Khủng Hoảng
“Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn
đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển
còn hơn.”(Mc. 9,42).
Có những truyện không
đẹp, không tốt và không vui xảy ra trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo. Trong
những năm qua, một vấn đề nổi cộm làm nhức nhối tâm can nhiều người là sự vụ
các giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em. Giáo Hội đã phải đối diện với một thực tế
phũ phàng. Bao nhiêu những hoạt động tốt lành bị mờ che bởi những gương xấu do
một số giáo sĩ sai phạm. Những tố cáo đã bùng nổ lớn tại tất cả các Giáo Phận.
Đức Hồng Y của Địa phận
Một thí dụ điển hình,
Đức Ông C. K. thụ phong linh mục năm 1963, đã phục vụ tại Tổng Giáo Phận Nữu
Ước được khoảng 40 năm và bị tố cáo phạm tội lạm dụng tình dục trẻ em vào năm
1970, đã bị khai trừ khỏi hàng giáo sĩ và hồi tục vào tháng 12 năm 2010. Thật
buồn! Chúng ta không kết án nhưng thêm lời cầu nguyện cho ông. Hiện nay cuộc
khủng hoảng về lạm dụng tình dục trẻ em trong các Giáo Phận tại Hoa Kỳ đã giảm
bớt và Giáo Hội đã đang đi vào thời kỳ thanh luyện và hồi phục.Vài con số, năm
2004, bá cáo của John Jay căn cứ trên sự học hỏi của 10,667 trường hợp bị tố
cáo liên hệ đến 4,392 linh mục về tội lạm dụng tình dục trẻ em từ năm
1950-2002. Số linh mục bị tố cáo là 4% (4,392) so với 109,694 linh mục đang
phục vụ. Có 56 % đơn tố cáo linh mục có một lần phạm lỗi. Có 27% đơn tố cáo là
họ bị lạm dụng hai hoặc ba lần. Có 14% đơn tố cáo là từ 4 đến 9 lần bị lạm
dụng. Và có 149 linh mục chịu trách nhiệm với 3000 nạn nhân. Khoảng 70% các vụ
việc xảy ra do các linh mục thụ phong trước năm 1970. Thật đau lòng khi nghe
biết những gương mù, gương xấu xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo. Đặc biệt nhất
là các vụ lạm dụng tình dục trẻ em của các giáo sĩ và tu sĩ. Sự thật được phơi
bầy trên mạng lưới công cộng, qua báo chí và các nguồn truyền thông. Trong cuộc
khủng hoảng này tại Hoa Kỳ đã có 8 Giáo Phận nộp đơn bảo vệ sự phá sản
(bankruptcy). Gồm các Địa phận:
Lạm dụng tình dục trẻ
em của các giáo sĩ và tu sĩ đã gây sự chú ý nơi nhiều quốc gia như: Gia Nã Đại,
Ái Nhĩ Lan, Tân Tây Lan, Hoa Kỳ, Anh, Mễ Tây Cơ, Bỉ, Pháp và Đức. Trong khi các
trường hợp lạm dụng được bá cáo trải rộng trên khắp thế giới. Chúng ta cảm thấy
thật xấu hổ và đau buồn. Đôi khi chúng ta tự hỏi rằng tại sao những vị hữu
trách trong Giáo Hội để các gương mù xảy ra lâu dài đên thế mà không hay biết,
ngăn ngừa hoặc có một hình thức nào đó để sửa sai. Thường các trường hợp xảy ra
cũng đã có khoảng thời gian cách đây khá lâu. Có nhiều trường hợp đã xảy ra
cách đây gần một nửa thế kỷ hoặc vài ba chục năm.
Bước vào thế kỷ 21 và
thiên niên kỷ thứ 3, Giáo Hội được thanh luyện một cách triệt để qua những sự
phê bình, chỉ trích và kết án của người đời và của chính con cái mình. Thoạt
đầu mới nghe qua các bá cáo lạm dụng tình dục trẻ em, chúng ta cảm thấy bực bội
và phẫn uất. Chúng ta có quyền hỏi tại sao? Tại sao? Và trải qua những khó khăn
trong nội bộ Giáo Hội, đã có nhiều tín hữu nghi ngờ và đánh mất lòng tin nơi
các vị chủ chăn. Nhưng đại đa số đã thông hiểu và cầu nguyện cùng nâng đỡ Giáo
Hội bước qua cơn khủng hoảng này.
Chúng ta rất đau đớn
mỗi khi nghe thêm một trường hợp giáo sĩ bị tố cáo và bày biện trên báo chí để
chễ diễu và bôi nhọ Hội Thánh Chúa. Đôi khi có những khuynh hướng xã hội muốn
bài Kitô Giáo và hạ uy tín của hàng giám mục, linh mục và tu sĩ. Nếu công bằng
mà xét thì ngoài xã hội có muôn vàn trường hợp lạm dụng tình dục như thế đã xảy
ra. Hầu hết các bị cáo là bị tố cáo trên danh nghĩa cá nhân. Họ có thể bị phạt
tù, mất công ăn việc làm hoặc chịu một hình phạt nào đó. Họ không bị liên lụy
đến một giáo hội hay một tổ chức công cộng. Thí dụ: Một thầy cô giáo thuộc
trường công, bị tố cáo lạm dụng tình dục học sinh, thì thầy cô đó chịu phạt cá
nhân chứ nhà trường hay cơ quan chính phủ không chịu trách nhiệm bồi thường nạn
nhân. Trong đạo Công Giáo, các linh mục tu sĩ làm việc cho Giáo Hội, Giáo Phận
phải có trách nhiệm trước công quyền.
Các Hội Đồng Giám Mục
trên thế giới đã bắt đầu có những chính sách, đường lối và những cách giải
quyết hiệu qủa. Giáo Hội cộng tác với các cơ quan của chính quyền. Mọi trường
hợp lạm dụng được bá cáo cho cảnh sát và cơ quan hữu trách để điều tra và tiến
hành các phiên tòa xét xử cả đạo lẫn đời. Đã có nhiều các linh mục, tu sĩ bị ra
tòa và đã nhận tội. Có vị bị đi tù, có người phải hồi tục và có người bị ngưng
chức và có án treo. Bá cáo lạm dụng tình dục có nhiều mức độ khác nhau từ đụng
chạm, sờ mó và liên hệ tình dục với các trẻ em hay trẻ vị thành niên. Đã có
nhiều luật sư, nhóm hội và nhiều người đã lên tiếng bênh vực cho các nạn nhân
bị lạm dụng, nhất là các bậc cha mẹ. Các bị cáo phải khiêm nhường chấp nhận sự
thật và sửa sai. Sự thật luôn là sự thật.
Có nhiều người không
thể chấp nhận những sự thực phũ phàng này. Họ đã chối từ (denial) và bức xúc
căm phẫn. Có nhiều người không muốn đứng về phe các nạn nhân bị lạm dụng và kết
án họ là những người bịa đặt cáo gian và tống tiền địa phận. Số người khác đứng
lên bênh vực Giáo Hội và các vị giáo sĩ, tu sĩ. Trong thực tế, không phải tất
cả mọi trường hợp đều là có tội hay vô tội. Có nhiều điều xảy ra vô tình và
cũng có những trường hợp cố ý phạm tội. Cũng có những cáo gian buộc tội và thổi
phồng chi tiết. Nhưng thực tế chúng ta không thể chối cãi là đã có một số giáo
sĩ và tu sĩ đã rơi vào nghiện ngập và phạm tội lạm dụng tình dục này. Chỉ có cá
nhân người đó mới hiểu rõ điều mình đã làm trước mặt Chúa.
Trong đời sống đạo,
không ai muốn nghe những gương mù, gương xấu này. Nhưng đây là sự thật. Đây là
sự sống của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Trong Giáo Hội có người tốt, kẻ xấu. Có những
vị linh mục thánh thiện, tốt lành và cũng có những vị tầm thường, tội lỗi.
Chúng ta cũng là những tội nhân, nếu cộng gom các tội đã phạm từ khi chúng ta
có trí khôn cho tới tuổi trưởng thành, chúng ta cũng đã phạm biết bao nhiêu thứ
tội. Có tội trọng, tội nhẹ và có cả những thứ tội không tên. Giáo Hội là một
Mầu Nhiệm, có Chúa Kitô là đầu và tất cả chúng ta là chi thể. Chúa Giêsu là
đầu, là Chúa và là Đấng Thánh, nên Giáo Hội được gọi là Giáo Hội Thánh Thiện.
Qua kinh nghiệm đau
thương, Giáo Hội đã nhận biết lỗi mình và đã dùng mọi phương thế để làm giảm
bớt những gương mù này. Thực hành cụ thể như: Các văn phòng làm việc nên để cửa
kính trong hoặc mở cửa. Các tòa Giải Tội cũng nên làm thông thoáng và cố gắng
tránh mọi hoàn cảnh có thể bị nghi ngờ. Tất cả các linh mục, tu sĩ, thầy cô
giáo và những người có trách nhiệm giáo dục và sinh hoạt gần gũi trẻ em trong
mọi lãnh vực, đều cần có kiểm xét quá khứ cá nhân (background check) và học hỏi
theo những hướng dẫn của Giáo Phận để phòng ngừa sự lạm dụng. Chúng ta biết các
trẻ em như là các thiên thần của Chúa cần được chăm sóc và bảo vệ. Chúa Giêsu
rất yếu mến trẻ thơ: Nhưng Đức Giêsu gọi chúng lại mà nói: “Cứ để trẻ em đến
với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như
chúng (Lc. 18,16).
Chúng ta không thể coi
thường sự việc này. Trong tất cả mọi sinh họat mục vụ cần thực hiện trong ánh
sáng. Các việc cử hành Phung Vụ trong Giáo Hội, chỉ có một việc cử hành nghi lễ
làm phép lửa trong đêm Vọng Phục Sinh là chúng ta chờ đợi trong đêm tối để đón
ánh sáng của Chúa Kitô. Còn tất cả các nghi thức Phụng Vụ đều được cử hành
trong ánh sáng chan hòa. Chúng ta đừng bao giờ coi thường và cũng đừng bao giờ
tạo bầu khí giả tạo mờ ảo. Không nên xử dụng bầu khí âm u, mờ tối hoặc là có
những cơ hội đụng chạm, sờ mó. Chúng ta không biết sự sâu thẳm nơi lòng của mỗi
người. Bất cứ sự gì cũng có thể xảy ra. Chỉ cần một sự không bằng lòng và bị tố
cáo lạm dụng, Giáo Hội có thể bị thiệt thòi về cả danh tiếng và các sự bồi
thường khác cho nạn nhân. Chúng ta biết đã có Giáo Phận đã phải bán các tòa nhà
và đất đai để bồi thường cho các nạn nhân lên tới cả trăm triệu đô la.
Khi ra rao giảng Tin
Mừng Cứu Độ, Chúa Giêsu đã đặc biệt quan tâm đến các trẻ nhỏ. Chúa yêu thương
ôm ẵm, chúc lành và bảo vệ các trẻ: Đức Giêsu liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào
giữa các ông và bảo: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như
trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời (Mt. 18,3). Chúa răn đe các tông đồ
cũng như mọi người là không được nên cớ vấp phạm cho các trẻ nhỏ. Chúa đã nặng
lời trách mắng những người đã gây nên tội, thì thà buộc cối đá vào cổ và ném xuống
biển. Tâm hồn trẻ nhỏ thì đơn sơ và trong trắng. Trái tim của trẻ thơ rất nhảy
cảm và rất dễ bị tổn thương. Các ấn tượng không tốt thấm nhập vào tâm hồn sẽ
làm trẻ em bị thui chột và mang bệnh hoạn tự ty mặc cảm.
Trẻ em cần được chăm
sóc cẩn thận và ấp ủ trong yêu thương. Những vòng tay âu yếm sẽ làm cho trẻ em
cảm nhận được yêu và biết yêu. Chúa chúc lành cho các trẻ và những ai có tâm
hồn trẻ thơ. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm
hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào” (Lc.18,17). Lạy Chúa, xin tha thứ cho
những ai đã vấp phạm vì lạm dụng tình dục trẻ em dù một lần hay sa phạm nhiều
lần. Tội lạm dụng tình dục là tội nặng. Lạm dụng tình dục là xúc phạm đến thể
xác và tâm hồn trong trắng của trẻ thơ. Hậu qủa của tội lỗi xấu xa này sẽ ám
ảnh suốt cuộc đời. Các trẻ sẽ phải mang nặng những vết thương lòng trong đời
sống. Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta cùng xin lỗi các nạn nhân và xin họ
thương tha thứ cho sự bất toàn của con người.
Lm. Giuse Trần Việt
Hùng