Thứ năm tuần 9 thường niên
Điều răn trọng nhất
(Mc 12, 28-34)
1.
Các câu hỏi của người luật sĩ trong bài Tin Mừng là một vấn đề
nan giải của người Do Thái bấy giờ. Họ phân luật thành 613 điều khác nhau : 248
điều phải thi hành và 365 điều cấm. Vì giới luật quá nhiều nên họ không thể xác
định được đâu là điều chính yếu và quan trọng nhất. Đức Giêsu đã cho họ câu trả
lời thật xác đáng và đồng thời chứng tỏ
Người là Chúa của Lề Luật. Người cho biết tất cả các giới luật đều qui về giới
răn duy nhất : mến Chúa – yêu người, hai điều này không thể tách rời nhau.
Con người là sinh vật có xã hội tính, tức là có nhu cầu sống chung
với nhau. Tuy nhiên, vì con người còn có tự do, nên để sống chung hòa thuận, mỗi
quốc gia hay tập thể cần có luật qui định các bổn phận và trách nhiệm của mỗi
người, để không ai đụng chạm và làm mất lòng người khác .
2.
Thời Đức Giêsu, nước Do thái cũng có bộ luật gồm hàng trăm khoản
luật khác nhau, và họ không biết điều nào là quan trọng nhất. Vì thế hôm nay, một luật sĩ hỏi Đức Giêsu một
câu hỏi hóc búa :”Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào trong nhất”?
Đức Giêsu đã trả lời rằng, hai giới luật quan trọng nhất là yêu mến Thiên Chúa
hết lòng và yêu thương tha nhân như chính mình. Như vậy, cốt lõi của mọi điều
luật là lòng yêu mến. Mến Chúa yêu người tuy là hai giới răn khác
nhau nhưng lại không thể tách biệt nhau.
3.
Như vậy, cốt cách của đạo chúng ta là “Mến Chúa – yêu người”.
Nếu chúng ta muốn dùng một chữ thôi để diễn tả đạo Chúa qua Kinh Thánh, thì
không chữ nào thích hợp hơn là chữ “yêu”, đó là yêu Chúa và yêu người.
Tuy nhiên yêu Chúa, có thể nói : dễ hơn, vì Chúa dễ yêu lắm, ai yêu Chúa cũng
được, và yêu Chúa hết lòng, hết sức. Còn yêu người ? Khó hơn, nên chúng ta cần
nói nhiều hơn về yêu người.
Nói về yêu người, chúng ta cũng đã nghe nói nhiều rồi, nhưng
cũng chẳng bao giờ nói đủ, nghe đủ. Vì thế, chỉ xin nhắc lại một vài điều : Thứ nhất, yêu người là một trắc nghiệm không
thể chối cãi được của tình yêu đối với Thiên Chúa, nghĩa là nếu chúng ta nói :
chúng ta yêu Chúa lắm mà lại đối xử tệ với nghười khác, bất kể người đó là ai,
chúng ta vẫn là người nói dối, và Chúa sẽ
không nhận lòng yêu mến của chúng ta. Thánh Gioan nói :”Nếu ai nói tôi yêu mến
Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối”.
Thứ hai, yêu người không phải chỉ là yêu thương theo tình cảm, bởi
vì Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải yêu thương cả kẻ thù. Nếu chúng ta chỉ yêu
thương những người yêu thương mình, quí mến mình, là chuyện bình thường, không
cần gì phải nói.
Thứ ba, yêu người là sẵn sàng giúp đỡ họ bằng lời nói, thái độ,
việc làm, tinh thần hay vật chất. Sau hết
chúng ta ta hãy nhớ : tới ngày phán xét, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu cụ
thể này, tức tình yêu người, tình yêu thương anh em.
4.
Tình yêu là nền tảng cho đời sống đạo. Không thấy bóng dáng của
tình yêu thì cuộc sống sẽ trở thành gánh nặng. Sống đạo là đi vào trong tương
quan giao ước tình yêu, để sống với cả con tim, cả khối óc, cả cuộc đời. Tình
yêu con người lấy tình yêu Thiên Chúa lám mẫu mực, vì thế, Chúa Giêsu đã nối kết
điều răn yêu người thân cận với điều răn thứ nhất. Và ai là người thân cận với
ta nhất nếu không phải là những người trong gia đình ?
5.
Truyện : Yêu người bằng việc làm.
Một vị
đạo sĩ kia kể rằng : ngày nọ, ông từ núi cao đầy băng tuyết đi xuống với một
người Tây Tạng. Dọc đường ông gặp một người ngã quỵ trên băng tuyết, ông nói với
người Tây Tạng đồng hành :
-
Chúng ta mau lại kia giúp đỡ người gặp nạn đó !
Nhưng
người Tây Tạng trả lời :
-
Không ai bắt buộc chúng ta phải giúp đỡ kẻ khác, khi mà chính mạng
sống của chính chúng ta cũng đang bị giá
lạnh đe dọa.
Nhưng vị
đạo sĩ trả lời :
-
Dù chúng ta có phải chết vì lạnh đi nữa thì chúng ta cũng chết
vì đã giúp người khác, đó
là điều vẫn tốt đẹp hơn.
Nói rồi
vị đạo sĩ chạy lại vác người bị nạn lên vai và khệ nệ xuống núi, trong khi người
Tây Tạng đã bỏ xuống trước từ nãy giờ. Đi được một quãng xa, vị đạo sĩ thấy người
bạn đồng hành người Tây Tạng đang nằm dài trên tuyết bất động. Thì ra, anh ta mệt
quá, ngồi nghỉ và bị lạnh cóng lúc nào không biết, còn vị đạo sĩ vì phải hết sức
vác người bị nạn nên cơ thể nóng lên thêm, và do đó thoát chết lạnh.
Mẹ Têrêsa từng nói :”Hãy là hiện
thân cho lòng nhân của Thượng Đế bằng cách thể hiện trên nét mặt, trong ánh mắt,
trong nụ cười và cả trong những lời chào nồng nhiệt của mình”.
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt