Thứ sáu tuần 1 Mùa Chay
Hãy làm hòa với nhau
(M 5,20-26)
1. Đức Giêsu đến trần gian không phải
để phá bỏ lề luật và các tiên tri, nhưng chỉ đến để hoàn thiện thôi. Vì thế,
Ngài sửa đổi tệ tục trong đời sống xã hội, gia đình và tôn giáo, điển hình như thái
độ đối với kẻ thù (Mt 5,17-48).
Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu kêu gọi
môn đệ Ngài phải công chính hơn các luật sĩ và biệt phái (nghĩa là đừng bao giờ
tự mãn vì đạo đức của mình). Một phương diện cụ thể của đức công chính mới là
tương giao : phải coi mọi người là anh em của mình (chữ “anh em” được lặp đi lặp
lại nhiều lần nhất trong đoạn này). Trên cơ sở tình huynh đệ ấy, đừng mắng chửi,
cũng đừng nuôi giận hờn lâu, hãy cố gắng làm hòa với nhau.
2. “Nếu anh em không ăn ở công chính
hơn các luật sĩ...”
Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ cũng như
chúng ta phải công chính hơn các luật sĩ
và biệt phái. Điều này có nghĩa là chúng ta phải giữ luật, bất cứ luật gì, đều
phải trọn vẹn cả hình thức lẫn nội dung, bên ngoài cũng như ý hướng nội tâm :
lý do là vì Chúa thấu suốt cả bên ngoài lẫn bên trong con người chúng ta.
Các luật sĩ và biệt phái chỉ chú trong
đến hình thức bên ngoài của luật, nhưng chúng ta phải giữ luật từ ý hướng bên
trong là căn bản, biểu lộ ra bên ngoài là hình thức.
3. “Chớ giết người, kẻ giết người sẽ bị
kết án”.
Luật cũ chỉ đòi hỏi bảo vệ thể xác con
người khi áp dụng điều răn thứ năm : chớ giết người. Còn Đức Giêsu lại đi xa
hơn, Ngài dạy : phải bảo vệ con người cả thể xác lẫn tinh thần. Luật mới của
Chúa vượt trên luật cũ của Cựu ước và vượt trên cả công lý nữa, nghĩa là công
lý hay luật pháp chỉ kết án một người phạm tội giết người cụ thể, rõ ràng, Còn
Chúa nói đến nguồn gốc của tội là gì và kết án ngay từ trứng nước.
Nói rõ hơn, người xưa chỉ kết tội khi
giết người, còn Chúa lên án ngay từ đáy lòng kẻ mắc tội ấy, vì kẻ giết người
thì thường bắt đầu từ chỗ ghen ghét, ganh tị, giận dỗi, tức giận, và Chúa cấm
ngay từ chỗ tư tưởng đó chứ không chờ cho việc xẩy ra bằng hanh động, Chúa cấm
từ trong trứng nước là thế.
4. “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật..hãy
đi lam hòa với anh em trước đã”.
Chúa dạy chúng ta phải làm hòa với
nhau trước dâng của lễ cho Thiên Chúa.
Hòa giải là một danh từ của thời đại, hòa giải là một nhu cầu cần thiết
của thời đại, vì thế hòa giải là mục tiêu phải đạt tới của nhiều phe nhóm kình
chống nhau, cũng như của các quốc gia trước đây, coi nhau như thù địch.
Trên bình diện tôn giáo cũng thế, các
hoạt động đại kết của các Giáo hội Kitô chỉ đạt được, nếu có sự hòa giải chân
thành, khiêm tốn, nhìn nhận lỗi lầm của mình, đồng thời cố gắng tỉm hiểu nhau,
khám phá những gì giúp liên kết nhau, hơn là đào sâu hố chia rẽ.
Hôm nay Chúa có ý bảo chúng ta hãy tha
thứ cho nhau. Tha thứ là điều kiện để được thông hiệp với Thiên Chúa. Vì thế
trong phụng vụ Thánh lễ, để xứng đáng cử hành và tham dự, nhất là để hiệp lễ, Hội
thánh đòi hỏi chúng ta phải sám hối và tha thứ cho nhau.
5. “Anh sẽ không ra khỏi đó, trước
khi...”.
Việc làm hòa với tha nhân được coi như
một món nợ phải đền, và đền cách trọn vẹn đầy đủ đến đồng xu cuối cùng. Chi tiết
này cho thấy việc hòa giải là cần thiết và cấp bách, vì nó cần cho sự thông hiệp
với Thiên Chúa trong đời sống vĩnh cửu.
Hãy giải quyết với nhau khi còn dọc đường, đừng để khi đến tòa rồi thì đã muộn.
Cùng trong một ý tưởng trên, Đức Giêsu nhắn nhủ chúng ta, bao lâu chúng ta còn
thời giờ (trong thời đại chúng ta đang sống), hãy lo giao hòa với Chúa, với anh
em và lo canh tân đời sống, đừng để khi phải ra trước tòa chung thẩm, chúng ta
không còn cơ hội để sửa sai nữa, và chúng ta sẽ phải đền trả nơi luyện tội cho
tới khi đủ số ngày (đồng xu cuối cùng).
6. Truyện : Hoàng đế Othon làm
hòa với em.
Dưới thời Hoàng đế Othon I, các vương
hầu nổi lên làm loạn nhiều lần. Đặc biệt chính bá tước Henri, em ruột của Hoàng
đế lại là kẻ cầm đầu quân phản loạn. Nhiều lần bị Hoàng đế đánh bại, ba lần bị
lên án tử hình, nhưng được ân xá nhờ lời cầu khẩn của hoàng thái hậu Mathilde.
Lần thứ tư Henri lại nổi loạn, bị bắt, lại bị xử tử hình. Hoàng để nổi giận
không muốn nghe sự thỉnh cầu của bất cứ ai. Mặc dầu biết mất hết mọi hy vọng,
nhưng Henri cố gắng lần cuối.
Đó là hôm áp lễ Noel năm 945, Hoàng đế
và các vương hầu khanh tướng đến dự lễ tại nhà thờ chính tòa Quellimbourg. Đến
phần Phụng vụ Lời Chúa, bá tước Henri mặc áo nhặm xuất hiện trong nhà thờ, tiến
đến và sấp mình dưới chân Hoàng đế để xin tha mạng, nhưng Othon nhìn bá tước
nghiêm khắc và nói :”Ba lần ta đã tha chết cho ngươi mà ngươi vẫn cố tình, đừng
xin xỏ nài nỉ gì nữa, ba ngày tới đầu ngươi sẽ rơi”. Đang lúc đó vị chủ tế mở
sách Phúc âm và đọc đoạn thánh Phêrô hỏi
Chúa :”Lạy Thầy, con phải tha cho anh em bao nhiêu lần ? Có phải 7 lần
không” ? Chúa đáp :”Ta không nói với con là
7 lần mà là 70 lần 7”.
Nghe lời đó, Hoàng đế rúng động tâm
can đến phát khóc và không những Hoàng đế tha mạng cho đứa em phản loạn, mà còn
ôm vào lòng rồi ban cho em lãnh thổ Bavier nữa (Quê Ngọc, Dấu ấn tình yêu, năm
A).
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt