Lời
Sống
Tháng
Sáu 2018
"Phúc thay người
xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa" (Mt 5,9)
Tin mừng thánh Mat-thêu
mở đầu bài tường thuật về lời giảng dạy của Chúa Giêsu với lời loan báo những mối
phúc gây kinh ngạc.
Qua những lời này Chúa Giêsu
tuyên bố “phúc thay”, nghĩa là hoàn toàn hạnh phúc và toại nguyện, tất cả những
người mà dưới con mắt người đời bị coi là thua lỗ hay bất hạnh: những người tầm
thường, sầu muộn, nhu mì, đói khát công chính, người có tâm hồn trong sạch, người
ưa chuộng hoà bình.
Thiên Chúa hứa hẹn rất
nhiều cho những người đó: họ sẽ được Người cho no thỏa và ủi an, họ sẽ được đất
đai và vương quốc của Người làm sản nghiệp.
Vậy đó thực sự là một cuộc
cách mạng văn hóa, làm đảo lộn cái nhìn của ta thường đóng kín và thiển cận,
theo đó những loại người như vậy đều ở ngoài lề và không quan trọng trong cuộc tranh đấu về quyền hành và thành đạt.
"Phúc thay người
xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa"
Theo cái nhìn của Kinh
thánh, hòa bình là kết qủa của công cuộc cứu độ Thiên Chúa thực hiện. Như thế
trước hết đó là hồng ân Người ban. Đó là một đặc tính của chính Thiên Chúa, Người
yêu thương nhân loại và tất cả moi thụ tạo với tấm lòng một người cha và có môt
dự án đưa đến chỗ đồng tâm và hòa hợp cho tất cả mọi người. Vì thế ai hiến thân
cho hoà bình thì chứng tỏ mình “giống như” Thiên Chúa, như một người con vậy.
Chị Chiara Lubich viết:
“Ai có được hòa bình nơi chính mình thì người đó mang hoà bình. Trước tiên cần
phải mang hòa bình luôn luôn trong cách sử sự của mình , bằng cách sống phù hợp
với Thiên Chúa và theo ý muốn của Người. […] “… họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.
Nhận được một cái tên có nghia là trở nên điều mà tên đó diễn tả. Thánh Phao-lô
gọi Thiên Chúa là “Thiên Chúa hoà bình” và khi chào thăm các Kitô hữu thánh nhân
nói với họ: “Xin Thiên Chúa hòa bình ở với tất cả anh em”. Những người thưc thi
hoà bình thì tỏ ra cho thấy sự thân thuộc của họ với Thiên Chúa, họ hành sử như
con cái Thiên Chúa, ho làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng […] đã in vào xã hội nhân
lọai trật tự mang lại hoa qủa là hoà bình”[1].
Sống hòa bình không chỉ
có nghĩa là không có xung đột; cũng không phải là sống bình lặng, với một kiểu
nhân nhượng về những giá trị để lúc nào cũng được chấp nhận, hơn thế đó là một
kểu sống hoàn toàn theo Tin-mừng, nó đòi lòng can đảm chọn lựa đi ngược giòng.
Trở nên “người thực thi
hòa bình” trước hết là tạo nên những dịp hòa giải trong cuộc sống mình và cuộc
sống của người khác, trên mọi bình diện: trên hết là với Thiên Chúa và sau đó với người thân cận trong gia đình, nơi làm
việc, ở trường học, nơi xứ đạo và trong các hiệp hội, trong những mối quan hệ xã
hội và quốc tế. Như thế đó là một hình thức mến yêu thực sự người bên cạnh, một
công trình nhân hậu lớn lao khôi phục lại tất cả mọi quan hệ.
Đó là điều mà Jorge, môt
người trẻ ở nước Venezuela (Mỹ la-tinh) đã quyết định thực hiện ở trường học:
“Một hôm, sau các lớp học, tôi nhận thấy là những đồng bạn đang tổ chức môt cuộc
biểu tình chống đối, với ý đinh dùng bạo lực, đốt xe, ném đá. Ngay lập tức tôi
nghĩ là cách sử sự như vậy không phù hợp với cách sống của tôi. Lúc đó tôi đề
nghị với các đồng bạn là viết một lá thơ lên giám đốc trường học: như thế chúng
tôi sẽ có thể đòi hỏi, bằng một hình thức khác, chính những điều họ cho là có
thể đạt được bằng vũ lực. Với một số đồng bạn chúng tôi đã viết lá thư và trao
cho ông giám đốc”.
"Phúc thay người
xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa"C
Trong thời buổi này đặc biệt khẩn trương phải phát huy việc đối thọai và
gặp gỡ giữa con người và các nhóm, họ khác nhau vì lịch sử, truyền thống, văn hóa,
quan điểm, bằng cách cho thấy ta tán thưởng và đón nhận những khác biệt và
phong phú đó.
Như ĐGH Phan-xi-cô mới đây đã nói: “Hòa bình được xây lên trong bài đồng
ca những sự khác biệt… Và từ những khác biệt này ta học hỏi nơi người khác, như
anh em với nhau… Ta có một người cha, chúng ta là anh em với nhau. Chúng ta hãy
yêu thương nhau như anh em. Và nếu ta tranh cãi nhau thì nên làm việc đó như
anh em với nhau, làm hòa với nhau ngay lập tức, và luôn trở về sống như anh em
với nhau”[2].
Chúng ta cũng có thể cố gắng tìm biết những mầm giống hòa bình và huynh đệ,
những điều làm cho thành phố của ta rộng mớ hơn. Chúng ta hãy chăm sóc những mầm
giống ấy và làm cho chúng lớn lên; như thế chúng ta sẽ cộng tác vào việc hàn gắn
những rạn vỡ và những xung đột tràn qua thành phố.
Letizia Magri
[1] Cf. C. Lubich, Diffendere pace, Città Nuova, 25, [1981], 2, pp. 42-43.
[2] Cf. Saluto del S. Padre, Incontro con I leader religiosi del Myanmar,
28 nov. 2017.