Thứ bảy tuần 7 thường niên
Thái độ đối với trẻ
em
(Mc
10,13-16)
1. Người Do thái có thói quen đem con mình đến với những
người tốt lành có thế giá để họ chúc lành cho các em. Hôm nay người Do thái đem
các trẻ nhỏ đến cho Chúa chúc lành, nhưng các môn đệ sợ chúng quấy rầy nên đuổi
đi. Chúa không bằng lòng nên quở các ông, và bảo hãy để yên cho chúng đến với
Ngài, vì Nước Trời là của những người sống đơn sơ, vâng lời , trong sạch và
hoàn toàn phó thác giống như chúng. Rồi Chúa ẵm chúng vào lòng và ban phúc lành
cho chúng.
2. Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy những cha mẹ tìm cách
đem con cái đến với Đức Giêsu để xin Ngài đặt tay và chúc lành cho chúng, chứng
tỏ Đức Giêsu rất thương mến trẻ em, Ngài tỏ ra không hài lòng vì các Tông đồ
ngăn cản không cho các cha mẹ đem các trẻ
em đến với Ngài.. Trái ngược với quan niệm coi khinh trẻ em của các tác giả đạo
đức Do thái, Đức Giêsu đề cao trẻ em như kiểu mẫu đón nhận Nước Trời :”Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một
trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào”. Nơi khác, Ngài bảo vệ trẻ em một cách quyết
liệt :”Ai làm cớ cho một trong những trẻ
nhỏ này sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ mà quăng xuống biển còn hơn”.
3. Những đức tính của
trẻ nhỏ.
Cám dỗ lớn nhất của con người là đam mê quyền lực, ai cũng
mong muốn được ăn trên ngồi trốc, được mọi người tung hô kính trọng... để rồi từ
đó làm mọi cách để đạt được mục đích chức quyền... Hình ảnh nên như trẻ nhỏ,
nghĩa là phải biết sống tự hạ khiêm tốn, vì ai biết hạ mình xuống sẽ được tôn
lên, còn ai kiêu ngạo thì tự đánh mất chính mình trong mắt mọi người.
- Hình ảnh trẻ nhỏ nói lên tính đơn sơ chân thực, trẻ nhỏ không tính toán lợi hại hay những
toan tính nham hiểm. Chúa cũng muốn mọi người chúng ta sống chân thành và ngay
thẳng, không toan tính mưu lợi thấp hèn.
- Hình ảnh trẻ nhỏ
còn nói lên tinh thần sống phó
thác và tin tưởng nơi cha mẹ. Chúa
mời gọi chúng ta biết sống đơn sơ phó thác nơi tay Chúa quan phòng.
- Hình ảnh trẻ nhỏ nói lên sự trong sạch. Trẻ nhỏ như tờ giấy trắng, không có những đam mê xấu.
Chúa cũng muốn chúng ta sống trong sạch trước mặt Người.
4. Một nhận xét bi
quan đáng quan tâm.
Có người đưa ra nhận xét : bản chất trẻ em hôm nay không
khác gì trẻ em thời Đức Giêsu... Và có lẽ trẻ em thời nào cũng vậy : rất thiên thần. Tuy nhiên cách hành xử thì có lẽ đã khác đi rất
nhiều : trẻ em hôm nay - quả thực - là không còn “thiên thần” mấy nữa... Và đây
là điều người lớn chúng ta cần coi lại. Dù các em làm gì, nói gì... thì cũng chỉ
là những gì các em nhìn thấy nơi người lớn. Còn nhỏ thì nhìn thấy nơi cha mẹ,
anh chị...Lớn lên thì thấy nơi thầy cô, chú bác... Vào đời là những trải nghiệm
học được từ trường đời... Trường đời càng ô trọc con người càng gian manh. Vì thế cần phải được giáo dục trong những môi
trường tốt lành ngay từ còn nhỏ.
4. Cha mẹ là những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc
sinh dưỡng và giáo dục con cái, để chúng được hạnh phúc đời này, nhất là được hạnh
phúc đời sau. Tuy nhiên, có những cha mẹ chỉ lo làm giầu, chứ không quan tâm
xây dựng đạo đức cho con cái, cũng có những cha mẹ khoán trắng việc giáo dục đức
tin con cái cho những vị lãnh đạo tinh thần hay thiêng liêng, mà quên rằng đó
là nhiệm vụ trước tiên của cha mẹ do Bí tích Hôn phối và tình thương yêu đòi buộc.
Con cái sống trong gia đình nhiều hơn các nơi khác, và cha mẹ cũng hiểu biết
tính tình con cái hơn bất cứ ai khác, đó là những thuận lợi để cha mẹ góp phần
vào việc giáo dục con cái.
Nhưng để có thể giáo dục con cái một cách hiệu quả, cha mẹ
phải lo trau dồi kiến thức, cách riêng về tôn giáo, và sống đạo gương mẫu, sao
cho con cái thực sự là nguồn hạnh phúc của gia đình và là triều thiên của chính
cha mẹ.
5. Hãy để cho trẻ nhỏ
đến với Chúa.
Một cách nào đó, chúng ta vô tình hay hữu ý đã ngăn cản trẻ
nhỏ đến với Chúa khi :
- Ngay những ngày đầu trẻ được sinh ra, chúng ta bê trễ việc
lo cho trẻ lãnh Bí tích Thánh tẩy làm con cái Chúa.
- Không tập tành cho con trẻ làm quen tiếp xúc và yêu mến Lời
Chúa, kinh nguyện hằng ngày cùng những việc đạo đức ngay tại nơi gia đình.
- Không ngăn cản hoặc tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với những
thứ văn hóa xấu (bạo lực, phim ảnh, sách báo xấu, trò chơi thiếu lành mạnh),
chính những thứ đó gián tiếp ngăn ngừa trẻ tiếp cận với Chúa.
- Không sống nêu gương đạo đức và thánh thiện cho trẻ.
- Đối với những người lớn, chúng ta không ngăn cản những
sáng kiến riêng tư đơn sơ của họ trong việc gặp gỡ Thiên Chúa.
6. Truyện : Một thầy dạy bất đắc dĩ.
Ông Tamba, một nhà trí thức tại Indenosia và cũng là một
tín hữu Kitô đã kể lại như sau :
Tôi rất hãnh diện và tôi cho rằng tôi là người tín hữu duy
nhất trong giáo xứ Palembang có được bằng tiến sĩ đại học Siuydaia, mà còn là
chủ tịch hội luật gia, đồng thời là chủ tịch hội trí thức trong tỉnh nữa. Với tất
cả những danh hiệu và chức vụ này tôi tưởng như chẳng ai bằng tôi. Thế nhưng,
tôi lại bê trễ việc đạo vì quá bận rộn. Tôi không còn quan tâm gì đến việc cầu
nguyện nữa.
Lúc ấy, Chúa sai một người thầy đến dạy tôi. Người thầy là
đứa cháu trai mới có bốn tuổi. Tôi thường nói với cháu rằng, người tin Chúa phải
cầu nguyện trước khi đi ngủ. Một hôm, cháu đến nhà tôi chơi và ở lại ngủ chung
phòng với tôi. Khi tôi lên giường ngủ, cháu hỏi :
- Cậu ơi, sao cậu không cầu nguyện ? Cậu cãi nhau với Chúa
Giêsu rồi đấy à ?
Câu hỏi ngây thơ của đứa cháu làm tôi tỉnh ngộ. Thật đúng
là Chúa đã dùng một đứa bé mới có bốn tuổi làm nhân chứng cảnh tỉnh tôi và nhắc
nhở tôi. Tôi đã lập tức cầu nguyện ngay
trước mặt đứa cháu. Và từ đó tới nay, tôi không bao giờ quên cầu nguyện trước khi đi ngủ nữa.
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt