Thứ tư tuần 15 thường niên
Chúa mạc khải cho kẻ
bé mọn
(Mt
11,25-27).
1. Sau khi khiển trách những thành ven Biển hồ đã không tin
Ngài vì cậy vào sự thông thái của
mình. Chúa Giêsu lên tiếng tạ ơn và chúc tụng Chúa Cha đã mạc khải Tin Mừng cho những người bé mọn,
tức là những người “nghèo trong tinh thần” mà Ngài đã nói trong bài giảng về Bát phúc, những người tội lỗi, những kẻ ít
học.
Người hèn mọn là đối tượng của lòng Chúa xót thương. Chúng
ta tìm kiếm xem tại sao Thiên Chúa lại thiếu cảm tình với người khôn ngoan, thông thái ? Phải chăng
Thiên Chúa ganh tỵ với họ ? Hay phải chăng Thiên Chúa chỉ muốn con người kém cỏi,
hèn mọn ?
2. Qua lời cầu nguyện cùng Cha, Chúa Giêsu cho chúng ta biết
: Thiên Chúa là Cha, là chủ tể vũ trụ vạn vật, Ngài hoàn toàn tự do và đầy yêu
thương, Ngài tỏ mình cho ai là sáng kiến của Ngài, Ngài muốn chỉ bảo ai điều
gì, khi nào và thế nào là tùy ý Ngài. Nhưng chắc chắn Ngài không tỏ mầu nhiệm
Nước Trời cho những người tự phụ là khôn ngoan thông thái theo quan niệm của thế
gian mà chỉ tỏ cho những người đơn sơ bé mọn.
Cụ thể những người biệt phái, những luật sĩ là hạng người
được coi là trí thức thông thái, đã không tiếp nhận Tin Mừng của Chúa và không
nhận Ngài là Đấng đã được tiên báo trong
Thánh Kinh mà họ nghiên cứu tỉ mỉ. Trái lại, những kẻ đơn sơ bé mọn như các
Tông đồ, là những người ít học mà các luật sĩ và biệt phái khinh thường, nhưng
những kẻ bé mọn đó lại đón nhận Tin Mừng, tin nhận Ngài là Cứu Chúa và làm theo
lời Ngài chỉ dạy.
3. “Lạy Cha là
Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha,
vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại
mạc khải cho những người bé mọn (Mt 11,25).
“Mặc khải” có nghĩa là làm cho những gì đã giấu kín được tỏ lộ
ra. Mang ra ánh sáng những gì đang ở
trong bóng tối, hay làm cho một ngươi hiểu những gì họ chưa biết hay còn mù mờ.
Chúa Giêsu so sánh giữa những người khôn ngoan thông thái với kẻ bé mọn để dạy mọi người cần có thái độ của trẻ thơ : tin tưởng, khiêm
nhường, ham học hỏi, để người chuyển
thông cho họ những kiến thức về Thiên Chúa. Bởi vì, thái độ kiêu hãnh và nghi
ngờ sẽ cản người ta nhận ra những gì Thiên Chúa muốn mạc khải cho.
Để hiểu mầu nhiệm Nước Trời, con người cần có thái độ khiêm
nhường : trông cậy hoàn toàn vào Thiên Chúa chứ không phải ỷ vào sức mình.
4. Chúng ta cần trở nên những người bé mọn theo tinh thần
Phúc âm, để cảm nếm và sống hòa hiệp với Thiên Chúa. Đức tin Kitô giáo hướng dẫn chúng ta đến một
con người cụ thể, một vị Thiên Chúa chấp nhận sống với con người, chứ không phải
những lý lẽ thần học cao siêu. Một con người khiêm tốn có thể có đức tin sâu xa hơn một nhà thông thái. Đức tin là một hồng
ân cần được lãnh nhận hơn là kết quả của
sưu tầm trí thức của con người.
Thánh Têrêsa Avila, tuy không học hành nhiều, nhưng đã có
kinh nghiệm sống động về Thiên Chúa và đã trình bầy kinh nghiệm thiêng liêng của
mình một cách tốt đẹp, đến nỗi đã được đặt làm tiến sĩ Hội thánh, vì giáo huấn
của thánh nữ để lại là kho tàng thiêng liêng quí báu giúp mọi thành phần Giáo hội
đến với mầu nhiệm Thiên Chúa (Mỗi ngày một tin vui).
5. Hãy trở nên bé mọn
trước Thiên Chúa.
Người leo núi có những tâm trạng trái ngược nhau. Đứng ở dưới
mặt đất bằng, tầm mắt người ta thật hạn hẹp; nhưng khi leo lên tới đỉnh núi thì
ngay lập tức lại thấy mình thật bé nhỏ và bị nhấn chìm trước quang cảnh đang trải
rộng dưới chân. Có thể mượn tâm trạng đó để cảm nghiệm sự sâu thẳm vô biên của
Mầu nhiệm Thiên Chúa. Có dám bỏ vị trí lè tè chật chội của cái tôi ích kỷ và đáp ứng những đòi hỏi của
cuộc sống thánh thiện, lúc đó người ta mới thấy được sự nhỏ bé của mình và đồng
thời cảm nhận được sự cao cả thánh thiện của Thiên Chúa.
Bạn không nhất thiết phải là người mù chữ thất học mới có
thể đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Trái lại, như người ta thương nói :”Càng học càng thấy mình dốt”, điều kiện
ban đầu để đến với Thiên Chúa không phải là bằng cấp này, học vị kia mà là thái
độ khiêm tốn. Chính nhờ nhận biết mình bé mọn bạn có thể sẵn sàng đón nhận mạc
khải của Chúa. Và một khi đã bước vào thế giới của mầu nhiệm, bạn sẽ càng thấy
mình bé mọn và càng khao khát Thiên Chúa nhiều hơn nữa (5 phút Lời Chúa).
6. Truyện
: Đám táng Thiên Chúa.
“Thiên Chúa đã chết”, đó là câu nói của triết gia Nietzche
mà sau này được nhiều người lặp lại. Ngày nọ, những người này muốn cử hành lễ
nghi an táng để từ biệt ý nghĩ Thiên Chúa hiện hữu. Họ nhờ bác phu già trông
coi nghĩa trang đào sẵn cho một cái huyệt.
Hiện diện trong buổi lễ, ngoài bác phu già, tất cả đều là bậc trí thức trong xã
hội. Khi người chủ trì khai mạc buổi lễ thì bác phu già la lên :
- Không thể được, vì quan tài chưa đến.
Thiên Chúa vô hình, cần gì đến quan tài để tẩm liệm. Một
vài người xúm lại kéo bác phu già ra xa, nhưng ông vùng vẫy và la lớn :
- Không. Thiên Chúa không chết. Thỉnh thoảng không ngủ được,
ra đây ngồi, tôi vẫn nghe tiếng tim Ngài đập, nếu không tin, tối nay tụ họp lại
đây quí vị sẽ thấy.
Động tính hiếu kỳ, họ bỏ dở buổi lễ và hẹn nhau tối sẽ trở
lại. Tuy nhiên, tiếng động bên ngoài vọng
lại khiến suốt đêm họ không thể nhận ra đâu là tiếng đập của quả tim Thiên
Chúa. Họ dời tụ điểm đến một vùng quê, nhưng vắng tiếng động thành phố thì lại
có tiếng côn trùng. Cuối cùng họ quyết định gặp nhau tại sa mạc. Bầu khí tĩnh mịch
của sa mạc về đêm làm họ cảm thấy được cất khỏi gánh nặng lo toan, trở về với
cõi lòng và chăm chú lắng nghe. Bỗng một người la to :” Tôi đã nghe thấy”. Nhiều
người khác phụ họa :”Chúng tôi cũng đã nghe thấy”. Có người phân tích âm thanh
của nó giống như âm thanh của mỗi lần cố
gắng sống hoàn thiện. Họ đã tin phục lời bác phu già và nhất là tìm lại được niềm
tin.
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt