Thứ ba tuần 1
Mùa Chay
Kinh Lạy Cha
(Mt 6,7-15).
1.
Cầu nguyện được ví như hơi thở, là hoạt động căn bản của đời sống tâm linh. Cầu
nguyện đối với người Kitô hữu là tâm tình con thảo với Cha trên trời, là thể hiện
niềm tin và phó thác cho sự an bài quan phòng của Thiên Chúa.
Khi
mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa Tình yêu, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta mặc
lấy chính tâm tình phó thác của Ngài. Khi các Tông đồ xin Ngài dạy họ cầu nguyện,
Ngài đã dạy họ Kinh Lạy Cha. Đó là trọn tâm tình và cuộc sống vâng phục và phó
thác cho Thiên Chúa. Lời cầu xin duy nhất mà Chúa Giêsu không ngừng ngỏ với
Thiên Chúa, đó là được xin vâng ý Thiên Chúa.
2.
Kinh Lạy Cha là kiểu mẫu cho tất cả việc cầu nguyện. Theo thánh Luca, Kinh Lạy
Cha có 5 lời nguyện, trong khi đó ở Phúc âm thánh Matthêu có 7 lời nguyện : 3 lời
cầu xin đầu tiên nói về Thiên Chúa và 4 lời cầu xin sau hướng về loài người.
Phần
1, có 3 lời hướng về Chúa là Cha chúng ta ở trên trời, sau đó xin cho danh
thánh Cha được vinh hiển, nước Cha trị đến trần gian, nhất là tâm hồn con người
và xin cho thánh ý Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời.
Phần
2 có 4 lời nguyện : xin lương thực hằng ngày, nghĩa là xin cơm bánh nuôi thân
xác và của ăn nuôi hồn, tức là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa. Xin tha thứ các tội xúc phạm đến Thiên Chúa,
nhưng để được tha thứ, chúng ta cũng phải tha thứ lỗi lầm của anh em. Xin ơn
kiên trì để lướt thắng cám dỗ hằng ngày, nhất là trong cơn thử thách sau cùng
trước sức tấn công của tà thần muốn đưa chúng ta lìa xa Chúa . Xin ơn thoát khỏi mọi sự dữ để có thể phụng sự
Thiên Chúa và phục vụ tha nhân mọi ngày trong đời sống chúng ta.
3.
Một vấn nạn cho việc cầu nguyện.
Ngày
nay, có một sự phục hồi sự cầu nguyện ở mức độ nào đó. Tuy nhiên, phần lớn con
người thời nay, nam cũng như nữ đều có khó khăn trong khi cầu nguyện. Vô số những lời phê phán của tâm thức hiện tại
ảnh hưởng đến tất cả chúng ta một cách vô thức : cầu nguyện là đào nhiệm : đừng
xin Chúa làm thay cho bạn, bạn hãy xắn tay áo mình lên... cầu nguyện là một
hành động ma thuật của những người sơ khai không hiểu biết chính xác những qui luật
chính xác của tự nhiên... cầu nguyện là
một sự tha hóa; bạn hãy đảm nhận tầm vóc của con người không Chúa, không Thầy...
bạn hãy gạt bỏ những điều mê tín tối tăm (Noel Quesson). Chúng ta nghĩ thế nào
?
Vào
tháng 05 năm 1998, tại Houston, Texas, một cuộc hội thảo lớn về Y học và Đức
tin với sự tham dự của hơn 700 bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, nha sĩ. Những báo
cáo cho thấy là những người có Đức tin và được cầu nguyện cho thì mau lành bệnh
gấp 12 lần những người không có Đức tin sau khi được giải phẫu tim. Một cuộc khảo cứu kéo dài 28 năm trên một số
người lớn tuổi cho thấy là những người chăm đi lễ nhà thờ để cầu nguyện
thì ít bệnh tật từ 25% đến 35% so với những
người không có tôn giáo. Những người đi lễ nhà thờ thường xuyên có một hệ thông
miễn dịch, dễ đề kháng bệnh tật mạnh hơn mức bình thường (Nguyễn Văn Thái, Sống
Lời Chúa giữa dòng đời, năm C, tr 261).
4.
Bày tỏ cho chúng ta Thiên Chúa Tình yêu
và mời gọi chúng ta sống phó thác, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta nhìn mọi người
bằng cái nhìn yêu thương của Thiên Chúa. Kinh Lạy Cha không chỉ là tâm
tình phó thác của chúng ta dâng lên Thiên Chúa, nhưng còn là niềm tin yêu mà
chúng ta dành cho anh em.
Chúng
ta không đọc “Lạy Cha của con”, mà đọc Lạy Cha chúng con. Như thế lời kinh này
không phải chỉ nói lên mối liên hệ giữa chúng ta đối với Thiên Chúa, mà còn nói
lên mối liên hệ giữa chúng ta đối với nhau. Thiên Chúa Là Cha, cho nên tất cả
chúng ta đều là anh em với nhau. Kinh Lạy
Cha không chỉ tỏ lộ cho chúng ta tình phụ tử, mà còn tỏ lộ cho chúng ta tình
huynh đệ.
5.
Truyện : Lạy Cha chúng con.
Có
một Giám mục kia trên đường đi kinh lý giáo phận, ghé thăm gia đình một bà già,
người ta nói bà là tấm gương cho cả làng soi chiếu. Trong khi thăm, vị Giám mục
hỏi :”Bà thường hay đọc sách đạo đức nào nhất” ? Bà trả lời :”Thưa Đức cha, con
không biết đọc, con mù chữ”. Nghe nói thế vị Giám mục lại hỏi :”Bà thường hay cầu
nguyện, bà thường hay đọc kinh gì” ? Bà trả lời :”Thưa Đức cha, con chỉ biết
tràng hạt thôi : kinh Lạy Cha, kinh Kính mừng,kinh Sáng danh, mỗi ngày con đọc
đến 10 lần, nhưng không bao giờ con đọc xong”. Vị Giám mục lại hỏi:”Tại sao thế”?
Bà nói tiếp :”Tại vì khi con bắt
đầu đọc “Lạy Cha chúng con”, con không hiểu sao Chúa có thể tốt lành đến mức
cho phép một bà già hèn mọn như con được gọi Ngài là Cha, điều đó làm con xúc động
và con không thể nào đọc tiếp nữa”. Nghe bà cụ nói thế, Giám mục khuyến khích
:”Này bà cụ, đó là lời cầu nguyện giá trị bằng tất cả lời cầu nguyện của chúng
tôi, bà cứ tiếp tục và luôn cầu nguyện theo cách đó”.
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt