Thứ năm tuần 1 Mùa Vọng
Phải thực hành Lời
Chúa
(Mt 7,21,24-27)
1. Đức Giêsu đưa ra nguyên tắc để đo lường sự hoàn thiện của
người môn đệ để xứng đáng vào Nước Trời, đó là “Thi hành ý muốn của Thiên Chúa”. Điều này chứng tỏ Đức Giêsu đòi hỏi
phải sống, phải làm, phải thực hiện trong đời sống, chứ không chỉ biết, chỉ hiểu
và nói suông ngoài môi miệng : lời nói phải đi đôi với việc làm.
2. Muốn thực thi Lời Chúa, trước hết phải yêu mến Lời Chúa, lắng nghe, học hỏi và suy niệm : nghe Lời Chúa với tấm
lòng ngưỡng mộ và đơn sơ như đám dân lành đơn sơ, chất phác theo Chúa khắp nẻo đường
Palestina. Học hỏi Lời Chúa như Maria ở Bêtania, ngồi bên chân Chúa, lắng nghe
để múc lấy nguồn an vui và ơn soi sáng. Suy niệm Lời Chúa như Đức Mẹ đã kính cẩn
ghi nhớ và suy nghĩ trong lòng để biết thánh ý của Thiên Chúa.
3. Thứ đến phải hiểu
Lời Chúa, càng ăn sâu vào lòng, Lời Chúa càng phát triển và càng thêm sức mạnh
cho tâm hồn. Rồi phải tin Lời Chúa, vì Lời Chúa là kho tàng sự thật, trong đó
có nhiều mầu nhiệm vượt trên và ngoài lý trí cũng như sự hiểu biết của con người. Cho nên, cần phải
có lòng tin mới chấp nhận được những mầu nhiệm ấy.
4. Sau hết, không những phải lắng nghe, phải hiểu, phải tin
mà còn phải thực hành Lời Chúa. Bởi vì Lời Chúa, dù có tốt đẹp
và quí giá đến đâu mà không thực hành thì cũng vô dụng. Đức Giêsu cho chúng ta
thấy điều đó qua hình ảnh của hai người
xây nhà mà Chúa gọi là người khôn và người dại.
5. Nhằm diễn tả giá trị của việc thực thi Lời Chúa để được
vào Nước Trời, và để được gọi là hoàn thiện, Đức Giêsu đã ví với việc xây nhà. Xây dựng nhà cửa là một công
việc hết sức quan trọng và được tượng trưng cho việc xây dựng cuộc đời. Điều này
đã được thánh Gioan diễn tả :”Và thế gian
đang qua đi cùng với đam mê của nó, còn kẻ làm theo ý Thiên Chúa thì lưu tồn vạn
đại” (1Ga 2,17).
Như vậy, Đức Giêsu có ý nói với thính giả vừa nghe bài giảng
trên núi của Chúa để xác định rằng người môn đệ nghe Lời Chúa giảng mà đem ra
thực hành, thì xứng đáng là người khôn ngoan, biết lo cho đời sống hạnh phúc và
phải coi những người như vậy là người khôn khéo, biết đặt nền móng vững chắc mà
xây dựng nhà, dù mưa to gió lớn không
làm đổ được tòa nhà thiêng liêng ấy, vì xây trên sự thực hành giáo huấn của
Chúa. Nếu chỉ nghe mà không tuân giữ thì người đó là kẻ dại dột, như kẻ xây dựng
nhà cửa trên bãi cát, khi có mưa to gió lớn, tức là khi gặp thử thách, thì tòa
nhà thiêng liêng của họ bị sụp đổ (Mỗi ngày một tin vui)
6. Trong cuộc sống phải làm sao cho tri và hành phải đi đôi với nhau như người ta thường nói : tri hành đồng nhất. Ta biết là thuốc tốt
cho sức khỏe, nhưng không chịu uống thì cũng chẳng ích lợi gì, dự án có tuyệt vời
mà không thực hiện trong thực tế thì cũng kể bằng không. Lúc nào cũng hứa mai
tôi sẽ nên thánh, mốt tôi sẽ giữ đạo... Nhưng chẳng bao giờ thực hành thì cũng
vô ích.
7. Bài Tin mừng hôm nay dạy cho ta biết thế nào là tồn tại
vững chắc thật. Nếu người ta chỉ nói, chỉ hô hào, chỉ đọc kinh, chỉ la ó phản đối
bất công, chỉ tố cáo giả hình thì người ta đã xây nhà trên cát. Chỉ nói xuông
không đủ làm nền móng vững chắc cho đời sống. Phải hành động, phải sống thực với
lời cầu nguyện, phải sống công bằng và thực thi bác ái. Phải thực hiện như thế
mới thực sự xây nhà trên đá.
8. Truyện : Giác
ngộ đích thực.
R. Khrisna, nhà thần bí Ấn độ có kể câu chuyện như sau : một
ông vua nọ có thói quen mỗi ngày nghe một đoạn trong kinh Bagavad Gita. Người
phụ trách việc đọc kinh này là một nhà sư đạo đức, thông thái. Cứ mỗi lần đọc
xong một đoạn kinh, ông lại dùng đến kiến thức uyên bác của mình để giải thích
cho vua nghe. Và ngày nào ông cũng đặt câu hỏi :
- Bệ hạ có hiểu những gì
thần vừa dẫn giải không ?
Nhưng lần nào nhà vua cũng chỉ trả lời :
- Khanh nên hỏi điều đó với khanh trước đã.
Ngày nọ, giữa lúc đọc kinh, ông bỗng được giác ngộ và nhận
ra tất cả mọi sự đều là hão huyền. Thế
là nhà sư quyết từ bỏ mọi sự và lên đường bắt đầu cuộc sống của một người hành
khất. Trước khi ra đi, ông nói với nhà vua :
- Tâu bệ hạ, thế là cuối cùng, hạ thần đã hiểu được... - Giác
.
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt