TUẦN 24 THƯỜNG NIÊN (Ngày
15 – 21 tháng 9 năm 2019)
Điều
suy nghĩ và cầu nguyện mỗi ngày trong tuần:
H. Thiên Chúa ở đâu?
Đ. Ở khắp mọi nơi!
- Sách Giáo lý Công giáo căn bản Baltimore
Một cuốn
sách Giáo lý căn bản nằm trên bàn học của các học sinh trường Công giáo từ năm
1885 tới cuối thập niên 1960. Bạn sẽ gặp
bất cứ người Công giáo lớn tuổi nào cũng có thể lập lại câu hỏi đáp kể
trên. Đó là lời tuyên xưng đức tin thật
đơn giản nói về phần cốt yếu của mọi sự. Tôi lấy làm lạ khi không gặp được bất cứ điều
gì giống như vậy trong cuốn sách giáo lý mới, Giáo lý Giáo Hội Công giáo, nhưng có thể đó chỉ là trường hợp cá
nhân tôi. Sách Giáo lý Công giáo căn bản
Baltimore là một cuốn sách nhỏ dày sáu mươi hai trang, còn cuốn sách Giáo lý
Giáo Hội Công Giáo của Vatican II dày 928 trang và cân nặng hơn cả khối óc của
tôi. Tôi đã gặp thấy từ toàn năng năm lần trong phần mục lục của
sách Giáo lý căn bản, nhưng không thấy nói gì về từ này cả. Tôi nghĩ:
Chà, đây chẳng khác gì một cuốn nhạc cũ của ban Beatles không cho biết ở
chỗ này, chỗ kia hoặc bất cứ chỗ nào. Mặt
khác, sách Giáo lý căn bản Baltimore chẳng cho chúng ta biết Phục Sinh là cái
gì. Có thêm một cuốn sách giáo lý nữa ở
trong nhà thật là hữu ích. Cho nên đó là
lý do tại sao chẳng bao giờ chúng ta được nghe đầy đủ về ý tưởng Công
giáo: Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Chúng ta biết trong cuốn phim The Big Lebowski anh chàng công tử bột vẫn
chỉ quanh quẩn một nơi, còn trong Kinh Thánh và Thánh Truyền thì chúng ta biết
Ân sủng bao bọc khắp nơi. Ân sủng đến với
mọi sự là vì Thiên Chúa “ở đây, ở kia và ở khắp mọi nơi”. Còn điều gì an ủi hơn thế không? Ở cuối cuốn tiểu thuyết Diary of a Country Priest
(Nhật ký của một linh mục miền quê), một linh mục trẻ đang nằm hấp hối chờ đợi
cha sở già đến làm phép Xức dầu bệnh nhân.
Người bạn bên cạnh giường của vị linh mục hấp hối lo lắng không biết cha
sở có đến kịp hay không, rồi vị linh mục này sẽ không được lãnh nhận những nghi
thức cuối cùng. Vị linh mục hấp hối cảm
nhận được mối quan ngại của người bạn, nên với tất cả hơi sức còn lại, ngài lên
tiếng rõ ràng: “Đâu có gì phải lo? Mọi sự đều là Ân sủng mà”. Có thể Giáo Hội không luôn hiện diện đối với
chúng ta, nhưng đặc tính Công giáo dạy chúng ta rằng Thiên Chúa hiện diện khắp
nơi. Đó mới là điều quan trọng.
- Michael
Leach, Positively Catholic
Sự hiện diện của Chúa
Lạy
Chúa, xin giúp con hoàn toàn sống động trong sự hiện diện của Chúa. Xin Chúa ôm ấp con trong tình yêu của
Chúa. Xin cho tâm hồn con liên kết nên một
với Chúa.
Lạy
Chúa, linh hồn con khao khát sự hiện diện của Chúa. Cứ nghĩ đến Chúa là con cảm nhận được bình an
và mãn nguyện.
Sự tự do
Cái chết
của Chúa trên thập giá đã giải thoát con.
Con có thể vui sống và tự do, không còn sợ hãi sự chết nữa. Lòng thương xót của Chúa không giới hạn.
Ý thức
Lạy
Chúa, đang lúc này con hướng tâm tư con về Chúa.
Con sẽ
gạt qua một bên mọi lo lắng bận rộn của con.
Con sẽ
nghỉ ngơi và lấy lại năng lực trong sự hiện diện của Chúa.
Lời Chúa
Lời
Chúa đến với chúng con qua Kinh Thánh.
Xin
Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí con để con biết đáp lại những giáo huấn Tin Mừng,
là:
Yêu
thương tha nhân như chính mình,
Chăm
sóc cho anh chị em của con trong Chúa Ki-tô.
(Xin bạn
lấy phần Kinh Thánh ở những trang tiếp theo.
Các điểm gợi ý đã có sẵn để bạn sử dụng nếu muốn. Sau khi đã sẵn sàng, bạn hãy trở lại đây để
tiếp tục phần Tâm sự với Chúa).
Tâm sự với Chúa
Bạn hãy
bắt đầu nói với Chúa Giê-su về đoạn Tin Mừng bạn vừa đọc. Phần nào đánh động bạn nhất? Có lẽ những lời của một người bạn, hoặc một
câu chuyện bạn mới nghe, sẽ dần dần hiện ra trong tiềm thức của bạn. Nếu có, câu chuyện ấy có soi sáng cho những
điều đoạn Kinh Thánh nói với bạn không?
Kết thúc
Tôi cảm
tạ Chúa về những lúc Chúa và tôi đã ở bên nhau và về những ơn soi sáng giúp tôi
hiểu đoạn Kinh Thánh.
Tuần 24 Thường niên
Chúa Nhật, ngày 15 tháng 9
Lu-ca 15:1-10
Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức
Giê-su để nghe Người giảng.2 Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư
bèn xầm xì với nhau: "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với
chúng."3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:4
"Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại
không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con
chiên bị mất?5 Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai.6
Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với
tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.7
Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một
người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không
cần phải sám hối ăn năn.8 "Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng
quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc
tìm cho kỳ được?9 Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và
nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất.10
Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui
mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối."
*
Các dụ ngôn con chiên lạc và đồng quan tiền bị mất diễn tả tình yêu bền
vững, trung thành và không mệt mỏi của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta,
đặc biệt là đối với những kẻ tội lỗi.
Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc đối với bất cứ ai. Chúa không khi nào buông xuôi đối với tôi.
*
Đây không phải là mớ lý thuyết bạn học được ở các trường học thương
mại. Thật kỳ cục khi người ta từ bỏ
những gì tốt đẹp đang có để đem hết sức lực ra đi cứu vớt cái chỉ đáng giá một
phần trăm. Ấy vậy mà qua bao thế kỷ,
những lời này đã gợi hứng cho biết bao nhiêu Ki-tô hữu đi lấp những hố ngăn
cách trong các cơ chế xã hội và đến với những người bị đẩy vào tình trạng cô
đơn tuyệt vọng. Quan niệm thông thường
của chúng ta là sẽ hết mình với những ai đáp lại các nỗ lực của chúng ta. Còn Chúa Giê-su lại làm theo một hướng
khác: “Người khỏe mạnh không cần bác
sĩ”. Lạy Chúa, xin Chúa nhắc nhở con về
thái độ này trong ngày hôm nay.
_______________
Thứ
Hai, ngày 16 tháng 9
Lu-ca 7:1-10
Sau khi đã nói hết những
lời ấy cho dân chúng nghe, Đức Giê-su vào thành Ca-phác-na-um.2 Một
viên đại đội trưởng kia có người nô lệ bệnh nặng gần chết. Ông ta yêu quý người
ấy lắm.3 Khi nghe đồn về Đức Giê-su, ông cho mấy kỳ mục của người
Do-thái đi xin Người đến cứu sống người nô lệ của ông.4
Họ đến gặp Đức Giê-su và khẩn khoản nài xin Người rằng: "Thưa Ngài, ông ấy
đáng được Ngài làm ơn cho.5 Vì ông quý mến dân ta. Vả lại chính ông
đã xây cất hội đường cho chúng ta."6 Đức Giê-su liền đi với họ.
Khi Người còn cách nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này cho bạn hữu ra
nói với Người: "Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không
đáng rước Ngài vào nhà tôi.7 Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng
đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi
bệnh.8 Vì chính tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng
dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: "Đi! là nó đi; bảo người kia: "Đến!
là nó đến; và bảo người nô lệ của tôi: "Làm cái này! là nó làm."9
Nghe vậy, Đức Giê-su thán phục ông ta, Người quay lại nói với đám đông đang
theo Người rằng: "Tôi nói cho các ông hay: ngay cả trong dân Ít-ra-en, tôi
cũng chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế."10 Về đến
nhà, những người đã được sai đi thấy người nô lệ đã khỏi hẳn.
* Giống như viên sĩ quan, tôi xin Chúa Giê-su đến
để chữa lành cho một người tôi biết đang mắc bệnh nặng. Tôi cố gắng làm việc này với cùng một thái độ
khiêm nhường và dễ thương giống như viên sĩ quan, hoàn toàn phó thác bản thân
tôi và người bạn của tôi cho Chúa Giê-su.
* Những lời Chúa Giê-su khen ngợi đức tin của
viên sĩ quan ngoại giáo chỉ có thể gây ấn tượng đối với chúng ta khi chúng ta lấy
cung cách một người Ki-tô hữu để hiểu những người sống theo các truyền thống
tôn giáo khác. Tôi xin ơn cho tôi cũng
như cho toàn Giáo Hội được tăng thêm thái độ giống Chúa Ki-tô dành cho những
người và những nhóm như thế.
_______________
Thứ Ba, ngày 17 tháng 9
Lu-ca 7:11-17
Sau đó, Đức Giê-su đi đến
thành kia gọi là Na-in, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người.12
Khi Đức Giê-su đến gần cửa thành, thì đang lúc người ta khiêng một người chết
đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá. Có một
đám đông trong thành cùng đi với bà.13 Trông thấy bà, Chúa chạnh
lòng thương và nói: "Bà đừng khóc nữa! "14 Rồi Người lại gần,
sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giê-su nói: "Này người
thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy! "15 Người chết liền ngồi
lên và bắt đầu nói. Đức Giê-su trao anh ta cho bà mẹ.16 Mọi người đều
kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện
giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người".17 Lời
này về Đức Giê-su được loan truyền khắp cả miền Giu-đê và vùng lân cận.
* Tôi nhìn vào khung cảnh câu chuyện và tưởng
tượng mình đang có mặt tại Na-in chứng kiến phép lạ này. Tôi thấy Chúa Giê-su, Đấng cảm thương cho bà
góa, rồi thấy Người làm phép lạ mà không đợi người ta nài xin. Hôm nay có ai tôi muốn cầu nguyện cho họ vì họ
đã mất mát nặng nề nên đang cảm thấy phiền muộn hoặc trống vắng không? Lạy Chúa Giê-su, xin dạy con biết cảm thương
giống như Chúa.
* Có thể tôi cũng giống như người thanh niên
kia, chẳng cảm nhận gì cả và đang được người ta khiêng đi như khiêng một người
chết. Hoặc tôi giống như bà mẹ tan nát
tâm hồn. Tôi cầu xin được gặp Chúa
Giê-su, Đấng vì lòng cảm thương sẽ thay đổi cuộc sống tôi tốt hơn, ban cho tôi
niềm vui và sự sống mới.
_______________
Thứ Tư, ngày 18 tháng 9
Lu-ca 7:31-35
"Vậy tôi phải ví
người thế hệ này với ai? Họ giống ai?32 Họ giống như lũ trẻ ngồi
ngoài chợ gọi nhau mà nói: "Tụi
tôi thổi sáo cho các anh, mà
các anh không nhảy múa; tụi
tôi hát bài đưa đám, mà
các anh không khóc than.33 "Thật vậy, ông Gio-an Tẩy Giả đến,
không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo: "Ông ta bị quỷ ám.34
Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: "Đây là tay
ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.35 Nhưng Đức
Khôn Ngoan đã được tất cả con cái mình biện minh cho."
* Trong một tình huống, có thể người ta rất dễ
tìm cách chữa lỗi, cứ ngồi sẵn đấy để vạch lá tìm sâu những nỗ lực của người
khác mà không hề tham dự vào. Tôi cầu
xin ơn khôn ngoan, để luôn liên kết với hành động thực tế, chứ không rút lui khỏi
mọi ràng buộc của một tình huống có thực.
* Tôi thắc mắc không biết tất cả con cái biện
minh cho đức khôn ngoan là những ai. Có
lẽ đó là những người đủ khôn ngoan để chấp nhận số phận của mình và nhận ra được
những khả năng để hành động tốt, hoặc những người đang vật lộn để âm thầm xây dựng
gia đình họ với tất cả lòng tin, hoặc những ai đang phấn đấu để sống trung thực
ngay cả khi họ cảm thấy cô độc và bị cô lập khi sống như vậy. Tôi xin cho mình được ở trong số những người
con cái này của đức khôn ngoan.
_______________
Thứ Năm, ngày 19 tháng 9
Lu-ca 7:36-50
Có người thuộc nhóm
Pha-ri-sêu mời Đức Giê-su dùng bữa với mình. Đức Giê-su đến nhà người
Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn.37 Bỗng một phụ nữ vốn là người tội lỗi
trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pha-ri-sêu, liền đem
theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm.38 Chị đứng đằng sau, sát chân
Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi
hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.39 Thấy vậy, ông Pha-ri-sêu
đã mời Người liền nghĩ bụng rằng: "Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn
phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội
lỗi! "40 Đức Giê-su lên tiếng bảo ông: "Này ông Si-môn,
tôi có điều muốn nói với ông! " Ông ấy thưa: "Dạ, xin Thầy cứ
nói."41 Đức Giê-su nói: "Một chủ nợ kia có hai con nợ: một
người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục.42 Vì họ không có gì
để trả, nên chủ nợ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến
chủ nợ hơn? "43 Ông Si-môn đáp: "Tôi thiết tưởng là người
đã được tha nhiều hơn." Đức Giê-su bảo: "Ông xét đúng lắm."44
Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Si-môn: "Ông thấy người
phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn
chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau.45
Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn
chân tôi.46 Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì
lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi.47 Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội
của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai
được tha ít thì yêu mến ít."48 Rồi Đức Giê-su nói với người phụ
nữ: "Tội của chị đã được tha rồi."49 Bấy giờ những người đồng
bàn liền nghĩ bụng: "Ông này là ai mà lại tha được tội? "50
Nhưng Đức Giê-su nói với người phụ nữ: "Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị
hãy đi bình an."
* Giống như người phụ nữ này, tôi đang đi tìm
Chúa Giê-su, mang theo trong tôi tình trạng tội lỗi của mình. Hiểu theo một ý nghĩa, tình trạng tội lỗi của
tôi là một thứ quà tặng dâng cho Chúa.
Tôi quan sát thái độ Chúa kính trọng bà:
Người có thể tránh không muốn để cho bà đụng tới Người và bảo người ta
đuổi bà ra ngoài. Trái lại, Chúa lại
dành hết thời giờ cho bà, giống như Người đã dành hết thời giờ cho tôi. Chúa ghi nhận từng cử chỉ nhỏ nhặt của bà
như: những nét yêu mến nhẹ nhàng biểu lộ
qua dòng nước, dầu thơm, nước mắt và những nụ hôn.
* Đâu là những cử chỉ yêu mến tôi tỏ ra với
Chúa? Người phụ nữ này thật đơn sơ, hào
phóng, khiêm nhường và đầy tin tưởng vào Chúa.
Xin cho tôi biết học nơi bà để được gần Chúa Giê-su hơn.
_______________
Thứ Sáu, ngày 20 tháng 9
Lu-ca 8:1-3
Sau đó, Đức Giê-su rảo
qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa.
Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai2 và mấy người phụ nữ đã được Người
trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Ma-ri-a gọi là Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã được
giải thoát khỏi bảy quỷ,3 bà Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của
vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình
mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ.
* Đoạn Tin Mừng này cho thấy việc Chúa Giê-su
kêu gọi những phụ nữ đi theo Người. Đoạn
Kinh Thánh nói lên cách thức họ hỗ trợ cho sứ mệnh của Chúa như thế nào: Chúa Giê-su và cộng đồng Ki-tô tùy thuộc vào
lòng quảng đại của người ta để nâng đỡ công cuộc truyền giáo. Vậy tôi nâng đỡ việc truyền giáo của Giáo hội
như thế nào?
* Ở đây chúng ta thấy Chúa Giê-su, Đấng mang sứ
mệnh mà Người say mê. Sứ mệnh này được
mô tả là “công bố và đem Tin Mừng Nước Thiên Chúa đến mọi người”. Tôi cầu xin cho tôi biết sứ mệnh của mình
theo cùng ý nghĩa ấy. Tôi cũng cầu xin
cùng một ơn ấy cho Giáo Hội nữa.
_______________
Thứ Bảy, ngày 21 tháng 9
Mát-thêu 9:9-13
Bỏ nơi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên
là Mát-thêu đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi! "
Ông đứng dậy đi theo Người.10 Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà
ông ấy, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các
môn đệ.11 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người
rằng: "Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như
vậy? "12 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói: "Người khoẻ mạnh
không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.13 Hãy về học cho biết ý
nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến
để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi."
* Trong bữa tiệc, quanh Chúa Giê-su là những
người Do-thái không “tốt” đến gần hoặc nói chuyện với Chúa. Tôi đã thấy cảnh nào tương tự như thế trong
thời tôi và chỗ tôi ở chưa? Cảnh ấy như
thế nào? Ai ở trong vị trí của Chúa
Giê-su như là thầy, là người chữa lành và người đem Tin Mừng? Có những hạng người nào vây quanh người
ấy? Và những loại người nào được lôi
cuốn đến cảnh tượng ấy?
* Trong tâm tình biết ơn thánh sử Mát-thêu, nhờ
đoạn Tin Mừng của ngài, chúng ta biết được thật nhiều về Chúa Giê-su và sứ điệp
của Người, đó là Tám Mối phúc, kinh Lạy Cha, lời giảng của Chúa về Nước Trời và
rất nhiều điều khác nữa trong cuốn sách Tin Mừng dài nhất.