TUẦN 19 THƯỜNG NIÊN (Ngày
11 – 17 tháng 8 năm 2019)
Điều
suy nghĩ và cầu nguyện mỗi ngày trong tuần:
Tưởng
tượng là một từ rất phong phú. Nếu tôi
xin bạn đọc một quyển sách là tôi muốn bạn hãy tận dụng trí óc của bạn. Nếu tôi xin bạn ngắm bức tranh một con chim,
bạn sẽ sử dụng khả năng thị giác của bạn.
Nếu tôi xin bạn lắng nghe một bản nhạc tiền chiến, bạn sẽ dùng thính
giác của bạn. Nhưng nếu tôi xin bạn chuẩn
bị nấu một bữa ăn ngon thì cùng một lúc bạn phải sử dụng các giác quan của bạn. Bạn có thể nghe tiếng dao thớt, tiếng mỡ xèo
xèo trong chảo. Bạn sẽ ngửi thấy mùi
hành. Bạn sẽ cảm nhận sức nóng của bếp lửa
và chảy nước miếng khi tưởng tượng một bữa ăn ngon lành và thân xác bạn không
sao cưỡng lại được phản ứng tự nhiên. Điều
cuối cùng xảy ra là một chuỗi những biến cố tưởng tượng thuộc giác quan trở
thành một kinh nghiệm thể chất độc đáo và đầy sáng tạo. Thánh Inhaxiô ý thức rằng trí tưởng tượng có
thể biến những biến cố cuộc đời Chúa Giê-su trở thành kinh nghiệm con người và
tình cảm. Theo như David Fleming diễn tả
trong What Is Ignatian Spirituality?,
“Để theo Chúa Giê-su, chúng ta phải biết Người, và chúng ta phải biết Người nhờ
trí tưởng tượng của chúng ta. Cầu nguyện
bằng trí tưởng tượng theo thánh Inhaxiô dạy chúng ta biết được những điều về
Chúa Giê-su là những điều chúng ta sẽ không học được qua việc học hỏi Kinh
Thánh hoặc suy tư thần học… Trí tưởng tượng đưa Chúa Giê-su vào trong tâm hồn
chúng ta”.
- Gary Jansen, Station to Station
Sự hiện diện của Chúa
Tôi dừng
lại một lúc để suy nghĩ về tình yêu và ân sủng Chúa đã ban xuống cho tôi. Tôi được dựng nên theo hình ảnh Chúa; tôi là nơi Chúa cư ngụ.
Sự tự do
Tôi được
tự do. Khi tôi nhìn vào hai chữ tự do,
dường như chúng tạo ra trong tôi một cảm nghĩ kỳ diệu. Phải, một cảm nghĩ kỳ diệu. Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa.
Ý thức
Trong sự
hiện diện của Đấng tạo dựng đầy yêu thương, tôi thành thực nhìn vào những cảm
nghĩ của ngày hôm qua: những thăng trầm
và mức độ bình thường. Vậy tôi có thấy
được Chúa đã hiện diện ở đâu không?
Lời Chúa
Tôi đọc
lời Chúa chậm chậm, đọc đi đọc lại ít lần và lắng nghe điều Chúa nói với
tôi. (Xin bạn lấy phần Kinh Thánh ở những
trang tiếp theo. Các điểm gợi ý đã có sẵn
để bạn sử dụng nếu cần. Khi đã sẵn sàng,
bạn hãy trở lại đây để tiếp tục phần Tâm sự với Chúa).
Tâm sự với Chúa
Nhớ rằng
mình vẫn ở trong sự hiện diện của Chúa, tôi tưởng tượng Chúa Giê-su đang đứng
hoặc ngổi bên cạnh tôi, và tôi nói ra bất cứ điều gì trong tâm trí tôi, nói như
một người bạn nói với một người bạn.
Kết thúc
Vinh
danh Chúa Cha và Chúa Con, cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa.
Tự muôn
đời và chính hiện nay, luôn mãi đến thiên thu vạn đại. A-men.
Tuần 19 Thường niên
Chúa Nhật, ngày 11 tháng 8
Lu-ca 12:32-48
"Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng
ban Nước của Người cho anh em.33 "Hãy bán tài sản của mình đi
mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể
hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá.34
Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em ở đó.35 "Anh em
hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn.36 Hãy làm như những người
đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.37
Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ.
Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng
người mà phục vụ.38 Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn
thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ.39 Anh em hãy
biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó
khoét vách nhà mình đâu.40 Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính
giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến."41 Bấy giờ ông
Phê-rô hỏi: "Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả
mọi người? "42 Chúa đáp: "Vậy thì ai là người quản gia
trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát
phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc?43 Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang
làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta.44 Thầy bảo thật anh em,
ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình.45 Nhưng nếu
người đầy tớ ấy nghĩ bụng: "Chủ ta còn lâu mới về", và bắt đầu đánh
đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa,46 chủ của tên đầy tớ ấy sẽ
đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt
phải chung số phận với những tên thất tín.47 "Đầy tớ nào đã
biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn
nhiều.48 Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì
sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó
nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.
*
Hãy nghĩ đến những lúc bạn được cảnh báo nhiều nhất về đời sống thiêng
liêng. Đến những lần bạn chỉ nghĩ đến
vật chất mà sao lãng đón nhận người khác cũng như sự thay đổi. Dường như Chúa Giê-su muốn nói đến não trạng
ấy, tức là tâm hồn phải tỉnh thức. Não
trạng ấy không phải chỉ dành cho kẻ khôn ngoan, nhưng là cho hết mọi
người. Tôi cầu xin có được thái độ tỉnh
thức và sẵn sàng đón nhận sự thúc giục của Chúa Thánh Thần và để cho Chúa hành
động qua ơn sủng mới trong tâm hồn tôi.
*
Điều gì giúp tôi tỉnh thức đón nhận Thánh Thần? Tôi xin ơn biết ý thức những thói quen và
những chi phối làm cùn nhụt các cảm thức thiêng liêng của mình.
_______________
Thứ
Hai, ngày 12 tháng 8
Mát-thêu 17:22-27
Khi thầy trò tụ họp ở miền Ga-li-lê, Đức Giê-su nói với các ông: "Con
Người sắp bị nộp vào tay người đời,23 họ sẽ giết chết Người, và ngày
thứ ba Người sẽ trỗi dậy." Các môn đệ buồn phiền lắm.24 Khi
thầy trò tới Ca-phác-na-um, thì những người thu thuế cho đền thờ đến hỏi ông
Phê-rô: "Thầy các ông không nộp thuế sao? "25 Ông đáp:
"Có chứ! " Ông về tới nhà, Đức Giê-su hỏi đón ông: "Anh Si-môn,
anh nghĩ sao? Vua chúa trần gian bắt ai đóng sưu nộp thuế? Con cái mình hay
người ngoài? "26 Ông Phê-rô đáp: "Thưa, người ngoài."
Đức Giê-su liền bảo: "Vậy thì con cái được miễn.27 Nhưng để
khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì
bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy đồng tiền
ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh."
* Vấn đề Chúa Ki-tô chịu đau khổ thường được
nói đến trong sách Tin Mừng; đây là lần
tiên báo thứ hai về cuộc Thương khó. Sự kiện
các môn đệ rất buồn rầu cho thấy họ đã hiểu Chúa Giê-su muốn nói gì, nhưng điều
Chúa nói lại không thực sự được đón nhận.
Chúa Giê-su nói với mỗi người chúng ta và Người kiên nhẫn chờ đợi chúng
ta lắng nghe.
* Đau khổ làm chúng ta mất hướng đi. Chúng ta không hoàn toàn hiểu được đau
khổ. Chúa Giê-su đưa ý nghĩa sự đau khổ sang
một bình diện sâu xa chúng ta không hiểu được, trừ khi với đức tin. Bạn hãy xin ơn biết quý trọng những đau khổ
Chúa Giê-su đã chịu.
_______________
Thứ Ba, ngày 13 tháng 8
Mát-thêu 18:1-5, 10, 12-14
Lúc ấy, các môn đệ lại gần hỏi Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, ai là
người lớn nhất trong Nước Trời? "2 Đức Giê-su liền gọi một em
nhỏ đến, đặt vào giữa các ông3 và bảo: "Thầy bảo thật anh em:
nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.4
"Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước
Trời.5 "Còn ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là
tiếp đón chính Thầy.10 "Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai
trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần
của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.12
"Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không
để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao?13 Và
nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên
đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc.14 Cũng vậy, Cha của
anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này
phải hư mất.
* Chúa Giê-su chăm sóc từng người chúng ta qua
các thiên thần hộ mệnh. Vậy tôi có tin
mình được Thiên Chúa đích thân chăm sóc không?
Tin được điều này, đó là một hồng ân đức tin lớn lao. Chúng ta phải tin tưởng vào Thiên Chúa giống
như trẻ em, vì bản chất của trẻ em là tín thác.
* Tôi cảm tạ Chúa về sự chăm sóc của Người khi
tôi quan sát những dấu hiệu nói lên sự chăm sóc ấy trong đời tôi, rồi tôi xin
Người giúp tôi phát huy mối tương quan sâu xa hơn với Người.
_______________
Thứ Tư, ngày 14 tháng 8
Mát-thêu 18:15-20
"Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó,
một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được
người anh em.16 Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay
hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba
chứng nhân.17 Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh. Nếu
Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một
người thu thuế.18 "Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm
buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi
những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.19 "Thầy còn bảo
thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều
gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho.20 Vì ở đâu có hai
ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ."
* Chúa Giê-su là Đấng Em-ma-nu-en,
“Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi”. Người ở
với chúng ta trong cộng đồng Giáo Hội.
Sứ điệp của Người là sứ điệp hòa giải chứ không phải trả thù. Chúng ta được yêu cầu hãy “chinh phục” người anh chị em. “Chinh phục” không chỉ có nghĩa là chặn đứng
thái độ xúc phạm của một người, nhưng là tìm cách cải hóa người ấy, mang lại
một sự thay đổi thực sự trong thái độ và đường hướng. Thái độ cởi mở của Chúa Giê-su đón nhận kẻ
tội lỗi luôn tiến theo hướng này, là:
“Hãy đi và đừng phạm tội nữa”.
* Vì Chúa Giê-su chia sẻ với chúng ta tinh thần
của Người, nên sự liên kết giữa cộng đồng tín hữu với Chúa Giê-su rất là gần
gũi: điều gì chúng ta cầm buộc hay tháo
cởi tại đây thì sẽ bị cầm buộc hay tháo cởi trên trời, rồi điều gì chúng ta cầu
xin trong sự hiệp nhất sẽ được Cha trên trời ban cho chúng ta. Tôi cầu xin ơn soi sáng này và một đức tin
mạnh mẽ hơn trong sự hiện diện của Chúa Giê-su đang ở giữa Giáo Hội.
_______________
Thứ Năm, ngày 15 tháng 8
Lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời
Lu-ca 11:27-28
Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên
tiếng thưa với Người: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!
"28 Nhưng Người đáp lại: "Đúng hơn phải nói rằng: Phúc
thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa."
* Trong văn hóa xã hội truyền thông ngày nay,
chúng ta đã quen thuộc với những từ “theo” và “thích”. Giá trị mạnh mẽ của truyền thông xã hội đôi
khi có làm chúng ta không nắm được điểm chính yếu không? Chúng ta có bị mắc vào lối tích cực ngụy biện
thay vì tích cực hành động không? Sự
kiện tràn ngập nhân vật này nọ trong giới truyền thông báo cáo các biến cố liệu
có khích động thị hiếu của tôi đến độ khiến tôi không còn nhận thức được hành
động ý nghĩa nào là quan trọng đối với tôi nữa không?
* Thoạt mới đọc, đoạn Tin Mừng này có vẻ hơi
coi thường Mẹ Ma-ri-a. Tuy nhiên Chúa
Giê-su đã nhận chúng ta vào một gia đình lớn lao hơn, gia đình Thiên Chúa,
trong đó chúng ta có Thiên Chúa là Cha và Mẹ Ma-ri-a là mẹ chúng ta. Xin Chúa giúp con biết ơn về liên hệ tuyệt
vời này.
_______________
Thứ Sáu, ngày 16 tháng 8
Mát-thêu 19:3-12
Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su để thử Người. Họ nói:
"Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không? "4
Người đáp: "Các ông không đọc thấy điều này sao: "Thuở ban đầu, Đấng
Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ",5 và Người đã phán:
"Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành
một xương một thịt."6 Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ
là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được
phân ly."7 Họ thưa với Người: "Thế sao ông Mô-sê lại
truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ? "8 Người bảo họ: "Vì
các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban
đầu, không có thế đâu.9 Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường
hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại
tình."10 Các môn đệ thưa Người: "Nếu làm chồng mà phải như
thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn."11 Nhưng Người nói
với các ông: "Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai
được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu.12 Quả vậy, có những người không
kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không
thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước
Trời. Ai hiểu được thì hiểu."
* Nhóm Pha-ri-sêu lôi kéo Chúa Giê-su vào đề
tài hôn nhân là đề tài đã từng có rất nhiều mâu thuẫn. Mọi người đã tán đồng việc một người đàn ông
có thể ly dị vợ mình. Có tranh luận là
tranh luận về những lý do tại sao người ta có thể ly dị vợ mình. Một quan điểm chủ trương rằng người đàn ông
có thể ly dị vì lý do không đáng kể;
nhưng lại có quan điểm nghịch lại cho rằng chỉ được ly dị vì lý do
nghiêm trọng nhất. Nhóm Pha-ri-sêu muốn
dồn Chúa Giê-su phải đứng về một phía và như thế kẻ thù của Chúa sẽ thắng. Nhưng Chúa Giê-su đã giải quyết vấn đề bằng
cách lên án ly dị và đặt người đàn ông cũng như đàn bà trên cùng một bình
diện; người đàn ông không còn được phép
ly dị vợ mình nữa, ngoại trừ hôn nhân bất hợp pháp. Sự bình đẳng quan hệ giữa hai giới tính thật
cách mạng đến nỗi gây ngạc nhiên cho các môn đệ Chúa.
* Tôi cầu nguyện với lòng cảm tạ tất cả những
người tôi quen biết đã có thể sống tực với những mong ước và giấc mơ của họ qua
cuộc sống hôn nhân. Tôi cầui nguyện cho
những người đang gặp khó khăn trong đời sống hôn nhân, giữ được tình yêu bừng
cháy trong tâm hồn họ và trong tâm hồn tôi.
_______________
Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8
Mát-thêu 19:13-15
Bấy giờ người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên
chúng và cầu nguyện. Các môn đệ la rầy chúng.14 Nhưng Đức Giê-su
nói: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của
những ai giống như chúng."15 Người đặt tay trên chúng, rồi đi
khỏi nơi đó.
* Trong đoạn Tin Mừng này, các trẻ em biểu
trưng cho những người không quan trọng;
cũng vậy, dụ ngôn con chiên lạc (Mát-thêu 18:12-14) dạy rằng những kẻ
hèn mọn nhất trước con mắt người đời lại được coi là vĩ đại nhất trước mắt Chúa
Giê-su. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng
những người càng yếu kém thì càng cần được chăm sóc và quan tâm hơn.
* Lạy Chúa, hôm nay con cầu xin cho con thêm
lòng kính trọng sâu xa hơn đối với những người bị thế gian coi thường.