Thứ bảy tuần 2 thường
niên
Người đã bị mất trí
(Mc 3,20-21)
1.
Sau khi đi rao giảng một thời gian, Đức Giêsu và các môn đệ trở về nhà và giảng
dạy tại nhà bà mẹ vợ ông Phêrô ở Capharnaum, dân chúng lại đổ xô tới đông đúc,
đến nỗi các ngài không có thời giờ ăn uống. Thấy vậy, các thân nhân của Chúa đến
bắt giữ Ngài vì được tin người ta cho biết là Ngài đã mất trí. Thân nhân Ngài
làm như vậy có ý cho các môn đệ của Ngài được rảnh rỗi nghỉ ngơi, đồng thời
cũng để cho họ khỏi bị liên lụy về Ngài. Vì nếu dân chúng kéo theo Ngài đông đảo
rùm beng như vậy thì sợ nhà chức trách sẽ làm khó dễ.
2.
Bài Tin Mừng hôm nay rất vắn gọn, nhưng cũng hé mở cho chúng ta biết Chúa nhiệt
thành phục vụ đến mức nào. Trong thời gian đầu của đời sống công khai, Đức
Giêsu đã khơi dậy lòng nhiệt thành sùng mộ của đông đảo quần chúng. Ngài phục vụ
cách vị tha và vô vị lợi, Ngài hoạt động ở nơi hội đường, ở ngoài trời và ở đây
ngay tại nhà. Điều đó chứng tỏ Ngài hiến thân trọn vẹn cho tác vụ, miệt mài với
công việc bổn phận, không còn thì giờ nghĩ đến mình đến nỗi không có cả thời giờ
dùng bữa.
3. Trong thời Tam Quốc, khi Lưu Bị khởi
quân chống Tào Tháo, nhiều tướng lãnh oai hùng và nhiều hiền nhân lỗi lạc đã đến
giúp đỡ ông, vì tin rằng ông chính là minh chủ, sẽ thống nhất sơn hà.
Thánh Marcô hôm nay kể rằng có nhiều người kéo đến với Đức
Giêsu, đông đến nỗi Người không có thời gian để dùng bữa, vì họ tin rằng Người
là Đấng uy quyền và bởi Thiên Chúa mà đến. Họ nghe Người giảng và đi theo Người.
Chính đức tin đã thúc đẩy họ hành động, thúc đẩy họ tìm đến và bước theo Đức
Giêsu.
4.
Ngài không phải là con người dễ hiểu, ngay các Tông đồ đã ở với Ngài gần ba năm
trời, khi Chúa hỏi các ông cho Ngài là ai, thì các ông cũng chỉ biết lơ mơ như
dân chúng hiểu thôi. Còn đối với quần chúng
thì cũng có người, nhất là các biệt phái và luật sĩ còn cho Ngài là bị quỉ ám.
Còn hôm nay thì người ta cho là Ngài bị mất trí.
Người
ta kể rằng, ngày nay ở bên Mỹ tại nhà quốc hội có một thư viện lớn vào loại bậc
nhất thế giới. Hàng năm có cả ngàn người viết thư đến hỏi viên quản thủ thư viện
này nhiều vấn đề khác nhau. Trong số những câu hỏi người ta gửi đến, có một câu
hỏi được nhiều người hỏi nhất, đó là câu :”Ai là người được nhiều tác giả viết
nhất”?
Sau
khi cho kiểm kê, viên quản thủ thư viện đã tổng kết được kết quả như sau
Có
1735 cuốn viết về Napoléon.
Có
1755 cuốn viết về George Washington,
Có 2319 cuốn viết về Abraham Lincoln,
Có
3175 cuốn viết về William Shakespeare,
Và
có tới 5151 cuốn viết về Đức Giêsu
Kitô.
5. “Phải chăng Đức Giêsu là người mất
trí, một kẻ điên” ?
Bài hát “Mùa Đông Của Anh” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có một câu lột tả hết
sự thật của tình yêu đôi lứa là :”Em chỉ là người điên trong vòng tay tình ái”.
Thật vậy, khi yêu nhau, người ta như một ”kẻ điên” theo sự rung cảm của con tim
hơn là lý trí; người ta biết đau khổ và
rắc rối do chính sự lựa chọn đem lại, nhưng vẫn lao vào, thậm chí biết rằng có
thể mất tất cả từ danh dự đến sự nghiệp, thậm chí mất cả mạng sống... chỉ vì
yêu.
Tắt một lời, khi yêu làm người ta lắm
khi như người mất trí, như NGƯỜI ĐIÊN.
Nhưng cái “điên” của Chúa là tất cả
cho con người đến nỗi hy sinh cả mạng sống vì con người. Thánh Phaolô cũng đã
nói về sự “điên rồ của thập giá”. Cũng
như đôi tình nhân yêu nhau, họ cần đến sự gặp gỡ và hy sinh cho nhau, thì nếu
Chúa Giêsu ở trên trời nói vọng xuống rằng “Ta yêu nhân loại” thì liệu có ai
tin chăng ? Quả thật, Ngài đã đến với con người, ở với con người và cuối cùng
chết đi vì con người. Để rồi từ đó, rất nhiều tâm hồn bước theo Chúa Giêsu và
“điên vì Chúa”...
6. Truyện
: Phải biết đúng sự thật khi nói.
Một ngày kia có một người hàng xóm đến
gặp Socrate, một triết gia Hy lạp nổi tiếng ngày xưa. Ông ta nói :
- Này ông Socrate, ông đã nghe chuyện
này chưa ?
Socrate vội ngắt lời :
- Khoan đã ! Anh có chắc rằng, tất cả
những gì anh sắp kể cho tôi đều đúng sự thật không ?
Ông hàng xóm ấp úng :
- À, cũng không chắc lắm. Tôi chỉ nghe người ta kể thôi.
Socrate mỉm cười bảo :
- Thế vậy chúng ta không cần quan tâm
đến nó trừ phi nó là một chuyện tốt không ?
Ông hàng xóm thật sự lúng túng :
- Không, chuyện này không tốt lắm. Phải
nói đây là một chuyện xấu.
Socrate vỗ vai ông ta hỏi thêm :
- Chà, anh có nghĩ rằng, tôi cần phải
biết chuyện ấy để giúp ngăn ngừa những điều không hay không tốt cho người khác
chăng.
Lần này thì ông hàng xóm tiu nghỉu cúi
gầm mặt :
- Ờ... Ờ, kể ra thì cũng chẳng giúp được
cho ai !
Socrate kết luận :
- Thế này nhé, chúng ta hãy quên ngay
chuyện ấy đi. Còn vô số chuyện đáng giá
hơn trong đời sống, chúng ta không nên mất công bận tâm vào những chuyện tầm
phào, vừa không đúng sự thật, vừa không tốt, lại vừa không cần thiết cho ai.
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt