Thứ ba tuần 4 thường niên
Chữa bệnh và cho sống
lại
(Mc
5,21-43)
1. Bài Tin Mừng hôm nay thánh Marcô thuật lạ cho chúng ta
hai phép lạ. Khi Chúa Giêsu đang đứng
trên bãi biển thì ông trưởng hội đường đến sấp mình van xin Người cứu chữa con
gái ông sắp chết. Người liền đi với ông, và dân chúng kéo theo rất đông. Dọc đường,
có người đàn bà mắc bệnh xuất huyết đã mười hai năm. Bà đã tìm thầy chạy thuốc
hết tiền hết của mà không hết bệnh. Khi nghe nói đến Chúa Giêsu, bà thầm nghĩ :
nếu sờ được áo Người chắc khỏi bệnh, nên bà lẩn vào đám đông và sờ vào áo Chúa.
Tức thì bà được lành bệnh.
Lúc ấy người nhà ông trưởng hội đường đến đưa tin con gái
ông đã chết và khuyên đừng rước Chúa đi nữa. Nhưng Chúa bảo ông cứ vững tin. Rồi
Người cùng với Phêrô, Giacôbê và Gioan đến nhà ông. Người cầm tay đứa bé và bảo
:”Hỡi con, Ta truyền cho con chỗi dậy”.
Tức thì đứa bé chỗi dậy, trước sự kinh ngạc của mọi người.
2. Muốn có phép lạ phải
có đức tin đi trước.
Tất cả các phép lạ Chúa Giêsu làm đều có ý khơi dậy lòng
tin cho người ta. Không ai có thể chối cãi đuợc những phép lạ Người đã làm như
chữa bệnh, trừ quỉ, dẹp yên sóng gió, làm cho kẻ chết sống lại... Vì những phép
lạ này làm công khai trước mặt mọi người và làm ngay tức khắc nên mọi người phải
công nhận. Khi chữa bệnh xong, Chúa Giêsu hay nói với bệnh nhân :”Đức tin của con đã chữa con”.
Người đàn bà bị băng huyết này không dám công khai trực tiếp
xin Chúa chữa bệnh cho bà, nhưng bà tự nhủ :”Tôi chỉ cần sờ vào gấu áo Người
thì tôi sẽ được khỏi”. Nghĩ thế và bà đã dám làm, bất chấp luật lệ cấm đoán phiền
phức và khắt khe. Điều đó chứng tỏ bà đã
có đức tin vững mạnh, và thúc đẩy Chúa làm phép lạ. Kết quả là bà đã được như ý
khi Chúa nói với bà :”Đức tin của con đã
chữa con”.
3. Phép lạ còn đòi phải
có lòng khiêm nhường.
Ông trưởng hội đường Giairô hôm nay đã diễn tả lòng tin tưởng
với khiêm nhường thẩm sâu. Ông là một người có địa vị và thế giá trong dân. Điều
này nói lên việc ông làm có ý thức và có thế giá. Thái độ khiêm nhường của ông
trước mặt Chúa Giêsu diễn tả niềm tin
sâu sắc của ông, ông đã quỳ mọp xuống dưới chân Chúa và khẩn khoản van xin :”Con bé nhà tôi gần chết rồi, xin Ngài đến đặt
tay trên cháu, để nó được cứu chữa và được sống”. Như vậy ông này phải tin
Đức Giêsu là ai, có quyền phép thế nào mới có cử chỉ và thái độ khiêm nhường và
kêu xin như thế. Qua thái độ tin tưởng và lời cầu xin ấy, ông đã được toại nguyện.
4. Qua việc chữa lành cho người đàn bà bị xuất huyết và phục
sinh cho con gái ông trưởng hội đường, Chúa Giêsu đã tỏ bầy lòng thông cảm và
quan tâm đến những nỗi khổ của con người.
Trong cuộc sống hằng
ngày mà ai ai cũng biết thông cảm và quan tâm đến nhau thì đau khổ sẽ bị chế ngự
và hạnh phúc sẽ ngự trị nơi mỗi người và trong xã hội.
Mỗi người trong chúng ta có một vai diễn trên sân khấu của
cuộc đời.
Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm với mọi người xung
quanh, nói với họ rằng chúng ta yêu mến họ.
Nếu bạn không quan tâm đến người khác, bạn sẽ không bị trừng
phạt đâu, đơn giản bạn chỉ bị lãng quên, hững hờ y như bạn đã từng đối với người
khác.
Vậy từ hôm nay, chúng ta hãy tập thói quen bày tỏ sự quan
tâm đến người khác. Đâu mất gì khi chúng ta nở một nụ cười, siết chặt một bàn
tay, thốt lên một lời khích lệ hoặc đơn giản nói rằng chúng ta muốn lắng nghe.
5. Truyện : Biết
lưu tâm đến người khác.
Vào
tháng hai của một khóa học tại trường đào tạo nghiệp vụ y tá, giảng viên chúng
tôi làm một bài kiểm tra về kiến thức phổ thông.
Tôi vốn là một sinh viên chăm chỉ nên dễ dàng trả lời mọi câu hỏi trong bài kiểm tra, trừ câu hỏi
cuối :”Chị tạp vụ ở trường tên là gì” ? Tôi nghĩ đó chỉ là câu hỏi cho vui. Tôi
đã trông thấy chị vài lần. Chị có dáng người cao, mái tóc nâu sậm và khoảng 50
tuổi, nhưng làm thế nào mà tôi có thể biết tên chị được kia chứ ? Tôi nộp bài
và bỏ trống không trả lời câu hỏi đó.
Trước khi tan học, một sinh viên đứng lên hỏi giảng viên về
cách tính điểm câu hỏi cuối trong bài kiểm tra vừa làm. Giáo sư bộ môn trả lời
:
- Tất
nhiên là có tính điểm. Trong mọi ngành nghề, các anh chị luôn phải gặp gỡ và tiếp
xúc với nhiều người. Tất cả những con người đó đều có ý nghĩa. Họ đáng được các
anh chị quan tâm chú ý đến, cho dù tất cả những gì ta có thể làm cho họ chỉ là một lời chào hỏi
và một nụ cười.
Tôi đã
không quên bài học đó trong suốt cuộc đời mình. Tôi cũng đã biết được tên của chị tạp vụ trong trường. Chị tên là Mai
Hương.
Vâng,
chúng ta hãy học tập cho mình một thói
quen biết cảm thông và chia sẻ. Một trái tim biết cảm thông và chia sẻ là trái tim của con người.
Các nhà
đạo đức ngày nay đã nói nhiều về sự “dửng
dưng và vô cảm” của người thời đại. Hình như cuộc sống càng cao, càng sung
túc thì con người lại càng ích kỷ thêm. Nhiều người đã biến trái tim của
mình thành vô cảm trước những nỗi khổ
đau của người khác, nhất là những người nghèo khó đau khổ.
Là những
người con của Chúa, chúng ta đừng bao giờ làm như thế. Hãy nhớ : Niềm vui biết
chia sẻ là niềm vui sẽ được nhân lên gấp
bội và nỗi buồn được chia sẻ là nỗi buồn
sẽ vơi đi một nửa.
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt