Ngày Thứ Tư
Bước đi như những người con
cùng chung sống trong gia đình trái đất
Lời Chúa:
Lv 25,
8-17: Đất đai dành cho công ích chứ không dành lợi ích cá nhân.
Tv 65, 5-
13: Hồng ân của Chúa tuôn đổ dồi dào trên mặt đất.
Rm 8, 8-25:
Muôn loài thọ tạo mong chờ được cứu độ.
Ga 9, 1-11:
Đức Giê-su dùng bùn đất và nước mà chữa lành người mù.
Suy niệm
Nếu chúng ta được mời gọi khiêm tốn bước đi với Thiên Chúa
thì chúng ta cũng đừng bao giờ quên rằng chính chúng ta cũng là một phần của
thụ tạo và được hưởng những ân huệ của Thiên Chúa. Ngày nay thế giới ngày càng
ý thức được rằng việc hiểu đúng vị trí thực sự của mình trong thụ tạo phải là
việc ưu tiên của mỗi người chúng ta. Đặc biệt, các Ki-tô hữu ngày càng quan tâm
đến vấn đề sinh thái và đến cách thức tham dự của nó trong chương trình “khiêm
tốn bước đi với Thiên Chúa”, Đấng Tạo Dựng chúng ta. Tất cả những gì chúng
ta có đều do Thiên Chúa thực hiện và ban tặng. Và nếu nó không phải của chúng
ta thì chúng ta không thể sử dụng nó theo ý của mình. Vì lý do này mà hằng năm,
các Ki-tô hữu được mời gọi cử hành “Mùa sáng tạo”, diễn ra từ ngày 01
tháng 9 đến ngày 04 tháng 10 và càng ngày càng có nhiều Giáo hội tham gia cử
hành. Năm 1989, Đức Thượng Phụ Diminitros I đã công bố lấy ngày 01 tháng 9,
ngày bắt đầu năm phụng vụ của Giáo hội Chính Thống để tưởng nhớ việc Thiên Chúa
tạo dựng, là thế giới cầu nguyện cho môi trường. Nhiều Giáo hội theo truyền
thống Tây phương mừng lễ thánh Phan-xi-cô
Lịch sử Ki-tô giáo là lịch sử cứu độ toàn thể thụ tạo, và
cũng chính là lịch sử công trình sáng tạo. Nơi Đức Giê-su, Thiên Chúa đã nhập
thể ở một nơi chốn và một thời điểm cụ thể. Đó là một tín điều căn bản liên kết
mọi Ki-tô hữu. Niềm tin chung của chúng ta về nhập thể tự nó đã bao hàm một sự
nhận biết sâu xa về tầm quan trọng của thụ tạo- thân xác, lương thực, đất đai,
nước uống và tất cả làm cho con người, với tư cách là dân cư của hành tinh này,
được sống. Đức Giê-su đã hoàn toàn thuộc về thế giới này. Người ta dường như
hơi bị sốc khi thấy Chúa Giê-su nhổ nước bọt xuống đất và trộn với bùn mà chữa
bệnh; nhưng việc thế giới thụ tạo tham dự vào ý định của Thiên Chúa, ý định dẫn
chúng ta tới sự sống mới, là hoàn toàn phù hợp với đức tin của chúng ta.
Trên khắp thế giới, thông thường những người nghèo khổ nhất
là những người canh tác đất đai nhưng họ lại là những người không được hưởng
hoa lợi mà đất đai mang lại. Rất đông những người Dalit ở Ấn Độ phải chịu hoàn
cảnh như vậy. Nhưng chính họ lại là
những người cẩn thận chăm sóc đất đai, sự khôn ngoan của họ được tỏ lộ cách cụ
thể qua các công việc trồng cấy.
Khi chăm sóc đất đai chúng ta có cơ hội suy tư về những vấn
đề nền tảng, chẳng hạn vấn đề con người có thể sống nhân bản hơn đối với các
thụ tạo khác như thế nào. Vấn đề việc làm và sở hữu đất đai thường là nguyên
nhân gây ra những bất bình đẳng về kinh tế và những điều kiện làm việc bất
nhân. Đó cũng là mối lo lắng sâu xa khiến các Ki-tô hữu phải liên kết với nhau
mà hành động. Cựu ước, đặc biệt là các chỉ thị về Năm thánh của sách Lê-vi đã
cảnh báo những mối nguy hiểm của việc bóc lột đất đai: Chúa ban cho chúng ta
đất đai và hoa lợi không phải để chúng ta dùng mà bóc lột những người đồng bào
của mình; ngược lại mọi người đều được quyền canh tác đất. Đây không chỉ đơn
giản là “ý tưởng tôn giáo”; nhưng ý tưởng này còn phụ thuộc vào hoạt
động kinh tế thương mại cụ thể, chính những hoạt động này mới quyết định cách
thức quản lý, mua bán đất đai.
Lời nguyện
Lạy Thiên Chúa sự sống, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho
chúng con đất đai và những người đã canh tác và làm cho đất đai trổ sinh hoa
màu. Xin Thần khí sự sống của Chúa giúp chúng con ý thức rằng ngay chính bản
thân chúng con cũng là một thành phần trong các loài thụ tạo. Xin giúp chúng
con biết học cách yêu mến đất đai và biết lắng nghe khi đất đai rên siết. Xin
giúp chúng con cùng nhịp bước với Đức Ki-tô đến khắp nơi để chữa lành những
vùng đất bị tàn phá và làm cho tài nguyên mà đất đai đem lại được chia sẻ công
bằng. Chúa là Thiên Chúa sự sống, xin
dẫn chúng con tới công lý và hòa bình. Amen.
Gợi ý suy tư
1. Các bài đọc lời Chúa hôm nay mời gọi các Ki-tô hữu vững
tin liên kết với nhau để cùng nhau hành động vì lợi ích của trái đất. Là người
Ki-tô hữu, chúng ta có thể thực hành tinh thần toàn xá trong những lãnh vực nào
của đời sống chúng ta ?
2. Trong các lãnh vực nào các cộng đoàn Ki-tô hữu chúng ta
đã đồng lõa với tình trạng khai thác tàn phá đất đai và làm cho sự toàn vẹn của
đất đai trở nên nguy hiểm ? Trong những trường hợp nào chúng ta có thể liên kết
những cố gắng lại với nhau để học hỏi và giáo dục con người biết tôn trọng đối với công trình sáng tạo của Thiên Chúa ?