Thứ hai tuần 6 Phục sinh
Các con sẽ làm chứng
cho Thầy
(Ga
15,26-1614)
1. Do thái giáo coi Đức Giêsu là một kẻ lộng ngôn phạm thượng
và các Kitô hữu là những người phản bội Do thái giáo. Do đó họ giết Đức Giêsu,
bắt bớ các Kitô hữu. Đức Giêsu đã báo trước điều đó cho các môn đệ biết :”Người ta sẽ loại các con ra khỏi hội đường.
Đã đến giờ kẻ giết các con tưởng làm thế là phụng sự Thiên Chúa”.
Nhưng đồng thời Đức Giêsu trấn an họ : Chúa Cha sẽ sai Chúa
Thánh Thần đến. Chúa Thánh Thần là Đấng Phù Trợ : Ngài sẽ che chở và bênh vực
các môn đệ trong cơn bắt bớ và Chúa Thánh Thần là Đấng làm theo đúng ý Chúa
Cha.
2. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu dùng chữ Parakletos
để chỉ Chúa Thánh Thần. Parakletos chữ Hy lạp, chỉ một nhân vật có thế giá đến
đứng bên cạnh người bị cáo trong một phiên tòa. Khi nhân vật thế giá này đứng
bên cạnh người bị cáo thì tình hình sẽ đổi khác rất nhiều.
Có Đấng Parakletos (Đấng Phù Trợ) đứng bên cạnh thì môn đệ của
Chúa không còn phải bơ vơ giữa thế gian,
như những con chiên giữa bầy sói dữ nữa. Đấng Phù Trợ sẽ :
Hỗ trợ tinh thần khi họ cảm thấy cô đơn,
An ủi trong những lúc đau buồn,
Che chở họ những khi họ bị nguy hiểm,
Vạch cho họ thấy những cạm bẫy xảo quyệt mà thế gian giăng
ra hại họ,
Dạy cho họ biết cách làm, cách nói để khỏi bị thế gian bắt
bẻ,
Và cuối cùng, là đích thân bảo vệ họ (Carolô).
3. Đức Giêsu hứa sẽ gửi Đấng phù trợ đến. Nhưng công việc của
Đấng phù trợ sẽ không là gì khác ngoài việc làm chứng về Đức Giêsu. Để rồi một
khi lòng tin vào Đức Giêsu được vững mạnh,
các Tông đồ sẽ là nhân chứng của Thầy. Họ sẽ làm chứng không những về các hành
động của Đức Giêsu mà còn cả ý nghĩa các việc làm của Ngài nữa. Đấng phù trợ là
Thần Chân lý đến từ Cha, sẽ cho họ thấy
công việc phải làm và con đường phải đi. Chắc chắn họ sẽ không tránh khỏi
sự bách hại.
Đức Giêsu biết trước điều này, Ngài không ra tay ngăn cản,
nhưng chỉ tiên báo cho họ biết, bởi vì
có Đấng phù trợ ở với họ và sự bách hại sẽ là lời chứng hùng hồn nhất. Trong
bách hại, người môn đệ sẽ tỏ lòng trung thành đối với Thầy. Nhờ bách hại, họ sẽ
trở nên giống Thầy, Đấng đã bị bắt bớ và bị giết trên Thập giá (Mỗi ngày một
tin vui).
4. Chúng ta thấy, sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần vào
ngày lễ Hiện xuống, cuộc đời của các Tông đồ đã thay đổi toàn diện, từ những
người chậm hiểu, hèn nhát, hám danh, ham sống sợ chết, Chúa Thánh Thần đã biến
đổi các ông thành những chứng nhân nhiệt thành, tận tâm, can trường, coi thường
gian ngay, không thể làm thinh không nói những điều đã nghe, đã biết. Mọi gian
khổ, đe đọa, tù ngục, không làm cho các ông thoái lui; trái lại, hết mọi Tông đồ
đều lấy máu đào làm chứng cho lời các ông truyền giảng và sẵn sàng chết để
tuyên xưng đức tin vào Đức Kitô. Như vậy, muốn làm chứng về Đức Giêsu, phải có
kinh nghiệm bản thân về Ngài, và dựa vào quyền năng của Thánh Thần.
5. Nói đến truyền giáo, chúng ta thường nghĩ đến các linh mục
thừa sai đến rao giảng Tin Mừng cho chúng ta. Nhưng sứ mạng truyền giáo bắt nguồn
từ Chúa Cha khi sai Con Một Ngài là Đức Giêsu loan báo cho nhân loại biết tình yêu Thiên Chúa dành cho họ, để “ai tin thì được cứu độ” (x. Ga 3,36).
Để chứng thực cho sứ mạng
của mình, Đức Giêsu nói Ngài có Thánh Thần làm chứng. Quả thật, Chúa Thánh Thần,
Đấng Bảo Trợ, làm chứng bằng cách tác động bên trong con người giúp họ hiểu biết
và đón nhận Tin Mừng cứu độ của Chúa Cha
được Đức Giêsu loan truyền. Hạnh phúc cho Hội Thánh khi được Thiên Chúa
không chỉ cứu độ nhưng còn tuyển chọn để tham dự vào sứ mạng truyền giáo của
Thiên Chúa. Chỉ trong Chúa Thánh Thần, Hội thánh mới có khả nẳng thực hiện sứ mạng
ấy (5 phút Lời Chúa).
6. Tóm lại, làm chứng cho Đức Giêsu, chúng ta không nên chờ
đợi sự dễ dàng nhưng phải sẵn sàng mang lấy cuộc thương khó của Đức Giêsu nơi
thân mình, sẵn sàng đón nhận sự chống đối thù hận của những kẻ không biết Thiên
Chúa Cha và cũng không biết Đức Giêsu. Trong sự yếu đuối mỏng dòn của chính bản
thân, chúng ta luôn cảm nghiệm sức mạnh của Thiên Chúa được thể hiện qua chúng
ta nhờ Chúa Thánh Thần hiện diện trong chúng ta. Chính Ngài làm chứng cho Đức
Giêsu và chúng ta cần để mình chìm sâu
trong sức mạnh của Ngài để cùng với Ngài làm chứng cho Chúa.
7. Truyện
: Cần spirit of master trong tác phẩm.
Cha Paul Wharton có kể lại câu chuyện : Một chàng thanh
niên trẻ xin học một người thợ cả tài năng chuyên làm những bức tranh kiếng mầu
như chúng ta thấy tại các nhà thờ Âu Mỹ. Sau thời gian thụ huấn cần thiết, người
học trò vẫn không thể đạt được những tác phẩm mang dấu ấn như thầy. Anh nghĩ có
lẽ dụng cụ làm việc của thầy đặc biệt hơn nên anh xin thầy cho mượn dụng cụ của
thầy.
Sau bảy tuần lễ, chàng trai đến nói với sư phụ :”Thưa thầy,
con không thể làm được bất cứ tác phẩm nào đẹp đạt được với những dụng cụ mà thầy
đưa”. Vị sư phu điềm đạm trả lời :”Không phải dụng cụ của thầy mà con cần để làm nên tác phẩm, nhưng đó là “spirit of
master you need”, chúng ta có thể hiểu đó là “tinh thần, linh hồn, nghị lực” của
người thầy mà người học trò cần phải có (Theo Discipleship, Stories and Parables, Paulist Presse).
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt