "Giống quỷ ấy, chỉ
có cầu nguyện mới trừ được thôi."
* Tôi làm một thành phần trong đám dân chúng
tham dự vào biến cố xôn xao này, lắng nghe và quan sát. Chúa Giê-su nhận thấy các môn đệ thiếu lòng
tin và Người nhấn mạnh rằng cần phải có đức tin và việc cầu nguyện. Lòng tin của người cha đứa bé cũng lung lay
khi thấy các môn đệ Chúa thất bại, nhưng Chúa Giê-su gợi ra một quả quyết mạnh
mẽ hơn về đức tin của ông và đã đáp lại lời khẩn cầu đầy đức tin của ông. Thông điệp dành cho tôi ở đây là gì?
* Nếu Chúa Giê-su hỏi tôi: “Con có tin không?”, tôi sẽ trả lời thế nào?
_______________
Thứ Ba, ngày 26 tháng 2
Mác-cô 9:30-37
Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức
Giê-su không muốn cho ai biết,31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng:
"Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày
sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại."32 Nhưng các ông không
hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.33 Sau đó, Đức
Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi
các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy? "34
Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn
cả.35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói:
"Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục
vụ mọi người."36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các
ông, rồi ôm lấy nó và nói:37 "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này
vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là
tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.
* Chúa Giê-su không bao giờ lừa dối ai.
Chúa nói cho các môn đệ biết sự thật về cuộc Thương khó của Người. Mầu nhiệm thập giá
được trình bày thật rõ ràng. Người không
muốn họ bị lôi cuốn do hình ảnh một đấng mê-si-a vinh quang hay một người làm
phép lạ. Nhưng Chúa Giê-su hành động ở
một mức độ sâu xa hơn: Người đồng hóa
mình với mọi nạn nhân của bất công trong lịch sử nhân loại, và Người liên đới
với họ cho dù phải trả bằng cái giá tính mạng của Người. Đây là tình yêu sẽ bẻ gẫy xiềng xích sự
dữ. Thiên Chúa ở với những kẻ khốn cùng
của địa cầu và Người sẽ ban cho họ chỗ nhất trong vương quốc Người.
* Lạy Chúa, khi con gặp đau khổ hoặc phản bội,
xin cho con biết dâng chúng cho Chúa.
Xin cho con tin rằng những đau khổ con không thể tránh, những đau khổ
con phải kiên nhẫn chịu đựng trong yêu thương, dự phần vào công cuộc cứu độ thế
giới.
_______________
Thứ Tư, ngày 27 tháng 2
Mác-cô 9:38-40
Ông Gio-an nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người
lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo
chúng ta."39 Đức Giê-su bảo: "Đừng ngăn cản người ta, vì
không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu
về Thầy.40 Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.
* Chúa Giê-su không lo lắng gì về việc cạnh
tranh cả. Người biết mình là ai và làm
gì. Người an tâm trong ơn gọi và mục
đích của mình. Tôi cảm thấy yên ổn như
thế nào qua ngày sống với công việc, những mối tương quan, tác vụ và cố làm hết
sức cho thật tốt?
* “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng
ta”. Tôi không thể khẳng định như vậy và
vẫn còn nghi ngờ người khác cũng như lo lắng về những vấn đề nằm ngoài tầm kiểm
soát của tôi. Khi cầu nguyện, tôi xin
Chúa Giê-su củng cố ý thức tôi là ai ở trong Chúa. Tôi nói với Chúa rằng tôi không muốn dễ dàng
bị đe dọa và phải tự vệ, nhưng sẽ sẵn sàng làm công việc Chúa trao cho tôi.
_______________
Thứ Năm, ngày 28 tháng 2
Mác-cô 9:41-50
"Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô,
thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.42
"Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà
buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.43 Nếu tay anh
làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn
hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt.44
[ ]45 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt
một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục.46
[ ]47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt
mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục,48
nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.49 Quả thật, ai nấy sẽ
được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối.50 Muối là cái gì tốt.
Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ
muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau."
* Trong những lời lẽ nghiêm khắc của Chúa
Giê-su, tôi có nhận ra được sự quan tâm của Chúa đối với “những kẻ bé mọn”
không? Làm cho những kẻ thiếu thốn, yếu
thế và không thể tự vệ đi lạc đường là một trong những tội đen tối nhất. Lạy Chúa, xin giúp con nhạy cảm để nhận biết
và lắng nghe những nhu cầu của những người không có tiếng nói.
* Chúa Giê-su nói rõ rằng thà mất đi một phần
đời sống dẫn ta đến việc phạm tội còn hơn là giữ lấy tất cả mà lại đưa ta đi
sai đường. Vậy lạy Chúa, những phương
diện nào trong đời sống con đã đưa con ra khỏi đường lối của Chúa? Xin Chúa cho con thấy chỗ nào con đã mất tự
do.
_______________
Thứ Sáu, ngày 1 tháng 3
Mác-cô 10:1-12
Đức Giê-su bỏ nơi đó, đi tới miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan.
Đông đảo dân chúng lại tuôn đến với Người. Và như thường lệ, Người lại dạy dỗ
họ.2 Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su và hỏi rằng:
"Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không? " Họ hỏi thế là để thử
Người.3 Người đáp: " Thế ông Mô-sê đã truyền dạy các ông điều
gì? "4 Họ trả lời: "Ông Mô-sê đã cho phép viết giấy ly dị
mà rẫy vợ."5 Đức Giê-su nói với họ: "Chính vì các ông lòng
chai dạ đá, nên ông Mô-sê mới viết điều răn đó cho các ông.6 Còn lúc
khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ;7
vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình,8 và cả
hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một
xương một thịt.9 Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không
được phân ly."10 Khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về
điều ấy.11 Người nói: "Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội
ngoại tình đối với vợ mình;12 và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì
cũng phạm tội ngoại tình."
* Chúa Giê-su làm cho nhóm Pha-ri-sêu và các
môn đệ của Người kinh ngạc khi Người loại bỏ việc ly dị. Vậy dựa trên lý do nào? Qua những lời được lập lại trong nghi thức
hôn nhân, Chúa nhấn mạnh: “Sự gì Thiên
Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. Hôn nhân tạo nên sự hợp nhất giữa hai
người; trong mắt Chúa, những sự hợp nhất
này được nuôi dưỡng chứ không được phá đổ.
Tôi đáp lại thế nào đối với những khẳng định của Chúa ở đây?
* Trong thời Chúa Giê-su, phụ nữ ít được luật pháp
bảo vệ. Một người chồng có thể ly dị vợ
qua một thể thức giản dị và không cần phải có lý do chính đáng để ly dị. Người vợ bị rẫy bị đặt vào một tình trạng
tuyệt vọng. Chắc chắn Chúa Giê-su đã
thấy rõ những hậu quả buồn thảm của những người vợ bị bỏ rơi, giống như ngày
nay Người thấy rõ hậu quả cay đắng của những gia đình đổ vỡ. Giờ đây tôi cầu nguyện cho các gia đình tôi
biết, những gia đình đang phải phấn đấu hoặc đã ly tan vì ly dị hay bất hòa.
_______________
Thứ Bảy, ngày 2 tháng 3
Mác-cô 10:13-16
Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng
các môn đệ la rầy chúng.14 Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông:
"Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của
những ai giống như chúng.15 Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận
Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào."16
Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.
* Tôi nhìn và lắng nghe khi các bà mẹ đem con
cái họ đến với Chúa Giê-su, vị ngôn sứ và thầy dạy vĩ đại. Trong thời Chúa Giê-su, thái độ của Chúa đối
với phụ nữ và trẻ em quả là một cuộc cách mạng.
* Đây là lần duy nhất Chúa Giê-su được mô tả là
“bực mình”! Điều gì đã khiến Người phải
giận dữ?
* Trẻ em thích nghe nói về Chúa Giê-su. Tôi có lãnh nhận các giáo huấn của Chúa với
thái độ đơn sơ và tin tưởng của trẻ em không?