Công Lý
Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét,
chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng (Mt. 12, 20).
1. Yêu Công Lý
Công Lý ẩn mình trong giới răn yêu thương. Hai chữ công lý
nghe rất ấn tượng và hoa mỹ. Làm sao chúng ta có công lý thực sự trong cuộc
sống đời trọc này? Có một số người nghĩ mình nắm bắt được công lý để rồi lại
lấy cớ lên tiếng xúc phạm công lý. Công lý mang ý nghĩa là được sống trong sự
công bình, chân lý và tự do lý tưởng. Chúng ta sẽ không bao giờ được hưởng sự
công lý và hòa bình tuyệt đối. Biết rằng chúng ta đang trong cuộc lữ hành trần
thế. Chúng ta đang cùng chung sống với những con người bất toàn và sinh hoạt
trong một xã hội tràn ngập lừa đảo, tranh dành, xô bồ và thay đổi. Con người
sống trên trần gian mà, đúng là trần thế đầy gian dối.
Để đi tìm công lý cho cuộc sống, nhiều người đã anh dũng
lăn xả và hy sinh đấu tranh. Vì cuộc sống bất công và bị chèn ép quyền lợi,
người dân đã đang vất vả đi ngược dòng tìm về nguồn chân, thiện, mỹ cho cuộc
sống. Trong cuộc hành trình căm go phấn đấu này đôi khi đã dẫn đến những dị
biệt và đi lạc hướng qui trách lỗi cho nhau. Người ta thường nói: Khôn ngoan
đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Đúng thế đàn gà con thì
đá nhau, danh mồi và chọi nhau là chuyện thường tình. Một số người được mệnh
danh là trí thức và thức thời. Họ tự xếp mình vào hàng ý thức cao và luôn lên
tiếng cho công lý hòa bình để bảo vệ Giáo Hội. Họ tự cho mình là hiểu thấu đáo
vấn đề nội bộ, thông biết thời cuộc, tự mãn trong phán đoán và nhận thức phê
bình của mình là chính đáng. Cái tôi của họ to bằng cái thúng nhưng lại thủng
hai đầu. Họ nhân danh công lý để chà đạp công lý mới hay chứ!
2. Tìm Công Lý
Giáo Hội Công Giáo Việt
Có một số vị viết lách mà tôi không biết họ đang làm việc
cho ai. Có thể họ đang làm việc cho Chúa, cho Giáo Hội mà cũng có thể đang tiếp
tay cho kẻ thù hoặc ma qủy để chống phá giáo hội. Chúa Giêsu đã cảnh tỉnh chúng
ta phải khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như chim bồ câu. Này, Thầy sai anh em
đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ
câu (Mt. 10,16). Tôi có dịp đọc mấy bài lên tiếng nói về công lý, nhưng mọi sự
muốn qui lỗi cho Hội Đồng Giám Mục Việt
3. Bênh Vực Công Lý
Một số người tưởng rằng mình đang mạnh mẽ lên tiếng bênh
vực công lý. Nhưng họ có nghĩ rằng chính những bài viết và lời nói của họ đang
mở đường bách hại giáo hội một cách nghiệt ngã hơn tất cả những phá tán của kẻ
thù bên ngoài Giáo Hội Công Giáo? Họ lo bới lông tìm vết để gieo rắc sự nghi
ngờ. Nọc độc qua ngòi bút dễ truyền đi khắp nơi, nọc độc như thuốc phiện, hút
hay chích vào sẽ bị nghiện và ru ngủ người ta trong cảm giác của sự thù hằn và
có khi dẫn đến sự phỉ báng rồi tẩy chay. Chúa Giêsu dạy chúng ta: Anh em đừng
xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì
sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ
tha (Lc. 6,37).
Trong khi họ biện luận rằng chế độ xã hội và kẻ thù bách
hại Giáo Hội nơi nơi nhưng tại sao những vị hữu trách cứ lặng yên. Và thay vì
họ lên tiếng bảo vệ cho công lý, họ lại quay về phản công lý ngay giữa lòng
người nhà mình. Họ không dám lên tiếng nói thẳng với những người có quyền lực
đang lạm dụng bách hại nhưng lại oán hận trách cứ anh em mình. Bao nhiêu nọc
độc được phun ra như ám khí tỏa quanh làm ô nhiễm môi trường. Những lời độc này
không khác gì những vũ khí hóa học gây độc hại trong môi trường sống đạo. Những
vị này dùng những lời lẽ cay độc, nham hiểm, khinh bỉ và đãi buôi để lên án
cũng như kết án anh em mình. Người ta nói rằng: Bút sa gà chết. Một lời kết án
sàm bậy, xỉa sói hay dùng những từ xấc xược xiên sỏ, đây chính là những nhát
gươm đâm thấu tâm hồn của những người đơn sơ chân thành. Nếu không có yêu
thương bác ái dẫn đầu, chúng ta sẽ lạc xa con đường dẫn tới công lý và hòa
bình.
4. Đấu Tranh Cho Công Lý
Trước thập niên 60, ngay tại nước Hoa Kỳ Dân Chủ Tự Do,
người dân cũng bị đối xử cách bất công và bị phân biệt chủng tộc màu da. Người
da trắng được ưu đãi, có quyền hành và người da màu bị xếp vào công dân hạng
hai, nhất là những người da đen đến từ Phi Châu bị bán làm nô lệ. Da mầu bị
loại trừ khỏi xã hội, xe búyt dành ghế trên cho người da trắng, các rạp hát
cũng thế và ngay cả một số nhà thờ cũng dành riêng cho người da trắng…Nhiều
người đã đấu tranh cho công lý không mệt mỏi. Cuối cùng, người nô lệ được giải
phóng, người da màu được bình quyền và mọi người được cư xử công bằng trước
pháp luật. Mọi người được quyền bầu phiếu tự do. Luật pháp bảo vệ mọi người
bình đẳng nhưng trên thực tế còn một khoảng cách xa giữa người giầu và người
nghèo, giữa người da trắng và da mầu, giữa các tôn giáo và cả về vấn đề ngôn
ngữ, văn hóa và chủng tộc.
Hằng năm, cứ vào cuối tháng Giêng, tại
5. Sống Công Lý
Quan điểm cũng như đường lối hành xử trong đời thì có muôn
mặt và vạn cách. Trong sự khôn ngoan, mỗi người có những cách hành xử thích
thời khác biệt. Không phải cứ im lặng là đồng lõa hoặc cứ im lặng là trốn tránh
trách nhiệm. Người khôn ngoan là người biết lúc nào cần nói và nên nói. Trọng
trách của các Giám Mục thật khó khăn trong hoàn cảnh này. Các ngài được Chúa
trao phó chăm sóc giáo hội trần thế tại địa phận của mình. Trách nhiệm thật
nặng nề trên đôi vai yếu đuối của con người mỏng dòn. Khả năng và sức lực cũng
như hoàn cảnh đều có giới hạn. Đôi khi chúng ta nhận biết lực bất tòng tâm. Trong
Giáo Phận, khi mọi người tín hữu có nhiều nhu cầu đòi buộc phải đáp ứng thi
hành về phần thiêng liêng và cả thể chất. Sự quan tâm hàng đầu vẫn sẽ là tinh
thần sống đạo, đức tin và thực hành đức bác ái. Đây là cuộc lữ hành về cùng
đích nên mọi người đều phải phấn đấu.
Là Kitô Hữu, chúng ta còn có ân sủng cao qúy, đó chính là
đức tin, đức cậy và đức mến. Khi chúng ta bị yếu đi một trong ba nhân đức này,
chúng ta dễ bị thiên kiến trong suy tư và nhận định. Đôi khi chúng ta cứ tưởng
mình đang làm việc nhiệt tình cho Giáo Hội nhưng cũng chính là lúc chúng ta
đang soi mòn nền móng và thả virus vào trong lòng tin của mọi người và của Giáo
Hội. Đôi khi chỉ một lời, một câu hay một ý tưởng lầm lạc cũng có thể dẫn nhiều
người lạc bước.
Câu truyện “Dấu Chỉ Đường” luôn mãi là bài học đáng qúi. Cụ
già nằm bại liệt đã lâu, một linh mục thường đến thăm hỏi và ủi an, nhưng tâm
hồn cụ cứ cảm thấy bất an. Một hôm cụ tâm sự với linh mục, cụ nói rằng khi còn
trẻ, cụ thường chơi với chúng bạn ở ngã tư đường. Gần ngã tư, có một bảng mũi
tên chỉ đường, đã nhiều lần cụ đã nghịch phá, xoay bảng chỉ đường sang hướng
khác. Dấu chỉ sai hướng đã làm cho biết bao nhiêu người bị đi lạc và biết bao
tai nạn đã xảy ra. Giờ đây, cụ rất hối hận vì những trò chời tinh nghịch đó.
Chúng ta biết trẻ em nghịch ngợm không chủ ý gây hại, có thể tha thứ. Những
người có sự hiểu biết, có ăn học, có chức vị mà dùng ảnh hưởng cũng như sự khôn
ngoan của mình để chỉ sai đường cho người khác, họ sẽ phải chịu trách nhiệm
trước mặt Chúa và mọi người. Đức Chúa Giêsu nói với môn đệ lời này: "Mù mà
lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?(Lc 6, 39).
6. Thực Hành Công lý
Là thành viên trong Giáo Hội, chúng ta có quyền góp ý những
suy tư của chúng ta với tinh thần xây dựng trong yêu thương. Chúng ta không nên
ép buộc, áp đặt hay dùng những lời lẽ khinh bỉ và gây hoang mang nghi ngờ trong
lòng người. Kinh nghiệm đời thường, cha mẹ cho dù thất học, không có bằng cấp
giỏi giang như con cái nhưng cha mẹ vẫn có sự khôn ngoan chín chắn đủ để hướng
dẫn con cái sống tốt. Chúng ta nên tôn trọng những vị được Chúa sai đến phục
vụ, đặc biệt những vị trong Hội Đồng Giám Mục. Một Hội Đồng quyết định một vấn
đề có lẽ khôn ngoan hơn một cá nhân. Chúng ta đừng đánh mất sự tin tưởng vào sự
họat động của ơn Chúa Thánh thần. Chúa Thánh thần sẽ ở với Hội Thánh và hướng
dẫn Hội thánh trong mọi nẻo đường.
Nếu chúng ta chịu khó ngồi suy tư và đọc các bài viết, rồi
lọc lại những suy tư, những biến cố đã qua, chúng ta thấy Chúa Thánh Thần đang
làm việc trong Giáo Hội và làm việc không phải theo ý muốn của con người, mà
theo ý Chúa. Sự kiên trì anh dũng của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận,
luôn mãi là lời mời gọi chúng ta rằng trong lúc thuận tiện hay không thuận
tiên, chúng ta hãy là nhân chứng. Nhân chứng âm thầm trong sự cầu nguyện, nhân
chứng trong sự thật và nhất là nhân chứng của sự yêu thương bác ái. Có nhiều
cách làm nhân chứng. Cũng có nhiều con đường nên thánh. Chúng ta không nên áp
đặt những người khác phải làm nhân chứng theo như ý chúng ta muốn. Mỗi khi chúng
ta đọc những bản tin, những bài viết hay những suy tư góp ý, chúng ta nên suy
gẫm, gạn lọc và tìm ra những kết qủa sự thật chính đáng và hữu ích cho đời sống
đạo.
7. Truyền Rao Công Lý
Chúa Giêsu đã thiết lập Giáo Hội trên 2000 năm, nhưng còn
biết bao nhiêu người chưa nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa và ơn Chúa cứu
độ. Chúng ta là tín hữu, lời mời gọi trở nên trọn lành vẫn thúc đẩy chúng ta
hằng ngày nhưng biết rằng con người chúng ta yếu đuối cứ trì độn, ngại ngùng và
thoái thác. Linh đạo, lề luật và lý tưởng luôn là một lời mời gọi chúng ta bước
lên và hướng tới không ngừng. Nếu qui xét về việc thực hành và sống đạo, ai dám
tự xưng mình là người hoàn thiện và chu toàn mọi điều lề luật dạy. Không phải
chúng ta thoái thác hay chối bỏ trách nhiệm sống tốt lành, nhưng mỗi người đều
được mời gọi cố gắng sống hoàn thiện hơn mỗi ngày. Nếu dùng linh đạo hay giới
luật hướng dẫn để soi xét mình, thì bất cứ ai trong chúng ta cũng còn nhiều
thiếu xót cần được bổ túc trên con đường trọn lành.
Có ai đó ngồi phê bình và tìm đọc để trích ra những điều
luật trong sách luật để nhắc nhở người khác thi hành thì không khó. Luật Chúa,
luật Giáo Hội, Giáo luật, luật Dòng hay luật Xã Hội, sách vở đâu có thiếu, ai
cũng có thể trích ra được. Sống và áp dụng theo đúng luật dạy mới là điều đáng
nói. Nhưng mỗi người chúng ta cũng phải tự kiểm điểm lại chính mình, chúng ta
đã sống thế nào đối với lề luật của Chúa, luật Giáo Hội và luật lệ của xã hội.
Chúng ta là công dân, chúng ta có bổn phận và nghĩa vụ của người công dân trong
một nước. Chúng ta là giáo dân của đạo giáo, chúng ta có bổn phận của người
giáo dân. Chúng ta là linh mục tu sĩ, chúng ta có bổn phận của linh mục tu sĩ.
Các ngài là giám mục, các ngài có những trách nhiệm và bổn phận thiêng liêng
chăm sóc đàn chiên mình. Mỗi người cố gắng sống hoàn thiện trong bậc sống ơn
gọi của mình. Hãy biết nhìn lại mình trước khi xét đoán người khác. Sao anh lại
có thể nói với người anh em: "Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con
mắt anh ra", trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của
mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy
rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!( Lc, 6, 42).
Nói tóm lại, Giáo Hội Việt Nam đang trong những ngày chuẩn
bị mừng kết thúc Năm Thánh kỷ niệm 350 năm chính thức truyền đạo tại Đất Việt
và kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Giáo Hội của Chúa Kitô đã
bị bách hại bởi những kẻ thù bên ngoài và còn bị phân rẽ bởi chính những con
cái trong nhà. Giáo Hội Mẹ luôn tìm cách đưa dẫn đoàn con xa lạc trở về một
mối. Có nhiều ân sủng nhưng chỉ có một Chúa. Ân sủng khác nhau nhưng cùng đem
lại lợi ích cho một thân thể là Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Xin Chúa Kitô hợp nhất mọi
người nên một trong cùng một đức tin, một chân lý và một tình yêu. Tín nghĩa ân
tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên. Tín nghĩa mọc lên từ đất
thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao (Tv. 85, 11-12).
Lm. Giuse Trần Việt Hùng