BÀI 15
VĂN HOÁ ỨNG XỬ –QUÊN MÌNH VỊ THA
1. LỜI CHÚA : Thánh Phao-lô dạy : “Mỗi
người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hay tìm lợi ích cho người khác”
(Pl 2,4).
2. CÂU CHUYỆN : ÍCH KỶ LÀ BẢN
TÍNH TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI :
Bé Tâm bảy tuổi trước khi đi dự lễ Chúa Nhật, mẹ đưa cho
bé hai đồng tiền xu mệnh giá 5 đồng và dặn rằng : “Con nhớ bỏ một đồng vào giỏ
tiền thau nhà thờ trong thánh lễ để dâng cho Chúa giúp cho người nghèo, còn
đồng tiền thứ hai con sẽ mua một gói xôi để ăn sáng sau khi lễ xong nghe chưa
?”.
Tâm nắm chặt hai đồng tiền xu trong tay theo bố đi dự lễ.
Trên đường đi chẳng may em đạp phải một hòn đá nên bị té xuống đất. Hai đồng
tiền xu trong tay bị văng khỏi túi áo, một đồng nằm ở hè đường trên lối đi, còn
đồng kia thì lăn xuống lỗ ga thóat nước bên đường và bị mất tăm. Em lồm cồm bò
dậy nhặt đồng xu còn lại rồi thưa với Chúa : “Chúa ơi. Hôm nay thật xui cho
Chúa quá. Cái đồng tiền xu con định dâng cho Chúa đã bị rơi xuống lỗ ga mất
tiêu rồi. Còn đồng này là của con đó nha”.
3. SUY NIỆM :
Hầu như ai trong chúng ta cũng đều suy tính chọn phần lợi
cho mình và dành phần thua thiệt cho người khác. Như trường hợp của bé Tâm
trong câu chuyện trên : Em có thể bỏ đồng xu còn lại vào giỏ thau nhà thờ để
dâng cho Chúa giúp cho người nghèo, vì em đã có lỗi bất cẩn làm mất đồng xu
kia. Hoặc ít nhất với đồng xu còn lại, em có thể mua xôi một nửa cho mình và
dâng vào nhà thờ phân nửa cho công bình. Trong thực tế, Giáo hội và những nguời
nghèo chung quanh chúng ta nhiều lần đã chẳng nhận được gì, vì chúng ta đã tính
toán ích kỷ để luôn có lợi cho mình và có hại cho tha nhân.
3. SINH HOẠT :
Tại sao bé Tâm trong câu chuyện trên lại chọn phần lợi cho mình và để phần bất
lợi cho người nghèo ?
4. LỜI CẦU :
Lạy Chúa. Xin cho con biết vượt qua thói xấu ích kỷ để
tập sống quảng đại với tha nhân. Cho chúng con biết hy sinh để nhường quyền lợi
nhiều hơn và nhĩa vụ ít hơn cho người khác, hầu ngày một nên trưởng thành về
nhân cách và hy vọng sẽ được Chúa hưởng hạnh phúc viên mãn trên thiên đàng đời
sau.- AMEN.
LM ĐAN VINH – HHTM