Thứ tư tuần 34 thường niên
Những cuộc bách hại
(Lc 21,12-19)
1. Sau khi loan báo những tai họa : các tiên tri giả, chiến
tranh loạn lạc, và các thiên tai xẩy đến
cho mọi người, thì Luca ghi tiếp về việc các tín hữu Chúa sẽ gặp cơn bách hại.
Tuy các tín hữu bị bách hại nhưng đó là cơ hội tốt cho sứ mệnh của họ. Đức
Giêsu hứa sẽ trợ giúp các môn đệ khi các ông gặp gian nan, khốn khó. Là Kitô hữu,
những người theo Chúa Kitô, chúng ta cũng phải can đảm đón nhận thử thách, những
khó khăn trong cuộc sống và chấp nhận chịu thiệt thòi vì Ngài bằng những hành động
chân thật, không gian dối, không làm điều xấu điếu ác.
2. Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu báo trước sự bách hại sẽ
xẩy đến cho các Kitô hữu. Đức Giêsu tiên báo điều này đã ứng nghiệm từng câu chữ
trong những thời kỷ bách hại. Biết bao người mang danh Kitô hữu đã phải chịu bắt
bớ, ngược đãi, tù đầy, tra tấn và bị giết chết để làm chứng cho Chúa Kitô. Quả
thật, từ hai ngàn năm qua, chính vì danh Đức Kitô, các tín hữu bị thù ghét và
bách hại. Như vậy, bách hại là số phận của những người mang danh Kitô hữu.
Không thể là môn đệ Chúa mà không đi lại con đường chính Ngài đã đi qua. Đức
Kitô đã báo trước cho các môn đệ :”Môn đệ
không trong hơn Thầy”, nếu Ngài đã bị bách hại, các môn đệ cũng phải bị
bách hại.
3. Phúc âm theo thánh Matthêu đã được viết ra sau cuộc bách
hại đầu tiên mà cộng đoàn Giáo hội đầu tiên đã trải qua, như cuộc bách hại và tử
đạo của thầy Stêphanô tại Giêrusalem. Các Tông đồ cũng đã từng bị tù rồi chịu
chết vì đạo. Phản ứng tự nhiên của con người trước những khó khăn, những bách hại,
là lo sợ. Và Đức Giêsu tiếp tục khuyên các Tông đồ hãy can đảm làm chứng cho
Ngài. Người môn đệ của Chúa cần sẵn sàng cho mọi nghịch cảnh xẩy ra.
4. Ngày nay, không còn có những cuộc bách hại đổ máu, nhưng
lại có vô số hình thức chối bỏ và chà đạp tự do tôn giáo. Ngày nay, không còn
có những cuộc bách hại công khai, nhưng lại có vô số những cuộc tấn công tinh
vi hơn nhằm loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống con người, và các cuộc bách hại
ấy dù không làm thân xác con người bị tổn thương, nhưng nhân cách và lương tâm
con người ngày càng bị bóp nghẹt và chết dần chết mòn. Ngày nay, không còn có
những cái chết đẫm máu, nhưng tử đạo có nghĩa là can đảm đi ngược dòng đời, và khước từ những
gì ngược với giá trị của Tin Mừng
(Mỗi ngày một tin vui).
5. Là Kitô hữu, chúng nên loại bỏ ý nghĩ đi theo Đức Kitô để
tìm sự dễ dãi, an toàn và vinh quang cho bản thân đời này. Vì ở đời này không
có niền vui và hạnh phúc nào bền bỉ ngoài Thiên Chúa. Nhưng nếu chọn Chúa, chúng
ta phải hy sinh và chịu nhiều thiệt
thòi, bị người đời nhạo báng, bắt bớ. Vì thế gian, ma quỷ và xác thịt là một trở
ngại lớn cho việc sống theo Tin Mừng. Nên chúng ta đừng ngạc nhiên khi gặp khó
khăn vì sống đời chứng nhân, mà hãy vui mừng vì được cộng tác vào việc làm sáng
danh Chúa.
6. Trong khi bị bách hại, chúng ta hãy can đảm lên vì Đức
Giêsu đã nói với chúng ta :”Đó là cơ hội
để các con làm chứng cho Thầy”. Như vậy, một lần nữa, Đức Giêsu lại nhắc nhở
chúng ta : đừng bận tâm khi nào tận thế, hãy lo sống hiện tại và kiên trì. Đối
với chúng ta hôm any, điều quan trọng là trung thành làm chứng cho Chúa, là sống
đúng tư cách của một Kitô hữu đích thực,
chứ không phải chỉ có tiếng mà không có miếng, không phải hữu danh vô thực,
nhất là hãy thể hiện tối đa tình yêu thương đối với nhau, đó là cách làm chứng
cho Chúa, cho đạo tốt nhất.
7. Truyện :
Trên đường hành hương.
Một nhà truyền giáo Ân độ đã kể lại câu chuyện sau đây :
Một hôm trên một quãng đương vắng, ông thấy một người đàn
bà nằm phủ phục sát đất. Đây là một cử chỉ khá quen thuộc trong những cuộc hành
hương ở Ấn độ.
Sau một lúc người đàn bà đứng dậy đi mấy bước rồi lại phủ
phục trên mặt đường. Trên một quãng đường ngắn, người đàn bà đã phủ phục như thế
đến bảy , tám lần.
Thấy thế, nhà truyền giáo mới dừng lại gợi truyện.
Ông Hỏi :
- Bà đi về đâu vậy ?
Người đàn bà giơ tay
chỉ về hướng Himalaya và nêu tên của một ngôi đền nổi tiếng ở đó. Theo lời
bà giải thích thì tại đây khi sấm chớp nổi lên Thiên Chúa sẽ biểu dương quyền
uy của người phía dưới thung lũng.
Như vậy, từ đây cho đến ngôi đền đó người đàn bà phải vừa
đi vừa phủ phục như thế trên cả ngàn lần. Khi được hỏi bà làm như vậy với mục
đích gì, người đàn bà trả lời ngắn gọn và quả quyết như sau :”Để được thấy
Chúa”.
Cử chỉ của người đàn bà Ấn độ trong câu chuyện trên đây có
thể gợi lên cho chúng ta hình ảnh của một cuộc chiến đấu.
Được thấy Chúa, người tín đồ Ấn giáo trên đây sẵn sàng chấp
nhận một cuộc hành hương gian khổ hầu như quá sức con người. Thế nhưng lòng
khao khát thấy Chúa và niềm hy vọng mãnh liệt sẽ được gặp Ngài đã khiến người
tín đồ ấy can trường tiến bước và kiên trì phủ phục tới cà ngàn dặm đường như
thế thật đáng cho chúng ta nể phục.
Muốn được hưởng vinh quang với Đức Giêsu, chúng ta cũng phải
biết can đảm và kiên trì như vậy.
Lm
Giuse Đinh Lập Liễm
Đà
Lạt