Thứ hai tuần 23 thường niên
Chữa người bại tay
ngày sabát
(Lc
6,6-11)
1. Đức Giêsu chữa người bại tay ngày hưu lễ nên bị những người luật sĩ và biệt phái rình
xét, phản kháng. Người biệt phái giữ luật chặt chẽ nhưng chỉ là hình thức. Họ
luôn tìm cách bắt bẻ Đức Giêsu mà không biết nhân nghĩa là gì. Đức Giêsu rất
trung thành với lề luật, nhưng Người đi sát tinh thần yêu thương của lề luật, chứ không phải
hình thức bên ngoài. Ngày Hưu lễ là ngày làm vinh danh Chúa, cứu chữa con người
để con người được hạnh phúc. Con người được hạnh phúc là lúc Thiên Chúa được
vinh danh. Vì thế, chữa bệnh trong ngày hưu lễ là điều Chúa Cha rất vui lòng.
2. Giới răn Sabát được giải thích từ việc tin rằng Thiên Chúa sáng tạo trời đất
muôn vật trong sáu ngày và ngày thứ bảy thì Người nghỉ ngơi. Chính vì vậy,
nguyên thủy người ta nghỉ ngày thứ bảy (sabát)
như là một sự bắt chước Thiên Chúa, đồng thời dành một ngày cuối tuần để chỉ
dành riêng cho việc phụng sự Thiên Chúa. Thế nhưng, càng ngày, luật Sabát được
các luật sĩ giải thích chi tiết, cặn kẽ và dừng lại ở mặt chữ của luật : chỉ dừng
lại ở cái lý mà đánh mất cái tình, giữ luật vì luật chứ không còn vì yêu mến
Chúa và đánh mất đức ái mà luật nhắm tới.
3. Việc chữa bệnh của Đức Giêsu được khởi đi từ bản chất của
Thiên Chúa là Đấng Giầu Lòng Thương Xót.
Bởi vậy, không lạ gì khi các luật sĩ và biệt phái không những không ủng
hộ việc tốt lành của Đức Giêsu với người bại liệt, ngược lại, họ luôn rình rập
để chờ cơ hội thuận tiện rồi lên tiếng tố
cáo Đức Giêsu. Một điều đơn giản là do động lực của hận thù, ghen ghét, vì sợ Đức
Giêsu lật tẩy lòng gian ác của họ trước dân chúng... Thấy được ý đồ đen tối của
luật sĩ và biệt phái, nên Đức Giêsu đã hỏi họ :”Tôi hỏi các ông, ngày sabát được phép làm sự lành hay sự dữ, cứu sống
hay giết chết” ? Khi hỏi như thế, Đức Giêsu trả lại cho ngày sabát ý nghĩa
đích thực của nó, đó là ngày giải phóng con người (Ngọc Biển).
4. Tin Mừng hôm nay ghi lại một nỗ lực của Chúa Giêsu nhằm
nhắc nhở cho người Do thái về cái cốt lõi của đạo được thể hiện qua lề luật. Một
trong những khoản quan trọng của lề luật
chính là ngày Hưu lễ. Chúa Giêsu đã không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn lề
luật, và kiện toàn lề luật chính là mặc
cho tinh thần và ý nghĩa của yêu thương; không có tình thương, lề luật chỉ còn
là một cái xác không hồn. Như vậy,
kiện toàn luật giữ ngày Hưu lễ chính là biến ngày đó thành ngày tôn vinh Thiên
Chúa, và không gì đứng đắn và xứng hợp hơn để tôn vinh Thiên Chúa trong ngày
Hưu lễ cho bằng thể hiện tình thương đối với tha nhân.
Chính trong ý nghĩa ấy mà Chúa Giêsu đã chữa lành một người
có bàn tay khô bại trong ngày Hưu lễ. Lề luật là một thể hiện ý muốn của Thiên
Chúa, và ý muốn của Thiên Chúa không gì khác hơn là con người được sống, và sống dồi dào, sung
mãn chí là sống yêu thương. Như vậy chu toàn lề luật trước tiên là sống yêu thương (Mỗi ngày một
tin vui).
5. Em học sinh nọ bị rắn cắn phải đưa đi cấp cứu. Tuy
nhiên, các bác sĩ trong bệnh viện, với lý do phải làm theo qui định và thực hiện
những thủ tục đăng ký rườm rà, đã không cứu chữa ngay cho em trong cơn “thập tử
nhất sinh”. Hậu quả là em đã không qua khỏi.
Vì nệ luật và vụ hình thức, các luật sĩ và biệt phái đã trở
thành những quan tòa khắt khe, xét đoán, nhỏ nhặt và tàn nhẫn. Họ giữ tỉ mỉ mọi
điều luật mà không nhận ra rằng mình đang làm nô lệ cho luật. Trước sự bảo thủ,
quá nệ luật của họ, Chúa Giêsu đã nêu lên câu hỏi trên đây để chất vấn họ, đồng
thời qua đó, Người muốn họ trả lề luật về đúng vai trò và ý nghĩa của nó.
Thật vậy, lề luật được đặt ra là để phục vụ con người, chứ
không phải con người phục vụ cho lề luật, mà quên mất tình yêu thương. Lúc đó,
ta đã chất những gánh nặng lên vai người khác.
6. Trong hội trường nhỏ bé ngày ấy, có ba loại người (1)người
đau ốm cần giúp đỡ, (2) người bận tâm đem lại sự sống cho người khác; (3) người tìm phương kế để tiêu diệt
người khác. Câu hỏi của Đức Giêsu trên đây đặt người biệt phái vào thế lúng
túng, bởi vì nói đúng tim đen của họ.
Trong thế giới rộng lớn ngày nay, vẫn là ba hạng người : (1) những người cần sự
nâng đỡ để có sự sống; (2) những người nỗ lực phò sự sống, xây dựng nền văn
minh tình thương; (3) những kẻ chủ trương tiêu diệt sự sống của người khác, để
mình có thể sống hưởng thụ sung sướng, hay cổ võ nền văn hóa sự chết. Là Kitô hữu,
chắc chắn bạn được mời gọi bước theo con đường của Thầy mình (5 phút Lời Chúa).
7. Truyện :
Bác ái phải trên lề luật.
Một buổi chiều năm 1953, nhiều nhân vật quan trọng cùng các
phóng viên của các tờ báo lớn hồi hộp đợi chờ ở sân ga thành phố Chicago để
chào đón bác sĩ Albert Schweitzer, người được chọn nhận giải thưởng Nobel nhờ
công trình thử nghiệm các vaccin chữa bệnh truyền nhiễm trên chính cơ thể của
mình để phục vụ cho những thôn làng nghèo khó nhất tại châu Phi.
Khi xe lửa ngừng ở sân ga, một người cao lớn, râu dài và
mái tóc đã ngả mầu bước xuống. Máy ảnh chớp sáng liên tục. Các nhân vật quan trọng
tiến lại bắt tay nồng nhiệt chúc mừng. Bác sĩ khiêm tốn mỉm cười cảm ơn. Bỗng,
ông giơ tay xin lỗi mọi người rồi lách vội qua đám đông, tiến đến chỗ một người
đàn bà da đen đang loay hoay vất vả nặng
nhọc với hai chiếc valises lớn nghèo nàn. Ông giúp bà một tay đưa hành lý lên một
chiếc xe buýt, loại chỉ dành cho người bình dân.
Sau khi chiếc xe lăn bánh, ông trở lại chỗ đám đông. Một
người trong đoàn tiếp đón đã thốt lên :
- Đây là lần đầu tiên tôi nhận được một bài giảng sống động
về tình yêu thương.
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt