BÀI 92
BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG - HẬU QUẢ TAI HẠI CỦA THÁI ĐỘ VÔ
CẢM
1. LỜI CHÚA : Thánh Phao-lô dạy :
“Hãy chúc lành cho những người bắt
bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa : vui
với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15).
2. CÂU CHUYỆN :
BÁC SĨ VÔ CẢM GÂY CHẾT NGƯỜI.
Mới đây tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội, chỉ vì sự vô cảm
của bác sĩ và các y tá, đã dẫn đến cái chết oan uổng của một em bé chưa kịp
chào đời. Chị Hảo là nạn nhân đã kể lại trường hợp của chị như sau :
“Chồng tôi đã bồi dưỡng bác sỹ
An một triệu đồng, nhờ cứu cho mẹ tròn con vuông rồi gia đình sẽ “hậu tạ” sau.
Thế nhưng, bác sĩ An đã không mổ ngay cho tôi mà đi vào phòng riêng ngồi xem ti-vi
trận đá banh đến tận 23g40. Còn 2 nữ hộ sinh là cô Vũ Thị Diệu Vân và Trần
Hoàng Linh thì ngồi ở một góc phòng ăn bánh kẹo, nói chuyện phiếm, làm việc
riêng để mặc cho tôi chịu đau đớn nằm trên bàn sinh. Tôi cảm thấy đau khi biết
con mình trong bụng đang chết dần chết mòn mà không thể làm gì để cứu được.
Tuyệt vọng, tôi cầu cứu các y tá đang ở gần đó để nhờ nói giúp với bất cứ bác
sĩ nào cũng được, mổ giúp tôi lấy con ra, nhưng không một ai đứng dậy đi tìm
bác sĩ. Họ vẫn cứ thờ ơ, thản nhiên ăn uống, cười đùa với nhau như không có
chuyện gì xảy ra cả” .
3. SUY NIỆM :
Bệnh vô cảm biểu lộ qua thái độ không động lòng thương trước
nỗi đau của đồng loại, cũng như không phẫn nộ trước những tệ nạn xã hội xảy
ra ngay trước mắt. Con người trở nên vô tình trước nỗi đau của đồng
loại.
1. Thực trạng
vô cảm của giới trẻ :
Mới đây, cư dân mạng lại giật mình trước hành
vi côn đồ của một nhóm nữ sinh ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải
Phòng, Hà Nội… với những màn đánh đập, xé áo, cắt tóc. Rất nhiều bạn trẻ,
khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Gặp người bị tai
nạn, thay vì dừng lại giúp đỡ thì lại thờ ơ bỏ đi. Thậm chí có kẻ không
những không cứu giúp nạn nhân, mà còn lợi dụng cơ hội để lấy cắp tiền bạc, vật dụng, xe
máy của người gặp nạn.
2. Nguyên nhân
dẫn giới trẻ đến thái độ vô cảm :
- Trong nhiều gia đình, cha
mẹ rất ít khi dạy con đồng cảm với tha nhân. Hơn nữa, những cảnh
bạo lực đầy rẫy trong các trò chơi điện tử, trên ti vi, trong truyện tranh…
dẫn tới thái độ thờ ơ lãnh đạm vô trách nhiệm của con em.
- Trong gia đình : nhiều gia đình ngày nay không
quan tâm đến việc dạy con phải biết yêu thương, giúp đỡ chia sẻ và tha thứ
cho người khác và có trách nhiệm với tha nhân. Một đứa trẻ chỉ biết "nhận" chứ không
biết "cho" chắc
sẽ trở nên vô tâm và bàng quan trước nỗi
đau của kẻ khác.
- Nơi nhà trường : Ngày nay, môn giáo dục công dân chỉ
được dạy
chiếu lệ. Bên cạnh các thầy cô mẫu mực, nhiệt huyết với việc giáo dục,
vẫn còn đó những thầy cô thiếu nhân cách. “Có thầy cô gọi học sinh là “mày”
xưng “tao”, có thầy cô chêm cả những câu chửi tục vào lời nói của mình, có thầy
cô quát mắng học sinh như kiểu dân chợ búa, … Chính các em đã phải thốt lên
rằng “giáo viên ăn nói thô lỗ, vô văn hóa như vậy thì trách sao học sinh chúng
em không bắt chước” . Vì “vô
cảm” nên họ cũng sẽ “đào tạo” ra những học trò “vô
cảm” giống như họ.
- Do ảnh hưởng của công nghệ thông tin, trò chơi
điện tử… dẫn giới trẻ đến lối sống ích kỷ vô cảm, thờ ơ với nỗi đau của
tha nhân.
3. Tác hại của
căn bệnh vô cảm :
- Bệnh vô cảm có thể dẫn đến chết người : Tài xế xe buýt mắc “bệnh vô cảm”
sẽ coi thường mạng người, nên cố tình phóng nhanh, vượt ẩu, giành đường để về bến
trước, nên có thể gây ra tai nạn cho tha nhân.
- Bệnh vô cảm có thể đưa đất nước đến suy vong : Các cán bộ Nhà nước là “đầy tớ của nhân dân” mà “vô cảm”, thì sẽ có thái độ nhũng
nhiễu, gây khó dễ để được “chung chi”, sẽ đánh mất lương tâm, mất
phẩm chất đạo đức. Chính những cán bộ này sẽ làm cho đất nước thua kém các
nước khác trên trường quốc tế.
4. SINH HOẠT : Chúng
tôi phải làm gì ?
Để thực hành lời dạy của thánh Phao-lô : “Vui với
người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15), mỗi người chúng ta nên làm gì
để cảm thông với tha nhân trong gia đình, khu xóm, nhà máy, công sở và ngoài
đường phố ?
5. LỜI CẦU :
Lạy Chúa Giê-su. Xin giúp chúng con tránh thái độ vô cảm, nhưng
biết mau mắn đáp ứng nhu cầu của tha nhân cần được trợ giúp với hết khả năng của
mình, để chúng con trở thành những công dân tốt trong xã hội và nên
ngưởi tín hữu đạo đức thực sự, luôn sống đức tin bằng việc thực thi
đức cậy và đức mến giữa đời thường. – AMEN.
LM ĐAN VINH – HHTM