Thứ ba tuần 16 thường niên
Gia đình thiêng
liêng
(Mt
12,46-50)
1. Theo Chúa Giêsu, tình huyết nhục là tình rất cần thiết.
Chính Ngài là con người nên cũng sống theo tình cảm đó. Tuy nhiên, ở đây, không
phải Chúa Giêsu coi nhẹ tình gia đình tự nhiên, cũng không phải Ngài lãnh đạm với Mẹ và anh em của Ngài,
nhưng Ngài đề cao mối liên hệ thiêng liêng trong niềm tin và lòng yêu mến. Thái
độ và lời nói của Chúa Giêsu trong chuyện này nhằm đề cao những người lắng
nghe và làm theo Lời Chúa. Chúa quí chuộng
họ còn hơn những kẻ có liên hệ huyết nhục
với Ngài nữa.
2. Trong cuộc sống, vì nhiều hoàn cảnh, các thành viên
trong gia đình nhiều khi phải phân tán để ra đi đến nơi xa lạ nhằm kiếm miếng
cơm manh áo hay học hành hoặc vì sứ vụ... Nỗi lòng nhớ quê hương và người thân
hẳn không bao giờ vơi đi trong lòng người xa quê Như vậy, nếu may mắn có cơ hội được gặp người thân nơi đất khách quê người thì thật là hạnh
phúc, nhất là người đó lại là cha mẹ hay anh chị em thân thiện với mình.
Hôm nay, bài Tin Mừng cho thấy phản ứng ngược lại tình cảm
tự nhiên của Chúa Giêsu. Khởi đi từ việc Mẹ Maria và anh chị em của Chúa Giêsu
đến gặp Ngài. Khi được tin báo, thay vì hồ hởi, tay bắt mặt mừng để ra chào đón
Mẹ và anh em của mình, thì Chúa Giêsu lại chỉ tay vào các môn đệ và những người đang nghe giảng mà nói :”Đây là mẹ và anh em của ta”, phải chăng có
phũ phàng không ?
3. Có người khi đọc đoạn Tin Mừng này sẽ nghĩ rằng, Chúa
Giêsu xem nhẹ sự hiện diện của Mẹ Ngài chăng ? Không phải thế, Ngài còn đề cao
Mẹ Maria nữa là khác, vì trong việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa thì có ai bằng
Mẹ được, bởi :”Đức Maria hằng ghi nhớ mọi
kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”.
Chúa Giêsu coi việc những ai nghe Lời Chúa và đem ra thực
hành trở nên như ngang hàng với Mẹ và anh em của Ngài, như thế thật phúc cho
ai sống và thực hành Lời Chúa.
Thật vậy, chúng ta trở thành mẹ Chúa – bởi vì đã gián tiếp
sinh ra Đức Kitô nơi anh em. Như thánh
Phaolô đã chia sẻ cảm nghiệm của mình :”Trong
Đức Giêsu Kitô, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em” (1Cr 4,15)(Hiền
Lâm).
4. Thật ra, thái độ và lời nói của Chúa Giêsu trong câu
chuyện hôm nay rõ ràng là nhằm đề cao những người biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Chúa quí trọng họ hơn
những người có liên hệ huyết nhục với
Ngài.
Matthêu không nêu lên lý do tại sao mẹ và anh em Chúa Giêsu
lại đến tìm Ngài. Điều đó có lẽ không cần thiết. Matthêu chỉ muốn tạo cho Chúa
Giêsu một dịp để bộc lộ tư tưởng của
Ngài về mối liên hệ mới, mối liên hệ đích thực của mọi người với Chúa :”Ai là mẹ ta và anh em ta” (Mt 18,48) ?
Câu trả lời của Chúa Giêsu đưa người nghe đến một sự so
sánh giữa liên hệ huyết thống và liên hệ đức tin. Chúa không phủ nhận Đức
Maria là thân mẫu của mình cũng không phủ
nhận anh em trong dòng họ của mình, nhưng từ dòng họ huyết thống, Chúa Giêsu
đưa mọi người nghe đến một quan hệ khác còn quan trọng hơn tình mẫu tử và tình
anh em của Ngài : Ngài giơ tay chỉ các môn đệ và nói :”Đây là mẹ ta, đây là anh em ta”(Mt 12,49). Và Chúa còn giải thích
thêm :”Phàm ai thi hành ý muốn của cha
Ta, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh em ta, là mẹ Ta” (Mt 12,50). Nói
cách khác, quan hệ với Thiên Chúa phải được coi là quan trọng hơn quan hệ huyết
thống rất nhiều (Đinh Tất Quý).
5. Thánh Matthêu mô tả “mẹ
và anh em” Chúa là những người “đứng
bên ngoài” (x.Mt 12,46), còn các môn đệ, những người đang nghe Ngài giảng
là những người ở vòng trong. Một cách công khai, Chúa Giêsu cho biết nếu chỉ dựa
vào mối liên hệ huyết thống thì chưa phải là người thân thiết chưa thuộc về gia đình Thiên Chúa với Ngài.
Đúng hơn, gia đình của ngài gồm tất cả những ai “thi hành ý muốn của Cha”. Đó là một cơ hội cho tất cả mọi người, không phân biệt quốc gia
dân tộc, không phân biệt giầu nghèo, đều có thể thuộc về gia đình của Chúa nếu
thi hành ý muốn của Cha trên trời. Nhưng ý muốn của Cha là gì ? Xin thưa đó là
tin vào Chúa Giêsu và làm theo lời Ngài dạy (x.Ga 6,40) ( 5 phút Lời Chúa).
6. Truyện : Bà
có phải là Mẹ của Giêsu không ?
Vào một buổi tối mùa đông nọ, một người phụ nữ đang ngồi
trên xe hơi đi ngang qua một con đường trong thành phố. Bà thấy một em bé trai,
đi chân không, áo quần rách rưới, nhìn chăm chú và thèm muốn các đôi giầy để
sau tủ kính của một hiệu buôn. Bà cho dừng xe lại, bước xuống xe, lại gần vỗ nhẹ
vào má em, vừa cười vừa nói :
- Em làm gì ở đây vào giờ lạnh buốt thế này ?
- Em xin Chúa Giêsu
cho em một đôi giầy. Bé trả lời.
- Vậy thì đi theo cô.
Bà vừa nói vừa cầm tay em bé dẫn đi.
- Hãy thử xem Đức Giêsu cứu giúp những đứa trẻ như em và
làm chúng hạnh phúc không ?
Bà đi vào tiệm buôn, một nơi quá quen thuộc đối với bà. Bà
mua cho em một đôi tất len dầy và một đôi giầy chắc chắn rồi tự tay bà xỏ cho
em. Em bé đứng há hốc miệng nhìn, chẳng nói được một lời nào. Khi người đàn bà
sắp từ giã em, em chăm chăm nhìn bà, nước mắt trào ra, và hỏi bà :
- Bà ơi ! Bà có phải là Mẹ của Giêsu không ?
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt