Thứ ba tuần 7 thường niên
Chúa nói về tinh thần
phục vụ
(Mc 9,
30-37)
1. Đức Giêsu đã mạc khải cho các môn đệ Ngài là ai : Ngài là Đấng Messia đến cứu
thoát loài người, nhưng cứu thoát qua con đường chịu nạn, chịu chết và sống lại.
Các ông chẳng hiểu gì mạc khải đó vì các ông vẫn quan niệm về một Đấng Messia
vinh quang hiển hách. Vì thế trên đường đi các ông tranh cãi với nhau xem ai là
người lớn nhất trong nước của Ngài. Về đến
nhà, Ngài hỏi các ông trên đường đã tranh cãi với nhau về cái gì, các ông không
dám trả lời. Nhân dịp này Ngài dạy các ông : Ai muốn làm lớn, phải làm đầy tớ mọi
người. Rồi Ngài dẫn một trẻ nhỏ đến giữa các ông mà phán :”Ai đón nhận trẻ nhỏ
như thế này vì danh Thầy và sống đơn sơ không tham vọng như nó là đón tiếp
chính Thầy, và ai tiếp nhận Thầy là tiếp nhận Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy.
2. Tranh giành quyền lực là chuyện thường tình của thế
gian, trong bất cứ lãnh vực nào cũng có chuyện người thủ lãnh, kẻ thuộc hạ, người
làm lớn kẻ làm nhỏ, người ngồi trên kẻ ngồi dưới, người được danh dự kẻ bị quên
lãng. Nhưng trong Giáo hội của Ngài, Đức Giêsu đã đưa ra nguyên tắc lãnh đạo :
ai muốn làm người đứng đầu thì phỉ làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi
người. Đức Giêsu không chỉ phục vụ và hầu hạ, lại còn hầu hạ và phục vụ đến chết.
Cái chết trên thập giá của Ngài là thể hiện tột cùng của lãnh đạo và phục vụ.
Vì thế, người được đặt làm thủ lãnh để phục vụ phải là người sằn sàng chết cho mọi
người. Qui luật này có giá trị cho mọi Kitô hữu. Làm môn đệ của Đức Giêsu là chọn
lấy con đường phục vụ và phục vụ cho tới cùng.
Vì thế, ở cuối văn kiện Tòa Thánh, các Đức Giáo hoàng thường
ghi dòng chữ này cùng với chữ ký của mình :”Servus
servorum” : tôi tớ của các tôi tớ. Đây là tinh thần mà Đức Giêsu muốn tất cả
các vị lãnh đạo trong Giáo hội phải có, như được đề cập trong bài Tin mừng hôm
nay : “Ai muốn làm đầu thì phải làm người
rốt hết, và làm tôi tớ mọi người”.
3. Bác sĩ Elizabeth
Couplaros là giáo sư về môn tâm lý trị liệu tại đại học Chicago, Hoa kỳ. Một
trong những tác phẩm bán chạy nhất của bà có tựa đề “Sự chết và Chết”. Cuốn
sách ghi lại sự phỏng vấn của tác giả với hàng trăm người đã từng bị bác sĩ
tuyên bố là chết nhưng bỗng dưng sống lại. Có thể nói người chết sống lại này đều
cho biết rằng trong khoảnh khắc mà bác sĩ gọi là chết ấy họ như sống lại cả quãng đời của họ,
cứ như thế họ xem lại cuốn phim về cuộc đời của họ. Khoảnh khắc ấy có nghĩa gì
không ? Bác sĩ Couplaros đã nhận định
như sau :”Khi bạn trải qua khoảnh khắc ấy, bạn chỉ thấy có hai điều quan trọng
trong cuộc đời, một là bạn đã phục vụ;
hai là bạn sống yêu thương, còn tất cả những điều mà chúng
ta xem trọng như danh tiếng, tiền của, uy tín và quyền lực đều vô nghĩa”.
4. Một điều nghịch lý cần chấp nhận.
Chúa phán :”Ai muốn
làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”.
Để các ông hiểu rõ sự nghịch lý này, Đức Giêsu đưa ra một dụ ngôn : Ngài đem một
em nhỏ, đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói :”Ai tiếp nhận một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy”.
Em nhỏ ở đây, chính là biểu tượng của tất cả những gì bé nhỏ, hèn mọn, tùy thuộc,
cần được người khác chăm sóc, mà không thể cho ai được cái gì. Ngài hàm ý nói rằng
điều làm cho người ta nên cao cả là khả năng đón tiếp bản thân Ngài và khi người
ta tiếp đón vì danh Ngài, một người yếu đuối, vô phương tự vệ, thì khả năng đó
còn lớn hơn nữa bội phần. Ai trong anh em muốn làm người đứng đầu thì hãy tự
mình phục vụ những người ít được kính nể, những người bị tức đoạt nhất, hãy làm
người phục vụ những người bé mọn nhất, và làm như thế vì danh Thầy, bởi lẽ Thầy
yêu cầu như vậy.
5. Truyện: Cần
tinh thần phục vụ.
Những thuộc viên cao cấp của Bà-la-môn ở Ấn Độ không bao giờ
cúi xuống làm việc của người đầy tớ. Vì thế Shirman
Naraayan sốc làm sao khi ông được giao nhiệm vụ mà ông thấy như mình bị hạ
thấp khi ông dành thời gian làm tại trung tâm Grandhi (là một trung tâm tĩnh
tâm của người Hindu).
Tốt nghiệp tiến sĩ tại trường Kinh Tế Luân Đôn, chàng thanh
niên này đã đến tìm hướng đi cho tương lai. Chàng không biết rằng mọi người tại
trung tâm này đều được giao nhiệm vụ cụ thể, và Shirman phải chùi nhà vệ sinh.
Thấy bị xúc phạm ghê gớm, anh đi thẳng đến chỗ Grandhi và phàn nàn :”Tôi có bằng
tiến sĩ. Tôi có thể làm được nhiều điều lớn lao hơn, tại sao lại bắt tôi phải
phí thời gian và tài năng vào việc lau chùi phòng vệ sinh vậy” ? Grandhi trả lời
:”Tôi biết anh có thể làm được nhiều việc lớn, nhưng tôi cũng phải xem thử anh
có đủ năng lực để làm những việc nhỏ không đã”.
Có thể bạn đủ năng lực để phục vụ Chúa một cách đặc biệt.
Qua nền giao dục bạn hấp thụ và ân tứ bạn có được, có thể bạn có khả năng làm
những công việc lớn lao và hiệu quả. Nhưng bạn có sẵn lòng khiêm nhường làm những
việc của đầy tớ nếu Chúa giao công việc đó cho bạn không ? Bạn có sẵn lòng lau
chùi nhà vệ sinh hay rửa chân cho người khác không (Ga 13,14-15)? Đó mới thật sự
là điều một môn đệ vâng lời cần làm.
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt