THỐNG
HỐI CỘNG ĐỒNG
MÙA
CHAY 2010
KHAI MẠC
1. Dấu Thánh Giá và lời chào chúc :
Nguyện xin
ân sủng Đức Giêsu-Kitô Chúa chúng ta, … đ/
2. Huấn dụ vắn :
Anh chị em
thân mến, Mùa Chay Thánh là thời gian hồng ân để thanh luyện nội tâm với những
thực hành đạo đức : chay tịnh – cầu nguyện và thực hành bác ái, để làm sống lại
ơn gọi kitô hữu, dọn mình mừng đại lễ vượt qua và lặp lại lời hứa ngày chịu
phép rửa tội trong Đêm thánh.
Khởi đầu mùa chay năm nay,
chúng ta đã nghe lời hướng dẫn của Đức cha Giáo phận mời gọi chiêm ngắm “mầu
nhiệm Thánh Giá mang sức mạnh cứu độ, mầu nhiệm mà Hội Thánh […] cử hành và
sống cách đặc biệt trong Mùa Chay”. Những
người trẻ chúng ta còn được Đức thánh cha Bênêđictô XVI thúc đẩy suy nghĩ về
câu hỏi mà một người trẻ giàu có đặt ra cho Chúa Giêsu : "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm
gia nghiệp ?" (Mc
10,17).
Giờ đây
sắp bước vào những ngày thánh trong đạo, chúng ta cùng cử hành sám hối chung vì
ý thức tội của chúng ta không chỉ mang tính riêng tư phạm đến Chúa và anh chị
em mình, nhưng cũng gây ảnh hưởng trên khuôn mặt thánh thiện của Hội Thánh. Đây
là cơ hội tốt để chúng ta canh tân lại đời sống và chuẩn bị bước vào đại lễ
Vượt Qua.
Xin Chúa
là Đầng kêu mời chúng ta trở về cũng rộng ban cho chúng ta ơn sám hối thật sự
và hữu hiệu.
3. Lời nguyện
Chúng ta
dâng lời cầu nguyện !
Lạy Chúa, xin
ban Thánh Thần Chúa xuống lòng chúng con,
để Ngài
lấy sự sám hối như nước trong sạch
mà thanh
tẩy chúng con,
làm cho chúng
con trở nên của lễ sống động
dâng lên
Chúa,
ngõ hầu nhờ
sự sống mà Ngài hằng thông ban,
chúng con xứng
đáng ca tụng Chúa vinh quang và nhân từ khắp mọi nơi.
Chúng con
cầu xin,
nhờ Đức
Giêsu-Kitô, Con Chúa – Chúa chúng con
là Thiên
Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa
trogn sự
hợp nhất của Chúa Thánh Thần, đến muôn đời.
LẮNG NGHE LỜI CHÚA :
4. Hát “Xin ban Thần Khí”
5. Lời Chúa : Ga 3,14-21 (SBĐ mùa chay
– phục sinh trang 84, chúa nhật IV mùa chay B)
X Tin Mừng Chúa Giêsu-Kitô theo Thánh Gioan
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng :
"Như ông Môisen đã treo con rắn lên ở sa mạc thế nào,
thì Con Người cũng sẽ phải được treo lên như vậy,
để tất cả những ai tin ở Người sẽ không bị hủy diệt,
nhưng được sự sống đời đời.
Vì Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một mình,
để tất cả những ai tin vào Con của Ngài thì không phải hư mất,
nhưng được sống muôn đời.
vì Thiên Chúa không sai Con của Ngài giáng
trần để luận phạt thế gian,
nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ.
Ai tin người Con ấy thì không bị luận phạt;
ai không tin thì đã bị luận phạt rồi,
vì đã không tin vào danh Con Một Thiên Chúa.
Và đây án phạt là sự sáng đã đến thế gian,
và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng,
vì hành động của họ xấu xa.
Thật vậy, ai hành động xấu xa thì ghét sự sáng
và không đến cùng sự sáng,
sợ những việc làm của mình bị khiển trách.
Nhưng ai hành động trong sự thật thì đến cùng ánh sáng,
để hành động của họ được sáng tỏ là họ đã làm
trong Thiên Chúa".
Đó là Lời Chúa.
6. Suy niệm.
Bối
cảnh của đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe nằm trong mạc khải của Chúa Giêsu liên
quan đến sự sống đời đời. Khởi đầu với cuộc đàm thoại cùng ông Nicôđêmô – một
thủ lãnh của người Do thái – về việc tái sinh : "Không ai có thể vào Nước
Thiên Chúa, nếu không được tái sinh bởi nước và Thần Khí", ám chỉ đến sự
sống mới do bí tích rửa tội, nâng con người lên địa vị con cái Thiên Chúa.
Mỗi
người khi lọt lòng mẹ trong ngày chào đời trở thành một con người, từng bước
lớn lên cho đến mức trưởng thành. Rồi trong ngày lãnh nhận phép thánh tẩy, được
tái sinh để nên con cái Thiên Chúa, bắt đầu sự sống mới là sự sống trong Chúa
Thánh Thần.
Vì
đâu mà có sự sống mới này ? Tin Mừng chúng ta vừa nghe cho biết câu trả lời :
là vì Thiên Chúa đã yêu thương, đến nỗi ban Con Một, để ai tin vào người Con
này thì được sống. Tình yêu của Thiên Chúa thật lạ lùng và khôn tả. Vì sự sống
con người đã bị tội lỗi cướp đi, Thiên Chúa ban người Con yêu quý vâng phục cho
đến chết và chết trên thập giá để chuộc lại những gì đã hư mất.
Thánh Phaolô đã nói
với các tín hữu Côrintô về thập giá như sau : "Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với
những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu
độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa. Vì có lời chép rằng: Ta sẽ huỷ diệt
sự khôn ngoan của kẻ khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông
thái. Người khôn ngoan đâu ? Người học thức đâu ? Người lý sự của thời này đâu
? Thiên Chúa lại đã không để cho sự khôn ngoan của thế gian ra điên rồ đó sao ?
Thật vậy, thế gian đã không dùng sự khôn ngoan mà nhận biết Thiên Chúa ở những
nơi Thiên Chúa biểu lộ sự khôn ngoan của Người. Cho nên Thiên Chúa đã muốn dùng
lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin. Trong khi người Do-thái đòi hỏi
những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng
tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô
nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai
được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do-thái hay Hy-lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô,
sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn
cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh
mẽ của loài người" (1Cr
1,18-25).
Hình phạt đóng đinh
thập giá là một nhục hình, có nguồn gốc từ xứ Ba-tư. Người Rôma đã làm cho hình
phạt này trở nên độc dữ và ô nhục đối với một số loại tội phạm, nhưng lại chỉ
áp dụng cho các dân tộc bị thống trị.
Trên thập giá Chúa,
lời cáo tội của dân chúng đã được ghi lại bằng văn bản không thể xóa bỏ : I.
N. R. I., nghĩa là "Ieus Nazarenus, Rex Iudaeorum" – "Giêsu
Nadarét, Vua dân Do-thái".
Khi chịu khổ hình
thập giá, Con Thiên Chúa đã nhận lấy sự ô nhục của án phạt để đem lại muôn phúc
lành cho mọi người (x. Gl 3,13-14).
Như
vậy, thập giá là một hình khổ - ô nhục và điên rồ - nhưng cũng là dấu chỉ niềm
tin Kitô giáo vì thập giá Chúa Kitô nói lên tình yêu tự hạ, vâng phục cho đến
chết bằng việc hiến tế chính mình, là tình yêu tha thứ và cứu độ, có sức nâng
cao con người ở mọi thời và khắp nơi – vì "Thiên
Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý" (2Tm 2,4) –. Đấng chịu đóng đinh thập giá
đã chết, đã được mai táng và đã phục sinh để chiến thắng satan và sự chết.
Anh
chị em thân mến,
Qua
dấu Thánh giá vẫn thường được lặp lại nhiều lần trong ngày, chúng ta không
ngừng tuyên xưng niềm tin, nhưng có lẽ trong bầu khí thống hối hôm nay, chúng
ta cũng cần suy nghĩ lại cách sống mầu nhiệm thập giá trong đời sống kitô-hữu
để tự vấn xem mình đã thực sự bước theo Chúa Kitô như lời Người mời gọi : "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình,
vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9,23).
Hãy
nhìn vào gương Chúa Giêsu : Là Con Thiên Chúa, Ngài đã vâng phục "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén
này xa con, nhưng xin đừng theo ý con mà là ý Cha" (Lc
22,42). Tôi có biết đón nhận những trái ý trong cuộc đời mà hiệp dâng với những
đau khổ Chúa phải chịu vì tôi không ? Tôi có coi trọng "cái tôi" của
mình mà sống sĩ diện, thiếu sự khiêm tốn và chân thực… luôn coi mình là hơn
người chăng ? Tôi có biết dâng những đau khổ phải gánh chịu, kết hợp với thập giá
của Chúa Cứu Thế, như của lễ dâng lên Chúa để mưu ích cho thế giới không ?
Trên
thập giá Chúa đã xin Chúa Cha tha thứ cho những người bách hại mình : "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không
biết việc họ làm" (Lc
23,34). Tôi có biết tha thứ cho những người đã gây phiền muộn cho mình không ?
hay tôi vẫn giữ kỹ trong lòng lỗi lầm của anh chị em ? Tôi có biết cầu xin cho
người khác khi cũng hoán cải tâm lòng của mình : Chúa muốn chúng con yêu thương
cả địch thù, xin hoán cải lòng họ và lòng chúng con nữa.
Trong
bầu khí Giáo Hội Việt Nam đang cử hành Năm Thánh, xin cho chúng ta được ơn hoán
cải thực sự.
SÁM HỐI
7. Xét mình xong, mọi người cùng sám hối chung.
Anh chị em
thân mến, chúng ta hãy nhớ lại lòng nhân hậu của Thiên Chúa là Cha chúng ta mà
thú nhận tội lỗi mình, để được lãnh nhận lòng thương xót của Ngài :
Tôi thú
nhận …
Chúng ta
hãy khẩn khoản nài xin Chúa nhân từ là Đáng thanh tẩy tâm hồn những ai biết
nhìn nhận mình yếu đuối và cởi mở xiềng xích tội lỗi cho người xưng thú lỗi lầm
; xin Ngài ban ơn tha thứ cho các tội nhân và phương dược chữa lành người bị
thương tích.
Xin Chúa ban chúng con ơn thật lòng sám
hối. đ/ Xin Chúa nhận lời chúng
con. đ/
Xin Chúa đoái thương tha tội cho các
tôi tờ Chúa và xóa bỏ hình phạt vì tội xưa. đ/
Xin cho con cái Chúa vì phạm tội mà lìa
xa Hội Thánh, nhờ ơn tha thứ, được trở về cùng Hội Thánh với tâm hồn trong
sạch. đ/
Xin cho những người đã bị vết nhớ tội
lỗi làm hoen ố bí tích thánh tẩy, lại được trong sáng như thuở xưa. đ/
Xin cho những người đã trở về tham dự
bàn tiệc thánh cũng gặp lại niềm hy vọng vinh quang muôn đời. đ/
Xin cho chúng con từ nay thật lòng sốt
sắng bền vững trong các nhiệm tích của Chúa và gắn bó với Chúa luôn mãi. đ/
Xin cho những người đã được tình yêu
Chúa đổi mới được trở nên nhân chứng tình yêu Chúa trong thế gian. đ/
Xin cho chúng con mãi mãi trung thành
tuân giữ các giới răn Chúa và ngày sau được sống muôn đời. đ/
Giờ đây chúng ta dùng chính lời kinh
Chúa Kitô đã dạy mà cầu xin Thiên Chúa là Cha chúng ta tha tội cho chúng ta và
cứu chúng ta khỏi mọi sự dữ :
Lạy Cha chúng con ở trên trời…
8. Xong, chủ
sự đọc lời nguyện :
Lạy Chúa xin phú trợ các tôi tớ Chúa,
để khi thú nhận
mình có tội,
họ nhờ Hội Thánh mà được giải thoát khỏi mọi tội lỗi,
và với tâm hồn đổi mới,
họ xứng đáng dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân.
Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
9. Chủ sự đọc
lời cầu chúc :
Nguyện xin Chúa Thánh Thần
ban ơn soi sáng tâm hồn anh chị em,
để anh chị em tin tưởng xưng thú các tội lỗi
và nhận biết lòng nhân từ của Chúa.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. đ/ Amen.
XƯNG
TỘI [*]
11. Rồi mọi
người đi xưng tội, nhận lời xá giải và làm việc đền tội riêng.
TẠ ƠN
12. Nếu thuận
tiện, thì sau khi đã lãnh nhận ơn giao hòa, cộng đoàn quy tụ lại để cùng nhau ca ngợi lòng từ bi của Thiên Chúa. Có thể
hát thánh ca “Linh hồn tôi tung hô Chúa” (Magnificat) hay bài ca nào khác.
13. Lời
nguyện và phép lành.
Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con,
Chúa đã tha tội và ban bình an của Chúa cho chúng con ;
xin cho chúng con biết mặc lấy tâm tình yêu thương :
mà không ngừng tha thứ cho nhau
và xây dựng hòa bình trong thế gian.
Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. đ/ Amen
Chúa ở cùng anh chị em. đ/
Xin Chúa Cha là Đấng
đã sinh ra chúng ta
để được sống muôn đời
ban phúc lành cho anh chị em. đ/
Xin Chúa Con là Đấng đã chết và sống lại
ban ơn cứu độ cho anh chị em. đ/
Xin Chúa Thánh Thần
là Đấng đã được ban xuống trong lòng chúng ta
và dẫn đưa chúng ta trên đường ngay nẻo chính,
ban ơn thánh hóa anh chị em. đ/
Và xin Thiên Chúa toàn năng
là Cha và Con và X Thánh Thần
ban phúc lành cho anh chị em. đ/
Chúc anh chị em đi bình an
và loan báo cho mọi người
biết những việc lạ lùng của Chúa là Đấng cứu độ chúng ta.
đ/ Tạ ơn Chúa.
14. Hát kết
thúc cử hành thống hối.
Giáo
Phận Đalạt
Thụ
Nhân
[*] Vài điều lưu ý khi đến Tòa Giải Tội : mong anh chị em
cũng “thương” các vị ngồi tòa vì các ngài cũng là những con người đầy giới hạn
nay phải đảm nhận trọng trách “trong tư cách Chúa Kitô là Đầu” (in persona
Christi) để đem lại ơn tha thứ và bình an.
1/ Đến Tòa là một cách thế tuyên xưng tình thương tha thứ của Thiên
Chúa, nên xin vắn tắt, rõ ràng (không kể tội người khác, không ê a như có chất
men…), đủ để linh mục có thể nghe và hường dẫn.
2/ Ở Tòa, mỗi người có vai trò của mình : hối nhân kể tội và linh mục
xá giải, nên sau việc xưng thú thì cũng xin lắng nghe việc đền tội, lời xá
giải…