Thứ sáu tuần 5 thường niên
Chúa chữa người câm
và điếc
(Mc
7,31-37)
1. Trên thế giới ngày nay còn nhiều người bị câm điếc. Những
người câm thường hay bị điếc. Người bị câm điếc thường phải chịu nhiều thiệt
thòi trong cuộc sống, họ bị coi như sống bên lề xã hội nên họ cảm thấy lẻ loi
cô đơn. Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Marcô thuật lại việc Đức Giêsu chữa
lành cho người bị câm điếc để đem lại đức tin và niềm vui cho anh ta. Sự chữa
lành đó thuộc thể lý, nhưng qua đó, Chúa Giêsu muốn nói đến bệnh câm điếc thiêng liêng mà mọi người kẻ ít
người nhiều đều mắc phải.
3. Tâm lý người bị
câm điếc.
Người câm điếc gặp khó khăn khi muốn trình bầy hay diễn đạt
một lời nói cho người khác hiểu ý mình, nhưng họ lại cảm thấy ngại ngùng giống
như có một sợi dây vô hình trói buộc , làm cho họ không thể nói ra. Tình trạng
bất hạnh ấy dễ làm người ta mặc cảm, không nói được mà cũng chẳng nghe được, tự
thân đã khiến người bị tật khó hiểu thế giới bên ngoài, và thế giới bên ngoài
càng khó hiểu người bị tật ấy.
Do đó, người bị tật tự nhiên cảm thấy mình lẻ loi như đứng
bên lề xã hội, họ có khuynh hướng muốn rút lui và sống trong cô đơn. Vì thế, những
người bị tật ấy cần những người lành mạnh có thái độ thông cảm, tôn trọng và yêu
thương thành thật.
3. Chúa Giêsu chữa
người câm điếc.
Hôm nay chúng ta thấy Đức Giêsu không chữa bệnh đơn giản
như mọi khi, nghĩa là chỉ đặt tay hay dùng một lời nói để chữa bệnh : Ta muốn
ngươi được khỏi bệnh ! Đức Giêsu lại đưa anh chàng ra khỏi đám đông, xỏ ngón
tay vào tai người câm điếc, bôi bọt vào lưỡi anh ta và ngước mắt lên trời rên
lên :”Epphata” : Hãy mở ra.
Về cử chỉ xỏ tay vào tai, bôi nước bọt vào lưỡi là cốt để
khêu gợi đức tin là điều rất cần để Chúa ban ơn, mà bệnh nhân còn thiếu. Anh
này điếc nên không nghe được, chỉ còn làm thế nào cho anh ta hiểu. Xỏ tay vào
tai và đụng vào lưỡi để cho anh ta hiểu rằng : đó là những kết quả anh ta mong
đợi.
4. Bệnh câm điếc
thiêng liêng.
Cử chỉ Chúa Giêsu trong phép lạ chữa lành người câm điếc,
đã có một thời được Giáo hội lặp lại khi cử hành Bí tích Rửa tội. Thật thế, Bí
tích Rửa tội cũng là một phép lạ trong đó chúng ta được chữa lành và tái sinh
trong đời sống mới. Trong phép lạ này, Chúa Giêsu cũng nói với mỗi người chúng
ta : Epphata, Hãy mở ra. Hãy mở lớn đôi tai để nghe được tiếng Ngài trong từng
biến cố, từng giây phút của cuộc sống. Hãy mở rộng con tim và đôi tay để cảm
thông và chia sẻ với người khác. Hãy mở miệng để cảm tạ, chúc tụng và loan báo
tình thương Chúa, để nói những lời của yêu thương và hòa bình, của cảm thông và
tha thứ.
5. Tránh sự dửng dưng
trong đời sống.
Trong truyện ngắn Máu Cá (tức máu lạnh), nhà văn Nguyễn
Minh Châu kể chuyện một bà mẹ trẻ mất con ở ga Hàng Cỏ, kêu la thảm thiết, nhưng
chẳng ai đoái hoài. Nhà văn xin một công an trực rao trên loa, người này cũng
chẳng nói chẳng rằng. Cả ngàn người trên ga Hàng Cỏ như điếc, như câm trước nỗi
khổ của người mẹ quẫn trí vì mất con ! Bài Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu không dửng
dưng trước đau khổ của con người, Ngài đã chữa lành cho người câm điếc. Lời tán dương của đám đông gợi nhớ lại lời kết
luận của sách Sáng thế về công trình sáng tạo (St 1,31). Chúa Giêsu đến để phục
hồi sự tốt đẹp của công trình sáng tạo : một thế giới trong đó mọi người tin nhận
và sống tư thế con thảo của Cha trên trời, nhìn vào mặt người khác và nhận ra họ
là anh em, chị em mình (5 phút Lời Chúa).
6. Hãy biết lắng nghe
và chia sẻ.
Chúng ta phải phá bỏ bức tường câm điếc đã làm cho chúng ta
xa cách tha nhân, không còn hiểu nhau, không còn thông cảm và thương yêu nhau,
coi nhau như kẻ thù. Trái lại, phải xây lại nhịp cầu thông cảm và yêu thương mà
chính Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta khi
chịu phép Rửa tội. Trong ngày đó, chúng ta được cởi mở khỏi xiềng xích tội lỗi
và được đàm đạo với Chúa như với người bạn chí thiết.
7.Truyện : Bức
tường Bá Linh.
Ngày 13/08/1961, người ta xây một bức tường chưa từng thấy
trong lịch sử loài người : cao 8 mét, dài 700 cây số ngăn đôi một gia đình, một
thành phố, một dân tộc, một nước Đức, không ai được qua lại với nhau, coi nhau
như kẻ thù ghê gớm. Ai vượt qua bức tường đó hoặc bị bắt hoặc bị bắn chết. Mãi
đến 28 năm sau, ngày 13/11/1989 bức tường đó bị phá đổ, chấm dứt hận thù chia rẽ.
Gia đình, dân tộc được đoàn tụ với nhau, nước Đức được thống nhất, thế giới chấm
dứt chiến tranh lạnh, trở thành đồng minh đồng chí với nhau.
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt