Điều
răn "mới", tại sao?
Jack Mahoney, SJ
Diễn từ của Chúa Giêsu tại Bữa
ăn tối cuối cùng trong Tin Mừng Thánh Gioan đã làm các độc giả say mê song cũng
khiến họ bối rối. Giống như những diễn từ khác trong Tin Mừng thứ tư, bản văn
chứa đầy những ngắt đoạn khó hiểu, những câu chưa hết ý và những đoạn lặp lại.
Trong số những giải thích về cấu trúc kỳ lạ này, Raymond Brown chấp nhận cách
giải thích tương đối đơn giản là tác giả Tin Mừng đã biên tập đến 2 lần và rồi
một ai đó trong cộng đoàn của Thánh Gioan đã sắp xếp lại1. Kết quả
là hai dị bản được đặt cạnh nhau, khác nhau tí chút nhằm thích ứng với những
tình huống khác nhau, cách sử dụng những đoạn văn kép này rất phổ biến trong
Ngũ Kinh. Brown lưu ý rằng “những gì được nói trong Diễn từ cuối cùng ở chương
15,1-31 cũng được nói lại trong chương 16,4-33”2. Và Perkins thì cho
rằng nội dung của bài diễn từ “dường như đã được phổ biến trong thời gian biên
tập cuốn Tin Mừng (Gioan), và có lẽ trình bày những hoàn cảnh khác nhau trong
lịch sử sau này của cộng đoàn Thánh Gioan”3.
Cụ thể, thật thú vị khi nhận ra
trong bài diễn từ vào Bữa ăn tối cuối cùng, Chúa Giêsu huấn dụ các Tông đồ tại
hai nơi chốn khác nhau rằng phải yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương họ, và
như vậy ngữ cảnh cũng khác nhau. Đoạn đầu tiên được tìm thấy trong Ga 13,33-36:
Hỡi anh em là những
người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Anh em sẽ
tìm kiếm Thầy; nhưng như Thầy đã nói với người Do Thái: “Nơi tôi đi, các người
không thể đến được”, bây giờ, Thầy cũng nói với anh em như vậy. Thầy ban cho
anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương
nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của
Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.
Perkins nhận xét rằng “giới
răn nằm lạc lõng ở vị trí này bởi vì tiếp theo đó là chủ đề cuộc ra đi của Chúa
Giêsu”4. Thế nhưng vị trí này được cố ý lựa chọn. Bối cảnh cuộc
ra đi sắp đến của Chúa Giêsu dường như là lý do khiến Ngài ban giới răn này cho
các Tông đồ. Hàm ý của giới răn không phải là tình yêu của họ dành cho nhau
phải lớn lao bằng tình yêu của Chúa Giêsu dành cho họ, nhưng vì Chúa sẽ phải
rời bỏ họ và tình cảnh mới này rất thích hợp để ban cho họ một điều răn mới là:
như Ngài đã yêu thương họ khi còn ở với họ, nên từ nay họ phải thay thế Chúa
Giêsu để yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Một trong những mục đích khi viết Tin
Mừng Thánh Gioan dường như là nhằm giải quyết sự chia rẽ trầm trọng trong cộng
đoàn Thánh Gioan (như ta thấy trong Thư thứ nhất của Thánh Gioan). Vì thế, tác
giả Tin Mừng có lẽ đã đặt Chúa Giêsu ở đây để khuyên nhủ mọi môn đệ tương lai
của Ngài phải làm trung gian cho tình yêu nối dài của Ngài với tha nhân sau khi
Ngài đã ra đi, và như vậy gìn giữ được sự thống nhất mà Ngài hằng thiết tha cầu
nguyện.
Đây là đoạn duy nhất trong Tin
Mừng Thánh Gioan (Ga 13,33-36) mà trong đó Chúa Giêsu gọi điều Ngài ban cho các
tông đồ là điều răn “mới”. Trong đoạn thứ hai, Chúa Giêsu truyền cho các tông
đồ yêu thương nhau “như Thầy đã yêu các con” (Ga 15,12-17), nhưng không
nói đây là điều răn “mới”. Ngữ cảnh của đoạn văn thứ hai không phải là cuộc ra
đi sắp đến của Chúa Giêsu, nhưng là sự sống của Ngài được trao ban cho các môn
đệ, và điều đó như một mẫu gương cho họ để hiến chính thân mình cho tha nhân
trong tương lai (Ga 15,12-17): “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu
thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn
tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn
hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn
gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh
em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em
biết. Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt
cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại,
hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho
anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau”.
Tại sao gọi là điều
răn “mới”?
Có nhiều lý do được đưa ra để
giải thích tại sao Chúa Giêsu ban điều răn “mới” cho các môn đệ. Cách giải
thích đơn giản nhưng kém thuyết phục là Ngài chỉ thêm số mới vào Mười Điều Răn
mà Thiên Chúa đã ban cho dân
Tuy nhiên, Điều răn “mới” này
đôi khi bị xem như quá hạn chế vì dường như chỉ khuyên các môn đệ yêu thương
nhau chứ không yêu hết thảy mọi người lân cận, khác với Đại Giới Răn. Thế nhưng
cần phải lưu ý rằng diễn từ Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Giêsu trong Tin Mừng
Thánh Gioan đôi lúc hướng nhìn về cuộc khổ nạn và cái chết sắp đến của Chúa
Giêsu, và thỉnh thoảng cũng là hướng nhìn lại từ sau cuộc Phục Sinh cho đến khi
Ngài hoàn tất sứ mạng, vì thế, như C.H. Dodd đã giải thích: “Đúng ra, người
nói chính là Đức Kitô đã phục sinh và vinh hiển”7. Nhờ vậy,
chúng ta có thể hiểu được tại sao điều răn “yêu thương nhau” có tính hạn chế,
như đã được nói ở trên là chỉ trong vòng các môn đệ với nhau, một điều rất
tương phản với Đại Giới Răn khuyên phải yêu thương hết mọi người lân cận không
loại trừ ai. Trong diễn từ này, dường như chính Đức Kitô Phục Sinh đang nói với
cộng đoàn mà Thánh Gioan viết Tin Mừng cho họ, Ngài đang hướng dẫn họ phải giải
quyết những vấn đề và hệ quả trong cộng đoàn mình như thế nào. Cũng như trong
bất kỳ xã hội nào, luật lệ mà cứ lặp đi lặp lại để cấm một hành vi đặc biệt nào
đó thì điều ấy cho thấy rằng hành vi đó phổ biến trong xã hội đó. Trong Tin
Mừng và các thư của mình, Thánh Gioan (là tác giả hoặc là nguồn gốc) thường
viết lặp lại nhu cầu phải yêu thương nhau và sự đoàn kết giữa các môn đệ của
Chúa Giêsu, thì điều đó cho thấy rằng những nhân đức này thiếu sót trầm trọng
trong Giáo Hội của Thánh Gioan, và diễn từ Bữa ăn tối cuối cùng chỉ là cái cớ
để Chúa Phục Sinh sửa chữa tình trạng đáng buồn này.
Luật của Giao Ước
mới
Cuối cùng, có một chú giải rất
hấp dẫn liên kết điều răn “mới” với giao ước mới. Như Raymond Brown nhận xét,
tác giả Tin Mừng cho thấy rằng “mình đang suy tư về Bữa tối cuối cùng bằng
những hạn từ giao ước”8. Như đã trình bày trước đây khi bàn về
Mười Điều Răn, giao ước và các điều răn liên quan mật thiết với nhau: “Đức
Chúa phán với ông Môisen: ‘Hãy ghi chép những lời này, vì dựa trên chính những
lời này mà Ta đã lập giao ước với ngươi và với
“Này sẽ đến những ngày - sấm
ngôn của Đức Chúa - Ta sẽ lập với nhà Israel và nhà Giuđa một giao ước mới,
không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay dẫn họ ra
khỏi đất Ai Cập; chính chúng đã huỷ bỏ giao ước của Ta, mặc dầu Ta là Chúa Tể
của chúng - sấm ngôn của Đức Chúa. Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà
Giao ước mới giữa Thiên Chúa và
dân tuyển chọn của Ngài, được ngôn sứ Giêrêmia tiên báo, không gì khác hơn là
giao ước mà Chúa Giêsu đã tuyên bố khai mạc vào Bữa ăn tối cuối cùng theo Tin
Mừng Thánh Marcô, khi Ngài cầm lấy chén rượu và nói: “Đây là máu Thầy, máu
Giao Ước, đổ ra vì nhiều người” (Mc 14,24), được Thánh Luca lặp lại bằng
những lời này: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh
em” (Lc 22,20; x. 1 Cr 11,25).
Trong Sắc lệnh về Giáo Hội, sau
khi trích dẫn đoạn Gr 31,31-34, Công đồng Vatican II đã nối kết giao ước mới
với điều răn mới như sau:
“Chúa Kitô đã thiết
lập minh ước mới ấy, đó là giao ước mới trong máu Người (x. 1 Cr 11,25), Người
triệu tập dân chúng từ dân
Như vậy, Chúa Giêsu là trung
gian được Thiên Chúa chỉ định, và quả thực là tác giả của giao ước mới (x. Dt
12,24). Và như giao ước trên núi Sinai qua trung gian ông Môisen có Mười Điều
Răn là toàn bộ ý muốn của Thiên Chúa thì giao ước mới cũng đòi hỏi một điều răn
mới để làm lề luật cơ bản. Dân mới của Thiên Chúa giờ đây có cam kết khác là
phải yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu thương họ. “Gương mẫu cho tình
yêu của các môn đệ là hành vi yêu thương tối thượng của Chúa Giêsu, từ bỏ cả sự
sống mình”10.
-------------------
1. R. E. Brown, The
Gospel According to John, Anchor Bible, 2 vols (London: Geoffrey Chapman, 1971)
I, p. xxxix.
2. Brown, I, p. xxv.
3. P. Perkins, The
Gospel According to John, New Jerome Biblical Commentary, 61:169.
4. Perkins, 61:179.
5. Tài liệu
6. Perkins, 61:179.
7. Brown, vol II,
585; Charles H. Dodd, The Interpretation of the Fourth Gospel (Cambridge: CUP,
1960), p. 423.
8. Brown, II, p.
612.
9. Lumen Gentium, §9
10. Brown, II, p.
682.
(emty.org Cập nhật: 06/09/2012 -
23:19:36)