Kinh
Lạy Nữ Vương Thiên Đàng Với Đức Thánh Cha: Tình Yêu Đích Thực Luôn Tạo Nên Sự
Gần Gũi Và Không Giới Hạn Tự Do Của Chúng Ta
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA 29/05/2022
Trưa
Chúa nhật 29 tháng Năm vừa qua, Đại lễ Chúa Lên Trời, Đức Thánh cha Phanxicô đã
chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với hơn 15.000 tín hữu, tại Quảng
trường thánh Phêrô. Cuối buổi tiếp kiến, Đức Thánh cha loan báo sẽ nhóm công
nghị, ngày 27 tháng Tám năm nay để bổ nhiệm hai mươi mốt hồng y mới, trong đó
có chín hồng y cử tri và sáu hồng y quá 80 tuổi.
Huấn dụ của Đức Thánh cha
Trong
bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh cha diễn giải ý nghĩa bài tin
mừng về lễ Chúa Thăng Thiên.
Đức
Thánh cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay
tại Ý và nhiều nước khác, là Lễ Chúa Lên Trời, nghĩa là Ngài trở về cùng Chúa
Cha. Trong phụng vụ, Tin mừng theo thánh Luca kể lại lần hiện ra cuối cùng của
Chúa Phục sinh với các môn đệ (Xc 24,46-53). Đời sống trần thế của Chúa Giêsu
đạt cao điểm với sự lên trời mà chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính: “Người
lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha”. Biến cố này có ý nghĩa gì? Chúng ta phải hiểu
điều này thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy dừng lại nơi hai hoạt
động của Chúa Giêsu trước khi lên trời: trước tiên, Chúa loan báo hồng ân Chúa
Thánh Linh rồi chúc lành cho các môn đệ.
Chúa hứa ban Thánh Linh
Trước
tiên, Chúa nói với các bạn hữu của Ngài: “Thầy sai xuống trên các con Đấng mà
Cha Thầy đã hứa” (v.40). Ngài nói về Chúa Thánh Linh, Đấng An Ủi, Đấng sẽ đồng
hành với các môn đệ, hướng dẫn, nâng đỡ họ trong sứ mạng, bảo vệ họ trong các
cuộc chiến thiêng liêng. Vì thế, chúng ta hiểu một điều quan trọng: Chúa Giêsu
không bỏ rơi các môn đệ. Ngài lên trời, nhưng không bỏ chúng ta một mình. Trái
lại, chính khi lên cùng Chúa Cha, Ngài bảo đảm việc ban Chúa Thánh Linh. Trong
một dịp khác, Chúa nói: “Thầy đi thì tốt hơn cho các con, vì, nếu Thầy không ra
đi, thì Đấng An Ủi sẽ không đến với các con” (Ga 16,17). Cả qua điều này, chúng
ta thấy tình thương của Chúa Giêsu đối với chúng ta: sự hiện diện của Ngài
không muốn giới hạn tự do của chúng ta. Trái lại, Chúa dành không gian cho
chúng ta, vì tình yêu đích thực luôn tạo nên một sự gần gũi không đè bẹp, nhưng
làm cho ta trở thành nhân vật chính. Vì thế Chúa Kitô trấn an: “Thầy về cùng
Chúa Cha và các con sẽ được quyền năng từ trên cao: Thầy sẽ sai xuống trên các
con cùng Thần Trí của Thầy và với sức mạnh của Người, các con sẽ tiếp tục sứ
mạng của Thầy trong trần thế!” (Xc Lc 24,49). Vì vậy, khi lên trời, thay vì ở
lại với một số ít người gần thân thể của Ngài, Chúa Giêsu trở nên gần gũi với
tất cả mọi người trong Thần Trí của Ngài. Chúa Thánh Linh làm cho Chúa Giêsu
hiện diện trong chúng ta, vượt lên trên những hàng rào thời gian và không gian,
để làm cho chúng ta trở thành những chứng nhân của Chúa trong thế giới.
Chúa chúc lành cho các tông đồ
Hoạt
động thứ hai: ngay sau đó, Chúa Kitô giơ tay chúc lành cho các tông đồ (v.50).
Đó là một cử chỉ tư tế. Ngay từ thời ông Aaron, Thiên Chúa ủy thác cho các tư
tế nhiệm vụ chúc lành cho dân (Xc Ds 6,26). Tin mừng muốn nói với chúng ta rằng
Chúa Giêsu là vị đại tư tế của đời sống chúng ta. Chúa Giêsu lên cùng Chúa Cha
để chuyển cầu cho chúng ta, để trình bày với Chúa Cha nhân loại chúng ta. Như
thế, trước mắt Chúa Cha, chúng ta hiện diện và sẽ luôn có những cuộc sống, hy
vọng và những vết thương của chúng ta hiện diện với nhân tính của Chúa Giêsu.
Vì vậy, trong khi hoàn tất cuộc “xuất hành về trời”, Chúa Kitô “mở đường” cho
chúng ta, đi dọn chỗ cho chúng ta và ngay từ bây giờ, Ngài chuyển cầu cho chúng
ta, để chúng ta luôn có thể được Chúa Cha đồng hành và chúc phúc.
Và Đức
Thánh cha nhắn nhủ rằng: Anh chị em thân mến, ngày hôm nay, chúng ta hãy nghĩ
đến hồng ân Chúa Thánh Linh mà chúng ta đã lãnh nhận từ Chúa Giêsu để trở nên
chứng nhân của Tin mừng. Chúng ta hãy tự hỏi xem chúng ta có thực sự là nhân
chứng như vậy hay không; và chúng ta có khả năng yêu thương nhau để cho họ được
tự do và dành không gian cho họ hay không. Và rồi: chúng ta có biết chuyển cầu
cho những người khác, nghĩa là có biết cầu nguyện và chúc lành cho cuộc sống
của họ hay không? Hay là chúng ta lợi dụng người khác để mưu lợi cho mình?
Chúng ta hãy học điều này: cầu nguyện cho những hy vọng và đau khổ của thế
giới, cho hòa bình. Và chúng ta hãy chúc lành, với cái nhìn và bằng lời nói, cho
những người chúng ta gặp hằng ngày!
Giờ
đây, chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ là người được chúc phúc trong các phụ nữ, và
được đầy tràn Thánh Linh, cầu nguyện và luôn chuyển cầu cho chúng ta.
Công bố tên các hồng y mới:
Sau khi
đọc kinh và ban phép lành Tòa Thánh, Đức Thánh cha nhắc đến lễ phong chân
phước, hôm thứ Bảy vừa qua tại thành phố Modena, bắc Ý, cho cha Luigi Lenzini,
tử đạo vào ngày 21 tháng Năm năm 1945, vì những kẻ oán ghét đức tin. Ngài chống
lại những chủ trương bài giáo sĩ của những người theo chủ nghĩa cộng sản.
Đức
Thánh cha thông báo rằng trong hai ngày 27 và 28 tháng Sáu tới đây, tất cả các
hồng y sẽ nhóm họp để học hỏi và phân tích Tông hiến “Các con hãy loan báo Tin
mừng”, về Giáo triều Roma, bắt đầu có hiệu lực từ Chúa nhật ngày 05 tháng Sáu
tới đây, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Rồi Đức
Thánh cha cho biết ngày 29 tháng Tám năm nay sẽ nhóm công nghị để bổ nhiệm các
hồng y mới: đó là các vị:
1. Đức
Tổng giám mục Arthur Roche, người Anh, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và kỷ luật bí
tích.
2. Đức
Tổng giám mục Lazaro Du Hưng Thực, người Hàn Quốc, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ.
3. Đức
Tổng giám mục Fernando Vérgez Alzaga, người Tây Ban Nha, thuộc Giám hạt tòng
nhân Opus Dei, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đặc trách Quốc gia thành Vatican.
Tiếp
đến là các vị giám mục tại các nước:
4. Đức
Tổng giám mục Jean-Marc Aveline, Tổng giám mục giáo phận Marseille bên Pháp.
5. Đức
Tổng giám mục Peter Okpaleka, Tổng giám mục Ekwulobia bên Nigeria.
6. Đức
Tổng giám mục Leonardo Ulrich Steiner, dòng Phanxicô, Tổng giám mục giáo phận
Manaus, bên Brazil.
7. Đức
Tổng giám mục Felipe Neri António Sebastião di Rosariio Ferrão, Tổng giám mục
Goa, Ấn Độ.
8. Đức
cha Robert Walter McElroy, Giám mục giáo phận San Diego Hoa Kỳ.
9. Đức
cha Virgilioi Do Carmo Da Silva dòng Don Bosco, Tổng giám mục Dili, thủ đô Đông
Timor.
10. Đức
cha Oscar Cantoni, giám mục giáo phận Como, bắc Ý.
11. Đức
cha Paolo Cezar Costa, Tổng giám mục Brasilia, thủ đô Brazil.
12. Đức
cha Richard Kuuina, Hội thừa sai Phi châu, Giám mục giáo phận Wa, bên Ghana.
13. Đức
cha William Ngô Thành Tài (William Goh Seng Chye), Tổng giám mục Singapore.
14. Đức
cha Aldaberto Martínes Flores, Tổng giám mục Ascención, bên Paraguay.
15. Đức
cha Flores Marengo, người Ý, Phủ doãn Tông tòa Mông Cổ.
Tiếp
đến có sáu vị trên 80 tuổi, trong đó có Đức cha nguyên Tổng giám mục Cartagena
Colombia, giáo phận Gent bên Bỉ, Cagliari ở đảo Sardegna Ý, cha Gianfranco
Ghirlanda, dòng Tên, nhà giáo luật, Đức ông Fortunato Frezza, kinh sĩ Đền thờ
thánh Phêrô.
Với
việc bổ nhiệm trên đây, tổng số thành viên Hồng y đoàn tăng lên 229 vị, trong
đó có 133 hồng y cử tri dưới 80 tuổi và 96 vị trên 90 tuổi.