CÓ CŨNG NHƯ KHÔNG
Chúa
đã tạo dựng con người và mọi sự từ hư vô. Nguồn gốc con người từ KHÔNG mà CÓ.
Và rồi từ CÓ con người trở về KHÔNG. KHÔNG nhưng không phải là KHÔNG. Đây là
một triết lý sống rất thực của Nhà Phật được xây dựng trên nền tảng VÔ VI của
Lão Tử với ý nghĩa rất sâu xa của nó. Qua đó, trong ý nghĩa hiện sinh, con
người dấn thân TỪ BỎ không ngừng trong cõi Vô Thường này, không bám víu vào bất
cứ điều gì trong cõi nhân sinh này, để tâm hồn được thanh thoát như sống trong
một thế giới khác của cõi tâm linh: Sống với tất cả nhưng không thuộc về cái gì
cả; thực hiện tất cả nhưng không sở hữu điều chi cả. Ở đây ta thấy được
tính chất LÀ thể hiện rõ ràng cái CHÂN TÍNH củûa con người, điều mà Giáo Hội
nói đến trong Hiến Chế Gaudium et Spes, số 35.
Vì thế cảm nhận “cuộc đời rồi
có cũng như không” không phải là một
PHỦ NHẬN mà là một ĐÓN NHẬN. Hay đúng hơn phủ nhận cái tiêu cực
và đón nhận cái tích cực. Phủ nhận cái CÓ dể đón nhận cái KHÔNG, để rồi từ cái
KHÔNG Chúa làm nên cái CÓ. Thực tại vô biên của sự hiện hữu là cái CÓ chứ không
phải cái KHÔNG. Bởi vì ngay trong chính cái KHÔNG cũng là cái CÓ, tức là CÓ CÁI
KHÔNG. Đó chỉ là tình trạng CHUYỂN ĐỔI chứ không LOẠI TRỪ, cùng tương ứng TÁC TẠO chứ không PHÂN HUỶ. Đây cũng
chính là nguyên lý ÂM DƯƠNG điều hoà trật tự vũ trụ một cách ngoại tại và trong
sự hiện hữu của con người một cách nội tại. Bởi vì con người cũng chính là một
tiểu vũ tru,ï nhưng đồng thời lại siêu vượt trên chính vũ trụ.
Chỉ khi
hoà nhập vào sự sống thâm sâu của Đức Kitô, con người mới có khả năng nối kết
giữa CÓ và KHÔNG, giữa THỰC và HƯ, giữa THƯỜNG và VÔ THƯỜNG, giữa BẢN và NGÃ,
và đồng thời khám phá ra đường nẻo thực hiện chân tính vô biên của mình. Thật
ra tất cả đều là nhận thức. Trong sự
nhận thức ngoại thường này thì thế giới bên ngoài không còn là một tác động ảo
tưởng nữa, không còn là một sự đối chọi tương phản nữa. Cũng vậy, nơi bản thân
con người không còn là một giằng co xâu xé nữa giữa mọi hoạt động, giữa mọi ý
thức, giữa mọi lựa chọn… nhưng là một sự HOÀ NHẬP vào sự sống của chính THIÊN
CHÚA để thực hiện trọn vẹn chân tính vô biên của mình trong ĐỨC KITÔ dưới tác
động của CHÚA THÁNH THẦN : Đấng khao khát và đang tạo nên sự khao khát vô biên từ
chính tâm hồn của mỗi người.
LM
Thái Nguyên