Thứ hai tuần 5 Phục Sinh
Bằng chứng lòng mến
Chúa
(Ga
14,21-26)
1. Đức Giêsu tiếp tục cho các môn đệ biết hoàn cảnh sinh hoạt
sau khi Ngài ra đi : “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy”. Đức Giêsu muốn nhấn
mạnh mối liên kết giữa lòng yêu mến và sự trung thành với giáo huấn của Ngài.
Không thể nói yêu Ngài nếu không nghe lời Ngài. Không thể thì hành Lời Ngài trọn
vẹn nếu không vì yêu Ngài. Tình yêu biểu
hiện cụ thể qua hành động tuân giữ trong sự tự nguyện.
Điều khát mong của Đức Giêsu được bầy tỏ qua lời trăng trối
:”Hãy yêu thương nhau”. Nếu chúng ta yêu
mến Thiên Chúa thật sự, chúng ta có thể yêu người khác như chính mình.
2. “Ai yêu mến Thầy
thì sẽ giữ lời Thầy”.
Lắng nghe và thực hành Lời Chúa là bằng chứng của lòng yêu
mến Chúa và được Chúa yêu thương. Đức Giêsu nhắc lại cách tích cực về điều kiện
để được Chúa yêu mến và tỏ mình cho, đó là tuân giữ Lời Chúa. Kiểu nói “ở lại”
diễn tả hiệu quả của sự liên hệ mới : không chỉ đơn thuần là sự kết hợp với
Chúa Giêsu, nhưng còn sát nhập những kẻ giữ Lời Chúa vào trong mối liên hệ mới
với Chúa Cha nữa. Như vậy, Ngài trả lời cho ông Giuđa biết : Chúa tỏ mình ra
cho hết bất cứ ai tuân giữ Lời Chúa, chứ không chỉ riêng các môn đệ.
3. Trong cuốn sách “The
living stone” có một câu chuyện như sau : Jonathan làm được những việc phi
thường, phần lớn vì hấp thụ được từ vị thầy khả kính. Ngày vị thầy sắp lìa trần,
ngài cho gọi Jonathan trở về để gặp thầy lần cuối. Jonathan hy vọng thầy sẽ truyền cho bí quyết
đặc biệt mà suốt đời thầy còn cất giữ.
Nhưng lời trăn trối cuối cùng của ông chỉ vỏn vẹn mấy chữ “Hãy hành động vì yêu mến”.
Chúa Giêsu trước khi giã biệt các môn đệ cũng nhắn nhủ các
ông về điều căn bản “Ai nghe và giữ giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến
Thầy”. Chúa Giêsu không đòi những kẻ
yêu mến Ngài phải có những rung động thuộc cảm tính... Tuy nhiên một tình yêu
đúng nghĩa là luôn luôn tìm cách làm đẹp lòng người yêu sẵn sàng cho đi tất cả
vì người yêu, chứ không dừng lại ở những rung động của thân xác phần nào nói
lên tính vị kỷ của mình (Mỗi ngày một tin vui).
4. Tình yêu không bao giờ
chỉ là một thứ tình cảm thuần túy nhưng tình yêu đòi buộc phải có hành động.
Chẳng ai có thể nói “yêu” người khác mà không có bất cứ một ‘hành động” nào để
biểu lộ tình yêu của mình. Mà “hành động” ở đây có nghĩa là tất cả con người của
mình, cả hồn lẫn xác, cả khối óc và con tim, cả tình cảm cũng như việc làm.
Chúng ta có thể tìm thấy gương mẫu diễn tả tình yêu bằng “hành động” như vậy
nơi Chúa Giêsu. Ngài yêu mến Chúa Cha bằng việc vâng lời chấp nhận nhập thể, chấp
nhận cái chết ô nhục trên thập giá. Trước lúc chia ly các môn đệ, Chúa Giêsu
cũng đòi hỏi các ông phải diễn tả tình yêu của mình bằng hành động cụ thể, đó là :”Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy”(Ga
14,23).
5. Yêu là tuân giữ Lời của Chúa : Tình yêu không dừng lại ở cái nhìn thấy hay
chỉ là tình cảm xuông hoặc xúc động thuần túy như là một cảm xúc chỉ lưu lại ở
trong trái tim. Tình yêu là một nội lực
và luôn thúc đẩy dẫn tới hành động.
Tình yêu không có hành động là tình yêu không sức sống, là tình yêu lý thuyết,
tình yêu chết... Hành động là bằng chứng của tình yêu đích thực như thánh Grégoire
le Grand đã khẳng định :”Bằng chứng của tình yêu là chứng nhân qua những
công trình. Không bao giờ tình yêu của Thiên Chúa cư ngụ trong nhàn rỗi. Khi
tình yêu hiện hữu, tình yêu luôn làm những sự việc lớn lao”.
6. Khi yêu mến Thiên Chúa, chúng ta yêu Ngài bằng một tình
yêu đơn sơ chân thành. Tình yêu của con người đối với người cha. Tuy
nhiên, để tình yêu được nên trọn vẹn,
chúng ta còn phải có chiều kích thứ hai, đó là yêu tha nhân như Chúa yêu. Tức
là yêu hết mọi người không phân biệt. Yêu người thương mình và yêu cả người ghét
mình. Chỉ có tình yêu như thế, mới đem lại cho ta hạnh phúc thực sự. Ngược lại,
nếu chỉ yêu kẻ làm ơn cho mình, thì phải chăng là thứ tình yêu tự nhiên thuần
túy.
7. Truyện : Thánh
Phanxicô Assisi và người bạn.
Thánh Phanxicô Assisi có lòng mến Chúa và yêu người rất sâu
xa. Một hôm, ngài gặp một người bạn, có lẽ anh đã gặp nhiều thử thách trong đời,
vì thế, anh chia sẻ với Phanxicô rằng anh không thể nào yêu mến Thiên Chúa được.
Đang khi hai người đi đường thì gặp một người hành khất vừa
mù vừa què ngồi bên lề đường. Ngài dừng lại hỏi người hành khất :”Này anh, nếu
tôi chữa cho anh thấy được và đi được thì anh có yêu mến tôi không” ?
Người hành khất trả lời :”Dạ thưa ngài, không những tôi yêu
mến ngài, mà tôi còn xin dâng hiến trọn
phần còn lại của đời tôi để phục vụ ngài”.
Nghe câu trả lời của người hành khất, thánh Phanxicô quay
sang nói với người bạn :”Đấy anh thấy không, người hành khất này chỉ thấy được
, đi được mà còn hứa với tôi như thế huống hồ là anh, anh không những được Chúa
dựng nên với chân tay mặt mũi lành lặn,
Ngài còn chịu chết để cứu chuộc anh nữa, đang khi đáng lý ra anh phải chết vì tội của anh, vậy mà anh
không yêu mến Chúa sao” ?
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt