TUẦN 24 THƯỜNG
NIÊN (Ngày 12 – 18 tháng 9 năm 2021)
Điều suy nghĩ và cầu nguyện mỗi ngày trong tuần:
Đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã làm cho người ta
cảm động hơn bất cứ người phụ nữ nào trong lịch sử vì nhiều lý do. Mẹ biểu tượng cho tình mẫu tử, là con đường dẫn
người ta đến với Thiên Chúa, am hiểu sự đau khổ. Catherine de Hueck Doherty, một người di cư đến
từ cuộc Cách mạng Nga-sô đã phục vụ người nghèo tại Toronto và Nữu Ước diễn tả
về Đức Mẹ như sau: “Mẹ có một bí quyết cầu
nguyện, bí quyết khôn ngoan, vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Hỏi ai có thể dạy bạn biết cầu nguyện nếu
không phải là người phụ nữ của cầu nguyện?
Hỏi ai có thể dạy bạn biết trải qua thinh lặng của sa mạc và đêm tối,
thinh lặng của đau khổ buồn phiền, thanh tĩnh của niềm vui và mừng rỡ nếu không
phải là người đắm chìm trong thinh lặng?
Mặc
dù Mẹ Ma-ri-a chỉ lên tiếng vài lần trong Tân Ước, nhưng con người và nhân cách
của Mẹ đã nói với không biết bao nhiêu tín hữu từ mọi thời. Mẹ Ma-ri-a lôi cuốn hằng triệu người đến các
đền thánh khắp nơi trên thế giới. Cùng với
Guadalupe, Lộ-đức và Fatima, còn có rất nhiều đền thánh khác trên thế giới cũng
lôi cuốn tín đồ của các tôn giáo khác nữa.
Cuộc
sống của Mẹ Ma-ri-a xoay quanh lời thưa xin vâng đối với tình yêu vượt trên mọi
giấc mơ yêu đương của Mẹ, trong tâm tình đáp lại ân huệ Chúa ban. Mẹ đã nhận được ân huệ gặp Chúa vì Người rất
thân cận với Mẹ đến độ thân xác nhân loại của Con Một Người đã được hình thành
trong lòng Mẹ. Tại tâm diểm cuộc sống của
Mẹ diễn ra câu chuyện tình yêu với Thiên Chúa, một câu chuyện tình yêu cũng có
thể là lý tưởng tại tâm điểm cuộc sống chúng ta nữa.
Giống
như bất cứ một bà mẹ tốt lành nào khác, Mẹ Ma-ri-a muốn tiếp xúc với chúng ta
trong chiều kích yêu thương của cuộc đời chúng ta và Mẹ muốn giải thoát chúng
ta để chúng ta có thể tiếp nhận Thiên Chúa.
Bước đầu tiên để đến với Chúa không phải là vấn đề lý thuyết. Đó cũng chẳng phải là việc thi hành của ý chí
mà thôi. Nhưng bình thường hơn, đó là mở
ra dòng chảy căn bản của đời sống chúng ta để sẵn sàng tiến tới thái độ tín
thác, thiện ý và yêu mến. Gặp gỡ chiều
sâu của Mẹ Ma-ri-a là một lời mời gọi vinh dự để sống những chiều sâu của chính
chúng ta.
-
Thomas G. Casey, SJ, Mary in
Different Traditions
Sự hiện diện của Chúa
"Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến
cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt
11:28). Lạy Chúa, này con đây. Con đến tìm sự hiện diện của Chúa. Con khao khát quyền năng chữa lành của Chúa.
Sự tự do
Chúa không lạ lẫm gì sự tự do của
tôi. Thần Khí Chúa thở hơi sự sống vào tận
những ước muốn sâu xa nhất của tôi, nhẹ nhàng thúc giục tôi đến với tất cả những
gì là tốt lành. Tôi xin ơn biết để cho
Chúa Thánh Thần uốn nắn tôi.
Ý thức
Tôi nhắc nhở mình đang ở trong sự hiện
diện của Chúa. Tôi sẽ nương náu trong
trái tim yêu thương của Chúa. Người là sức
mạnh tôi những khi tôi yếu đuối. Người
là Đấng an ủi tôi những lúc tôi sầu khổ.
Lời Chúa
Tôi dành thì giờ đọc chậm chậm Lời Chúa
vài lần, để cho mình ở lại trong bất cứ điều gì đánh động tâm hồn tôi. (Xin bạn
lấy phần Kinh Thánh ở những trang kế tiếp.
Các điểm gợi ý đã có sẵn để bạn sử dụng nếu muốn. Sau khi đã sẵn sàng, bạn hãy trở lại đây để
tiếp tục phần Tâm sự với Chúa).
Tâm sự với Chúa
Lạy Chúa Giê-su, Chúa luôn đón tiếp các
em nhỏ đang khi Chúa sống trên trần gian này.
Xin Chúa dạy con có lòng tín thác vào Chúa như trẻ em tín thác. Xin Chúa dạy con sống mà biết rằng Chúa không
khi nào bỏ rơi con.
Kết thúc
Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con, cùng
vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa,
Tự muôn đời và chính hiện nay, luôn mãi
đến thiên thu vạn đại. A-men.
Tuần 24 Thường niên
Chúa Nhật, ngày 12 tháng 9
Mác-cô 8:27-35
Đức Giê-su và các môn
đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi
các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai? "28 Các ông đáp:
"Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác
lại cho là một ngôn sứ nào đó."29 Người lại hỏi các ông:
"Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Ông Phê-rô trả lời: "Thầy
là Đấng Ki-tô."30 Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói
với ai về Người.
31 Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau
khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau
ba ngày, sống lại.32 Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phê-rô
liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người.33 Nhưng khi Đức
Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: "Xa-tan!
lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên
Chúa, mà là của loài người."
34 Rồi Đức Giê-su gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói
với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình
mà theo.35 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai
liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.
* Thời điểm quan trọng này chuẩn bị kết thúc phần
thứ nhất của Tn Mừng Mác-cô. Chúa Giê-su
không phải là một chiến sĩ vinh thắng, nhưng là Đấng Mê-si-a phải chịu đau
khổ. Trên mặt nổi, ông Phê-rô nói đúng
chân tính của Chúa Giê-su. Nhưng ông bị
Chúa quở trách là vì cái nhìn trần tục của ông:
ông tìm cách bẻ cong những lời lẽ và đường lối của Chúa Giê-su theo cách
suy nghĩ quá loài người của riêng ông.
Ông học được rằng sự thỏa hiệp không có chỗ đứng trong cuộc đời Chúa
Giê-su.
* Lạy Chúa, câu hỏi Chúa hỏi các môn đệ vẫn
vang vọng qua mọi thế kỷ và giờ đây con biết câu hỏi đó dành cho con. Xin Chúa củng cố sự gắn bó giữa Chúa và
con. Xin cho mối tương quan của chúng ta
ảnh hưởng đến cuộc sống của con. Xin
Chúa giữ con luôn theo sau Chúa khi con vác lấy những thập giá và gánh nặng đến
với con do việc làm môn đệ Chúa.
_______________
Thứ Hai, ngày 13 tháng
9
Lu-ca 7:1-10
Sau khi đã nói hết những lời ấy cho dân chúng nghe, Đức Giê-su
vào thành Ca-phác-na-um.2 Một viên đại đội trưởng kia có người nô lệ
bệnh nặng gần chết. Ông ta yêu quý người ấy lắm.3 Khi nghe đồn về Đức
Giê-su, ông cho mấy kỳ mục của người Do-thái đi xin Người đến cứu sống người nô
lệ của ông.
4
Họ đến gặp Đức Giê-su và khẩn khoản nài xin Người rằng: "Thưa Ngài, ông ấy
đáng được Ngài làm ơn cho.5 Vì ông quý mến dân ta. Vả lại chính ông
đã xây cất hội đường cho chúng ta."6 Đức Giê-su liền đi với họ.
Khi Người còn cách nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này cho bạn hữu ra
nói với Người: "Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không
đáng rước Ngài vào nhà tôi.7 Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng
đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi
bệnh.8 Vì chính tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính
tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: "Đi! là nó đi; bảo người kia:
"Đến! là nó đến; và bảo người nô lệ của tôi: "Làm cái này! là nó
làm."9 Nghe vậy, Đức Giê-su thán phục ông ta, Người quay lại
nói với đám đông đang theo Người rằng: "Tôi nói cho các ông hay: ngay cả
trong dân Ít-ra-en, tôi cũng chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế."10
Về đến nhà, những người đã được sai đi thấy người nô lệ đã khỏi hẳn.
*
Chúa Giê-su ngạc nhiên: Bình thường
Chúa không gặp được lòng tin giống như thế và Người vui vì thấy được thảnh
thơi. Tôi có thể cầu xin ơn được tự do để
biểu lộ lòng tin, sự tín thác hoặc khiêm nhường, ngay cả khi sự tự do ấy chỉ là
tối thiểu.
*
Chúa Giê-su để mình hòa đồng với kẻ đang nói về “dân ta”. Chắc chắn Chúa coi trọng giá trị lòng quảng đại
và cởi mở của người đến gặp Chúa và nói thay cho viên sĩ quan. Chúa cũng vui vì dường lối của người đó không
hẹp hòi hoặc tiêu cực. Thấy cách Chúa
Giê-su tiếp nhận lòng tin của người lạ và coi đó như một gương mẫu, tôi cầu xin
cho mình biết nhìn lại những người tôi đã coi là khác biệt và biết học hỏi đường
lối của họ.
_______________
Thứ Ba, ngày 14 tháng 9
Lễ Suy tôn Thánh Giá
Gio-an 3:13-17
Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.14
Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được
giương cao như vậy,15 để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.
16
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì
khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.17 Quả vậy, Thiên Chúa sai
Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế
gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.
*
Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta mang trong tâm tư sự đau khổ và
cái chết của Chúa Giê-su và cái giá Người phải trả là mất mạng sống mình cách
đau đớn như vậy. Hôm nay là ngày lễ Suy
tôn Thánh giá, chúng ta mừng kính tình yêu vĩ đại của Chúa dành cho chúng ta biểu
lộ qua hành vi chịu đau khổ, rồi chúng ta dâng lời ca tụng cảm tạ Người vì Người
đã nghĩ đến chúng ta. Không ai có tình
yêu cao cả hơn tình yêu này; vì đó là sự
biểu lộ tận cùng tình yêu này.
*
Cách chúng ta cảm tạ tốt nhất đó là cố gắng sống những giá trị của Chúa
Giê-su và nhận chân rằng Chúa là con đường, là sự thật và là sự sống của ta.
_______________
Thứ Tư, ngày 15 tháng 9
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi
Gio-an 19:25-27
Đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu,
bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la.26 Khi thấy
thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng:
"Thưa Bà, đây là con của Bà."27 Rồi Người nói với môn đệ:
"Đây là mẹ của anh." Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
*
Mẹ Ma-ri-a luôn có mặt tại những thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời
Chúa Giê-su, cho nên Mẹ cũng phải đứng dưới chân thập giá nữa. Tôi cố gắng hình dung nỗi lo buồn sâu xa của
Mẹ trước những gì đang xảy ra, phản ứng của Mẹ khi Chúa Giê-su xin Mẹ biểu lộ
tình yêu và mở lòng hơn nữa đối với người khác ngay trong lúc đau khổ tột cùng
này.
* Tôi nhớ lại những tình huống đau khổ kinh khủng,
những tình huống xung đột hoặc chiến tranh đã diễn ra trong nhiều năm trời. Tôi đem những tình huống ấy đến chân thập
giá, xin Mẹ Ma-ri-a dạy tôi cảm nhận sự buồn phiền trước đau khổ ấy, một sự buồn
phiền được soi sáng do lòng tín thác và tình yêu cảm thông.
_______________
Thứ Năm, ngày 16 tháng 9
Lu-ca 7:36-50
Có người thuộc nhóm Pha-ri-sêu mời Đức Giê-su dùng bữa với mình.
Đức Giê-su đến nhà người Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn.37 Bỗng một phụ
nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông
Pha-ri-sêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm.38 Chị đứng
đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy
tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.
39
Thấy vậy, ông Pha-ri-sêu đã mời Người liền nghĩ bụng rằng: "Nếu quả thật
ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là
thứ người nào: một người tội lỗi! "40 Đức Giê-su lên tiếng bảo
ông: "Này ông Si-môn, tôi có điều muốn nói với ông! " Ông ấy thưa:
"Dạ, xin Thầy cứ nói."41 Đức Giê-su nói: "Một chủ nợ
kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm quan tiền, một người năm chục.42
Vì họ không có gì để trả, nên chủ nợ đã thương tình tha cho cả hai. Vậy trong
hai người đó, ai mến chủ nợ hơn? "43 Ông Si-môn đáp: "Tôi
thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn." Đức Giê-su bảo: "Ông xét
đúng lắm."
44
Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Si-môn: "Ông thấy người
phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn
chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau.45
Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn
chân tôi.46 Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì
lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi.47 Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội
của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai
được tha ít thì yêu mến ít."48 Rồi Đức Giê-su nói với người phụ
nữ: "Tội của chị đã được tha rồi."49 Bấy giờ những người đồng
bàn liền nghĩ bụng: "Ông này là ai mà lại tha được tội? "50
Nhưng Đức Giê-su nói với người phụ nữ: "Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị
hãy đi bình an."
*
Thật khó để chúng ta hiểu được cử chỉ hào phóng của người phụ nữ
này. Tuy nhiên đó lại là cách bà bày tỏ
lòng biết ơn trước tất cả những điều bà đã nhận được từ Chúa Giê-su. Trái lại, ông Si-môn vì không biết được những
động tác nội tâm của bà nên ông lên án bà qua những điều bên ngoài ông nhận thấy
nơi bà. Chúa Giê-su chẳng đặng đừng nên
phải nói cho ông Si-môn biết ý nghĩa sâu xa trong những hành động của bà và Người
đã trân trọng sự đền đáp của bà.
*
Có khi nào bạn bị người ta lên án sai về điều gì đó bạn đã làm
không? Việc ấy khiến người ta đau đớn lắm. Chúng ta có thể luôn xin Chúa giúp ta đừng
quá vội vàng xét đoán người khác. Không
vội xét đoán sẽ giúp bạn được tự do nội tâm khi bạn sống bác ái ngay khi bạn
nghĩ về người khác rồi.
_______________
Thứ Sáu, ngày 17 tháng 9
Lu-ca 8:1-3
Sau đó, Đức Giê-su rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và
loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai2
và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Ma-ri-a gọi là
Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ,3 bà
Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà
khác nữa. Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ.
*
Chúng ta chỉ biết về bà Su-san-na và bà Gio-an-na là những người hạnh
phúc được theo Chúa Giê-su và các bà đã được thánh sử Lu-ca công nhận là những
môn đệ Chúa. Tôi nghĩ đến tất cả các người
môn đệ thầm lặng đã lấy mạng sống họ và cầu nguyện để đóng góp cho Giáo Hội,
nhưng lại không được nhìn nhận rõ ràng.
Tôi cầu nguyện cho tất cả những người đang nâng đỡ người khác bằng sự hiện
diện của họ, nhất là các phụ nữ, để họ được can đảm khi biết rằng Chúa Giê-su
đang nhìn họ, nhận biết họ và yêu mến việc phục vụ khiêm nhường của họ.
_______________
Thứ Bảy, ngày 18 tháng 9
Lu-ca 8:4-15
Người ta tụ họp đông đảo. Từ khắp các
thành thị, người ta kéo đến cùng Đức Giê-su. Bấy giờ Người dùng dụ ngôn mà nói
rằng:
5 "Người gieo giống đi ra gieo hạt
giống của mình. Trong khi người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người
ta giẫm lên và chim trời ăn mất.6 Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc
lên, lại héo đi vì thiếu ẩm ướt.7 Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai
cùng mọc lên, làm nó chết nghẹt.8 Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và
khi mọc lên, nó sinh hoa kết quả gấp trăm". Nói xong, Người hô lên rằng:
"Ai có tai nghe thì nghe."
9 Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có ý
nghĩa gì.10 Người đáp: "Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu
nhiệm Nước Thiên Chúa; còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà
không nhìn, nghe mà không hiểu.
11 "Đây là ý nghĩa dụ ngôn: Hạt giống
là lời Thiên Chúa.12 Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe
nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ.13
Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ
không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc.14
Hạt rơi vào bụi gai: đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng
và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không
đạt tới mức trưởng thành.15 Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe
Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh
hoa kết quả.
* Điều trước hết ở đây
là hãy dành thì giờ mà quan sát người gieo hạt giống để thấy được Thiên Chúa
như thế nào. Người gieo hạt giống đầy
tràn nghị lực; ông có việc để làm. Ông là người hào phóng, không tính toán,
quảng đại, rộng rãi, hoặc còn có thể nói, là phí phạm nữa. Ông không lo hạt giống sẽ bị mất đi. Chúng ta có thể tưởng tượng là ông hạnh phúc
khi sống như vậy. Thiên Chúa cũng giống
như thế đấy!
* Chúa gieo hạt giống
trong tâm hồn tôi mỗi ngày nhờ suy gẫm bằng tài liệu Không gian Thánh
thiện. Nếu như tôi không biết gì về Lời
Chúa ngày hôm nay thì Chúa cũng không phiền lòng đâu. Nhưng Người sẽ ra đi và gieo thêm Lời của
Người ngày mai nếu thấy cần thiết. Tâm
điểm của Tin Mừng được giấu ở đây: Lời
Chúa cho thấy đây là một Thiên Chúa không mệt mỏi, không cạn lòng yêu
thương. Thiên Chúa không bao giờ ngưng
cho và Người không tính toán giá cả.
Trước điều này, niềm vui và cảm tạ sẽ trào dâng trong tâm hồn tôi, rồi
tôi cám ơn Chúa về lòng nhân hậu Người dành cho tôi.