TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN (Ngày
12 – 18 tháng 7 năm 2020)
Điều
suy nghĩ và cầu nguyện mỗi ngày trong tuần:
Tôi xác
tín rằng sở dĩ chúng ta là những người vui vẻ chính là vì chúng ta biết mình là
ai trước mắt Chúa Cha. Chúng ta luôn luôn là những con cái được yêu
thương! Cái biết này giúp mỗi người
chúng ta tiến bước trên đường, luôn thích nghi để thay đổi trong những môi trường
chung quanh, bởi chúng ta nhận ra rằng không có gì thuộc về con người là xa lạ
cả. Chúng ta luôn sống trong tình đồng
hành với anh chị em khác trên đường đời.
Dường như đối với tôi, niềm vui cốt yếu là tự thâm tâm nhận biết rằng dù
bất cứ điều gì xảy ra trong hành trình chúng ta, thì Chúa cũng luôn ở với ta và
Người thường tỏ mình ra cho chúng ta qua thái độ ưu ái và và dịu dàng của các bạn
đồng hành.
- Casey
Beaumier, SJ, A Purposeful Path
Sự hiện diện của Chúa
Lạy
Chúa Giê-su, hôm nay khi đến với Chúa, con nhận ra rằng con thường đến xin Chúa
điều này điều nọ. Nhưng hôm nay con chỉ
muốn ở trong sự hiện diện của Chúa thôi.
Xin Chúa kéo tâm hồn con đến để đáp lại tình Chúa yêu thương.
Sự tự do
Người
ta thật dễ dàng bị vướng mắc vào những cái bẫy của sự giàu có trên đời này.
Lạy
Chúa, xin ban cho con được tự do, thoát khỏi tính tham lam và ích kỷ. Xin Chúa nhắc nhở con rằng những điều đẹp nhất
trên đời này người ta có thể tự do sở hữu, đó là tình yêu, tiếng cười, sự chăm
sóc và chia sẻ.
Ý thức
Hôm nay
tôi thực sự cảm thấy thế nào? Lòng nhẹ
nhàng? Hay nặng nề? Được ở đây lúc này, tôi có thể rất bình an và
sung sướng. Nhưng tôi cũng có thể cảm thấy
chán nản, lo lắng hoặc giận dữ. Tôi biết
mình đang thực sự thế nào. Đó cũng chính
là con người tôi được Chúa yêu thương.
Lời Chúa
Lạy
Chúa Giê-su, Chúa đã làm người để cảm thông với con. Chúa đã bước đi và đã làm việc trên mặt đất này. Chúa đã chịu đựng cái nắng thiêu đốt và cái lạnh
thấu xương. Tất cả thời giờ Chúa sống
trên trái đất là để chăm sóc nhân loại.
Chúa đã chữa lành kẻ ốm đau, Chúa đã cho kẻ chết sống lại. Nhưng quan trọng hơn hết, Chúa đã cứu con khỏi
sự chết. (Xin bạn lấy phần Kinh Thánh ở
những trang tiếp theo. Các điểm gợi ý đã
có sẵn để bạn sử dụng nếu muốn. Sau khi
đã sẵn sàng, bạn hãy trở lại đây để tiếp tục phần Tâm sự với Chúa).
Tâm sự với Chúa
Tôi có
nhận thấy phản ứng nào của mình khi tôi cầu nguyện bằng Lời Chúa không? Tôi cảm thấy bị thách đố, được an ủi, giận dữ? Tưởng tượng Chúa Giê-su đang ngồi hoặc đứng
bên cạnh, tôi nói lên với Chúa những cảm nghĩ của mình giống như đang nói với một
người bạn.
Kết thúc
Vinh
danh Chúa Cha và Chúa Con, cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa.
Tự muôn
đời và chính hiện nay, luôn mãi đến thiên thu vạn đại. A-men.
Tuần 15 Thường niên
Chúa Nhật, ngày 12 tháng 7
Mát-thêu 13:1-9
Hôm ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ.2
Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn
tất cả dân chúng thì đứng trên bờ.3 Người dùng dụ ngôn mà nói với họ
nhiều điều.4 Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ
đường, chim chóc đến ăn mất.5 Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ
đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu;6 nhưng khi nắng
lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô.7 Có những hạt
rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt.8 Có những hạt lại
rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục,
hạt được ba chục.9 Ai có tai thì nghe."
*
Chúng ta có thể nghĩ hạt giống là lời Chúa và người gieo giống là Thiên
Chúa, Đấng không gì có thể ngăn cản được thánh ý của Người. Hạt giống rơi xuống những mảnh đất khác nhau,
nhưng phần lớn đều rơi vào đất tốt và số thu hoạch còn nhiều hơn gấp bội số hạt
đã rơi vào những nơi khô cằn. Đây chính
là phương diện lạc quan của dụ ngôn, điều thường bị bỏ quên đối với các môn đệ
sống Tin Mừng.
*
Chúa Giê-su đang nói với những người hiểu biết về hạt giống và về những
loại đất khác nhau – vì trong số họ cũng có những người từng trồng trọt để cung
cấp thực phẩm cho mình hoặc bán cho người khác.
Khi Chúa Giê-su mô tả những hoàn cảnh khác nhau ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng, đám thính giả đều có thể tưởng tượng ra chính xác những gì ngăn cản hạt
giống phát triển hoàn toàn và sinh hoa kết quả.
Vậy tôi hãy để ý đến những gì giúp đỡ hoặc ngăn cản lời Chúa phát triển
trong đời sống tôi.
_______________
Thứ Hai, ngày 13 tháng
7
Mát-thêu 10:34 – 11:1
"Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không
phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo.35 Quả vậy, Thầy đến để
gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ
chồng.36 Kẻ thù của mình chính là người nhà.37 "Ai yêu
cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy,
thì không xứng với Thầy.38 Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy,
thì không xứng với Thầy.39 Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất;
còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.40
"Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng
đã sai Thầy.41 "Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn
sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người
công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành
cho bậc công chính.42 "Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này
uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo
thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu."
1 Ra chỉ thị cho mười hai môn đệ xong, Đức Giê-su rời chỗ đó, đi dạy dỗ và
rao giảng trong các thành thị trong miền.
* Chúng ta chỉ hiểu được
những lời nghiêm khắc của Chúa Giê-su nhờ kinh nghiệm sống, qua những lần chúng
ta phải đối phó với những chọn lựa quan trọng được Chúa nhắc tới. Chúng ta biết có những lúc phải quyết
định những chọn lựa làm sao để mình vẫn
còn là môn đệ Chúa Giê-su, có những lúc chúng ta phải chấp nhận phân rẽ hoặc
cách biệt.
* Tôi muốn cứu lấy mạng sống hay liều mạng
sống? Tôi có sẵn sàng liều mạng sống hay
chỉ muốn bám chặt lấy nó vì sợ mất? Có
lẽ đây là điều kiện căn bản cho việc làm môn đệ Chúa và không một sự tuân phục luân
lý hoặc lề luật nào có thể thay thế được.
Tôi hằng cầu xin ơn có được sự tự do nội tâm đích thực và ơn can đảm
trung thực với chính mình cũng như với ơn gọi của mình.
_______________
Thứ Ba, ngày 14 tháng
7
Mát-thêu 11:20-24
Bấy giờ Người bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép
lạ Người làm mà không sám hối:21 "Khốn cho ngươi, hỡi
Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các
ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu
tỏ lòng sám hối.22 Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán
xét, thành Tia và thành Xi-đôn còn được xử khoan hồng hơn các ngươi.23
Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư?
Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi ngươi mà
được làm tại Xơ-đôm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay.24 Vì
thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơ-đôm còn được xử khoan
hồng hơn các ngươi."
* Có thể chúng ta không thấy thoải mái lắm khi
nghĩ rằng Chúa Giê-su là vị thẩm phán chỉ đưa ra những lời đe dọa hãi hùng cho
những thành thị lớn lao và quan trọng.
Nhưng chúng ta thích những lời nói dễ nghe về tình yêu và tình huynh đệ
đại đồng hơn là những lời cứng cỏi khiến ta không được an lòng bởi tính tự ái
của ta. Vậy tôi cố gắng lắng nghe những
lời Chúa đang nói với tôi và lối sống xã hội của tôi. Tôi cũng xin cho mình biết đáp lại cho xứng
lời kêu gọi sám hối này.
* Không những cá nhân mà toàn thể xã hội chúng
ta đang được kêu gọi hãy lập tức sám hối.
Có quá nhiều nạn nhân vô tội bởi lối sống ích kỷ của chúng ta, trong
lãnh vực kinh tế cũng như trong cuộc sống với nhau, bắt chúng ta phải tự hỏi
mình những câu hỏi rất đau thương về lối sống của chúng ta. Tôi cầu nguyện cho xã hội của tôi và cho xã
hội ấy quay đầu khỏi những gì tôi coi là những yếu tố độc hại nhất trước mắt
Chúa. Tôi xin Chúa ban ánh sáng giúp tôi
nhận ra mình phải giữ vai trò nào như một công dân có tinh thần trách nhiệm.
_______________
Thứ Tư, ngày 15 tháng 7
Lễ thánh Bônaventura, giám mục và tiến sĩ Hội Thánh
Mát-thêu 11:25-27
Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất,
con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết
những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.26 Vâng, lạy
Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.27 "Cha tôi đã giao phó mọi sự cho
tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ
Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.
* Tôi chia sẻ với niềm vui và lòng biết ơn của
Chúa Giê-su trước hồng ân cao cả là Chúa Cha đã tỏ mình ra cho chúng ta, đặc
biệt cho những kẻ bé mọn. Tôi xin ơn
đừng tự coi mình là khôn ngoan thông thái trước sự cao trọng của Thiên Chúa,
nhưng biết trở nên như một trẻ nhỏ chỉ muốn lắng nghe và học hỏi, biết ngỡ
ngàng trước cách thức và những điều Chúa nói cho tôi biết về Người.
* Trong niềm kính tin sâu xa, tôi thờ lạy sự
cao cả của Thiên Chúa, vương quyền của Người và tình Người yêu thương chúng ta
khi trở nên một với chúng ta, để chúng ta có thể hiểu biết Người hơn.
_______________
Thứ Năm, ngày 16 tháng 7
Mát-thêu 11:28-30
"Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi
sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.29 Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và
hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ
được nghỉ ngơi bồi dưỡng.30 Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ
nhàng."
* Triều đại của vua cứu độ đang tới gần không
chỉ đem lại sự yên ổn và đón tiếp tất cả những ai đang cảm thấy lạc lõng và bị
bỏ rơi. Nhưng vương quốc của Chúa Giê-su
còn hứa hẹn sẽ xoa dịu và nâng đỡ những ai cảm thấy cuộc sống quá sức chịu đựng
của họ. Chúa Giê-su hiểu từng người
chúng ta còn hơn chính chúng ta hiểu bản thân mình, nên trái tim dịu hiền của
Người hằng để tâm tới chúng ta.
* Sự nghỉ ngơi Chúa Giê-su ban – cũng mang ý
nghĩa là chúng ta được đón nhận – làm tan biến đi nỗi ưu phiền của chúng ta và
đổi mới năng lực chúng ta. Điều này
không có gì lạ cả: Đấng Cứu Độ và Chúa
chính là trung tâm năng lực của vũ trụ, là Đấng tạo dựng và Đấng đặt tên cho
các vì sao.
_______________
Thứ Sáu, ngày 17 tháng 7
Mát-thêu 12:1-8
Hôm ấy, vào ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn
đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn.2 Người Pha-ri-sêu thấy vậy, mới
nói với Đức Giê-su: "Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm
ngày sa-bát! "3 Người đáp: "Các ông chưa đọc trong Sách
sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ đói bụng?4 Ông vào
nhà Thiên Chúa, và đã cùng thuộc hạ ăn bánh tiến. Thứ bánh này, họ không được
phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi.5 Hay các ông chưa đọc
trong sách Luật rằng ngày sa-bát, các tư tế trong Đền Thờ vi phạm luật sa-bát
mà không mắc tội đó sao?6 Tôi nói cho các ông hay: ở đây còn lớn hơn
Đền Thờ nữa. -7 Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: Ta muốn
lòng nhân chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông đã chẳng lên án kẻ vô tội.8
Quả thế, Con Người làm chủ ngày sa-bát."
* Sự tự do nội tâm của Chúa Giê-su đặt nền tảng
trên ý thức mình là một con người hoàn toàn độc đáo chắc chắn đã làm cho những
kẻ chỉ trích Người phải bối rối và giận dữ.
Người luôn nói tới một quy luật sống cao thượng và thanh khiết hơn cả
những việc tuân giữ lề luật mà các thính giả của Người vẫn từng giữ. Đôi khi điều này dường như quá sức họ. Chúng ta có còn ngạc nhiên do lời nói và hành
động của Chúa Giê-su không?
* Chúa Giê-su bảo rằng Người còn cao trọng hơn
cả Đền Thờ, thậm chí còn là Chúa của ngày sa-bát, mà Đền Thờ và giữ ngày sa-bát
là hai điều thánh thiêng nhất của người Do-thái. Tôi cầu xin cho mình biết để cho sự hiện diện
và những đòi hỏi của Chúa Giê-su thách đố tôi, nhất là về cách hiểu biết Ki-tô
giáo và Giáo Hội.
_______________
Thứ Bảy, ngày 18 tháng 7
Mát-thêu 12:14-21
Ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu bàn bạc để tìm cách giết Đức Giê-su.15
Biết vậy, Đức Giê-su lánh khỏi nơi đó. Dân chúng theo Người đông đảo và Người
chữa lành hết.16 Người còn cấm họ không được tiết lộ Người là ai.17
Như thế là để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a đã nói:18 "Đây là
người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người.
Ta cho Thần Khí Ta ngự trên Người. Người sẽ loan báo công lý trước muôn dân.19
Người sẽ không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa
phố phường.20 Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo
lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng,21
và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh Người.
* Chúa Giê-su là người bênh vực cho công lý vì
Người âm thầm công bố một sứ điệp yêu thương để giải phóng dân Người. Phải đối mặt với sự thù nghịch khi nhóm
Pha-ri-sêu âm mưu hại Người, Chúa đã không muốn môn đệ Người nói cho dân chúng
biết về Người. Việc này là để ứng nghiệm
lời ngôn sứ I-sai-a nói về người Tôi Trung chịu đau khổ, một người hiền từ và
cảm thông, để ám chỉ Chúa Giê-su.
* Tôi dùng những lời của ngôn sứ I-sai-a để cầu
nguyện và cảm tạ Chúa Cha. Chúa đã tuyển
chọn tôi; tôi là người con yêu dấu của
Chúa và Người hài lòng về tôi. Người đã
ban Thánh Thần của Người cho tôi và Người muốn chúc lành cho tôi khi tôi đến
với Người.