Cha Cantalamessa - Bài Giảng Thứ I Mùa Chay 2016

(muoianhsang.com) Thứ năm, 25 Tháng 2 2016 14:31

 

(Bài suy tư Thứ Nhất Mùa Chay của Cha Raniero Cantalamessa - Vị giảng thuyết phủ giáo hoàng giảng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Phủ Giáo Hoàng, ngày 19/02/2016.)

THỜ PHƯỢNG TRONG THẦN KHÍ VÀ SỰ THẬT

Suy Tư Về Hiến Chế Sacrosanctum Concillium 

1. Công Đồng Vatican II: Một Phụ Lưu, Chứ Không Phải Một Dòng Sông

Sau khi đã suy niệm về trong Mùa Vọng, tôi muốn tiếp tục suy tư trong những bài suy niệm Mùa Chay này về những văn kiện lớn của Công Đồng Vatican II. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sẽ thật hữu ích để đưa ra một lời giới thiệu. Công Đồng Vatican II là một phụ lưu, chứ không phải là một dòng sông. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình An Essay on Development of Christian Doctrine (Bàn Về Sự Phát Triển Của Giáo Lý Kitô Giáo), Chân Phúc Hồng Y Newman đã mạnh mẽ khẳng định rằng dừng lại sự phát triển của truyền thống ở một thời điểm nhất định, kể cả đó là một công đồng đại kết, thì có lẽ sẽ làm cho truyền thống ấy trở thành truyền thống chết chứ không phải là “truyền thống sống động”. Truyền thống giống như âm nhạc. Loại giai điệu nào sẽ diễn ra khi nó dừng lại ở một nốt nhạc và lặp đi lặp lại nốt ấy cách bất tận? Điều đó xảy ra khi chiếc địa nhạc bị hư, và chúng ta biết kết quả mà nó sẽ tạo ra.

Thánh Gioan XXIII đã muốn Công Đồng giống như “một Lễ Hiện Xuống mới” cho Giáo Hội. Lời cầu nguyện ấy đã được nhậm lời ít nhất ở một điểm. Sau Công Đồng thì có một sự hồi sinh của Thần Khí. Chúa Thánh Thần không còn là “một Ngôi Vị không được biết đến” nữa trong Ba Ngôi. Giáo Hội trở nên ý thức rõ ràng hơn về sự hiện diện và hoạt động của Ngài. Trong Bài Giảng Lễ Truyền Dầu vào Thứ Năm Tuần Thánh năm 2012, Đức Benedict XVI đã nói,

“Bất cứ ai suy xét lịch sử của kỷ nguyên hậu công đồng có thể nhận ra tiến trình của sự canh tân thật sự, điều thường mang lấy những hình thức không mong đợi trong những dịch chuyển sống động và được thực hiện hầu như là hữu hình sức sống không cạn kiệt của Hội Thánh, sự hiện diện và hiệu năng của Chúa Thánh Thần.[1]

Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể làm gì được mà không có các văn kiện Công Đồng hay vượt ra khỏi những văn kiện ấy. Điều này có nghĩa là tái đọc lại Công Đồng dưới ánh sáng của hoa trái của Công Đồng. Sự thật mà các công đồng đại kết có thể có những tác động thì không được định trước bởi những người tham dự vào những công đồng này ngay tại thời điểm ấy là một sự thật mà Đức Hồng Y Newman đã đưa ra ánh sáng sau Công Đồng Vatican I,[2] nhưng nó lại được làm chứng nhiều lần trong lịch sử. Công Đồng Đại Kết Ê-phê-sô vào năm 431, với định nghĩa của mình về Đức Maria là Theotokos, ”Mẹ Thiên Chúa”, đã có ý khẳng định sự hiệp nhất của ngôi vị của Đức Kitô, chứ không phải để gia tăng lòng sùng kính dành cho Đức Trinh Nữ Diễm Phúc, mà thực ra hoa trái rõ ràng nhất của công đồng này rõ ràng lại là điều sau.

Nếu có một lãnh vực mà trong đó thần học và đời sống của Giáo Hội Công Giáo được làm cho phong phú trong năm mươi năm qua kể từ Công Đồng, thì thật không còn hoài nghi gì khi nhìn đến Chúa Thánh Thần. Tất cả mọi sự định danh Kitô Giáo chính yếu trong thời gian gần đây đã xác định điều mà Karl Barth đã gói ghém lại như là “Nền Thần Học của Thời Đại Chúa Thánh Thần”.[3] Nền thần học của thời đại thứ ba này là một nền thần học không kết thúc bởi bài viết về Chúa Thánh Thần mà lại bắt đầu từ đó; nền thần học này xem xét không phải chỉ sản phẩm đầu cuối mà còn là sự tiếp nối mà bởi đó niềm tin Kitô Giáo và tín điều của nó được hình thành. Sự thật là bởi ánh sáng của Thần Khí mà các môn đệ khám phá ra Chúa Giêsu thực sự là ai và sự mạc khải về Chúa Cha của Ngài. Tín điều hiện tại của Giáo Hội là hoàn hảo và không ai có thể mơ đến việc thay đổi nó, nhưng nó phản chiếu sản phẩm cuối cùng, giai đoạn cuối được đạt tới bởi niềm tin, chứ không phải bởi con đường dẫn tới đó. Tuy nhiên, trong quan điểm được đổi mới trong việc phúc âm hoá, thì cũng thật cần thiết cho chúng ta biết con đường dẫn đến niềm tin, chứ không chỉ là sự pháp điển hoá chung cuộc của nó trong tín điều mà chúng ta đọc lên bằng trí nhớ.

Dưới ánh sáng này thì việc áp dụng một số xác định cụ thể bởi Công Đồng xuất hiện rõ ràng hơn, nhưng đồng thời cũng xuất hiện cách rõ ràng một số thiếu sót cần phải bổ sung, đặc biệt là có liên quan đến vai trò của Chúa Thánh Thần. Thánh Gioan Phaolô II đã nhận biết điều này vào năm 1981 khi, nhân dịp Kỷ Niệm 1600 Năm Công Đồng Đại Kết Constaninople Đầu Tiên, Ngài viết điều sau trong Tông Thư của Ngài: “Toàn bộ công việc đổi mới của Giáo Hội, được đặt ra một cách quan phòng và khởi sự bởi Công Đồng Vatican II,... có thể được thực thi chỉ bởi Chúa Thánh Thần, có thể nói, với sự trợ giúp của ánh sáng của Ngài và quyền năng của Ngài”[4]

2. Vị trí của Chúa Thánh Thần trong phụng vụ

Sự mở đầu rộng này cho thấy đặc biệt hữu ích trong việc liên hệ đến văn kiện về phụng vụ,Sacrosanctum concilium. Văn kiện này xuất phát từ một nhu cầu đã được cảm nhận trong một thời gian dài từ nhiều khía cạnh của việc đổi mới các hình thức và nghi thức trong phụng vụ Công Giáo. Từ cách tiếp cận này, nó đã sinh ra nhiều hoa trái và, xét về tổng thể, đã rất hữu ích cho Giáo Hội. Tuy nhiên, ít được cảm nhận vào thời điểm ấy hơn, là sự cần thiết để nhìn vào điều mà, sau Romano Guardini, được gọi là “tinh thần phụng vụ”[5], là điều mà theo nghĩa ấy tôi sẽ giải thích, tôi sẽ gọi là “phụng vụ của Thần Khí’ (“Thần Khí” với chữ “t” viết hoa!).

Cùng với ý định mà tôi đưa ra cho những bài suy niệm này để nhấn mạnh một số khía cạnh tinh thần và nội tại của văn viện Công Đồng, tôi sẽ chia sẻ một vài suy tư cách cụ thể về điểm này. Sacrosanctum concilium chỉ dành một chút lời nói vắn về điều này, vốn là hoa trái của cuộc tranh luận diễn ra vào lúc biên tập lần cuối hiến chế:[6]

Đức Kitô thực ra luôn luôn liên hệ chính Ngài với Giáo Hội trong công việc lớn lao này mà từ đó Thiên Chúa được tôn vinh cách hoàn hảo và con người được thánh hoá. Giáo Hội là Hiền Thê yêu dấu của Ngài khi gọi Ngài là Thiên Chúa của mình, và qua Ngài thực hiện việc thờ phượng trước Chúa Cha Hằng Hữu. Do đó, thật đúng đắn, là phụng vụ được xem là một việc thi hành thừa tác linh mục của Đức Kitô. Trong phụng vụ, việc thánh hoá con người được chỉ ra bởi các dấu chỉ mà các giác quan tiếp nhận được, và được hiệu quả theo một cách thế phù hợp với mỗi dấu chỉ này; trong phụng vụ toàn thể việc thờ phương chung được cử hành bởi Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu Kitô, đó là, bởi Đầu và các chi thể của Ngài. Từ điều này kéo theo việc mọi việc cử hành phụng vụ, bởi vì đó là một hành động của Đức Kitô là linh mục và của Thân Mình Ngài vốn là Giáo Hội, là một hành động thánh thiêng vượt quá tất cả mọi hành động khác; không một hành động nào khác của Giáo Hội có thể ngang bằng về tính hiệu năng bởi cùng một tên gọi và cùng một cấp độ.[7]

Chính trong các chủ thể, hoặc “cá tác nhân”, trong phụng vụ mà chúng ta có thể lưu ý đế một khuyết điểm trong phần mô tả này ngày nay. Chỉ có hai vai chính được nhấn mạnh ở đây: Đức Kitô và Giáo Hội. Không có một sự đề cập nào đết bất kì vai trò nào của Chúa Thánh Thần. Trong toàn bộ phần còn lại của hiến chế cũng vậy, Chúa Thánh Thần không bao giờ được đề cập đến một cách trực tiếp mà chỉ được đề cập ở đó đây và luôn luôn “một cách gián tiếp”.

Sách Khải Huyền chỉ ra cho chúng ta trật tự và con số hoàn hào của các tác nhân phụng vụ khi sách này tóm lược việc thờ phượng Kitô Giáo: “Thần Khí và Tân Nương nói: ‘Xin Ngài ngự đến!’” (Kh 22:17). Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã thể diễn tả cách hoàn hảo bản chất và sự sáng tạo trong việc thờ phượng vốn được thiết lập trong Giao Ước Mới trong cuộc đối thoại của Ngài với người phụ nữ Samari: “Giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4:23).

Cụm từ “thần khí và sự thật” trong từ vựng theo Tin Mừng Gioan có thể chỉ có ý nói đến hai điều: hoặc là “Thần Khí của sự thật”, chính là Chúa Thánh Thần (Ga 14:17, 16:13), hoặc là thần khí của Đức Kitô Đấng là sự thật (x. Ga 14:6). Một điều là chắc chắn: “thần khí sự thật” này chẳng có liên hệ đến ý nghĩa chủ thể vốn được những người lý tưởng và lãng mạn yêu thích là những người nghĩ rằng “thần khí của sự thật” chỉ về một nội tại kín ẩn của một người chống lại bất kì một kiểu thờ phượng bên ngoài và hữu hình nào. Vấn đề ở đây không phải là việc đi từ ngoài vào trong mà là từ con người đến thần thánh.

Nếu phụng vụ Kitô Giáo là “một việc thi hành chức năng linh mục của Chúa Giêsu Kitô”, thì cách tốt nhất để khám phá ra bản chất của nó là nhìn vào cách mà Chúa Giêsu thi hành chức năng linh mục ấy trong cuộc sống và cái chết của Ngài. Vai trò của vị linh mục là để dâng “lời cầu nguyện và lễ hy sinh” lên Thiên Chúa (x. Dt 5:1, 8:3). Giờ đây chúng ta biết rằng Chúa Thánh Thần là Đấng đã đặt lời thưa “Abba!” trong tâm hồn của Ngôi Lời nhập thể - một lời thưa đi kèm trong mọi lời cầu nguyện của Ngài. Thánh Luca nhấn mạnh cách rõ ràng điều này khi Ngài viết, Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Giê-su hớn hở vui mừng và nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất...” (Lc 10:21). Việc dân chính thân mình ngài trong sự hy sinh trên thập giá diễn ra, theo như Thư Gửi Tín Hữu Do Thái, “nhờ Thánh Thần hằng hữu” (Dt 9:14), đó là, ngang qua sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.

Thánh Basil đưa ra một bài viết làm rõ điểm này: “Con đường đế với sự hiểu biết khởi đi từ một Thần Khí ngang qua một Người Con đến với một Người Cha. [Ngược lại] sự tốt lành tự nhiên, sự thánh thiện cố hữu, và phẩm giá hoàng gia lại đến từ Chúa Cha ngang qua Người Con Duy Nhất đến với Thần Khí”.[8] Nói cách khác, về mức độ của việc hiện hữu và sự xuất hiện của các tạo vật từ Thiên Chúa, thì mọi sự đều xuất phát từ Chúa Cha, đi ngang qua Chúa Con, và đạt tới chúng ta ngang qua Chúa Thánh Thần. Theo trật tự của sự hiểu biết, hoặc của sự trở về của các tạo vật với Thiên Chúa, thì mọi sự đều bắt đầu từ Chúa Thánh Thần, đi ngang qua Chúa Con là Chúa Giêsu Kitô, và kết cùng với Chúa Cha.

Trong Giáo Hội Latinh, Chân Phúc Isaac Stella (thế kỷ 12) diễn tả điều này bằng những lời khá tương đồng với những lời của Thánh Basil: “Cũng như những ơn thánh đổ xuống trên chúng ta từ Chúa Cha, ngang qua Chúa Con và Chúa Thánh Thần, hoặc trong Chúa Thánh Thần,.. thì cũng thế ngang qua Chúa Thánh Thần đến Chúa Con, và ngang qua Chúa Con đến với Chúa Cha mà những quà tặng của con người được dâng lên”.[9]

Như chúng ta có thể thấy, không phải là vấn đề của việc là một người yêu mến Đấng này hay Đấng khác trong ba Ngôi Vị của Ba Ngôi mà là về viêc bảo vệ chiều kích ba ngôi của phụng vụ. Im tiếng về Chúa Thánh Thần sẽ không tránh khỏi làm lu mờ tính cách ba ngôi của phụng vụ. Vì điều này, điểm đã được Thánh Gioan Phaolô II đưa ra trong Novo millenio ineunte đối với tôi dường như là phù hợp:

Hoạt động ở nơi chúng ta bởi Chúa Thánh Thần, sự hỗ tương này [trong cầu nguyện] mở ra cho chúng ta, ngang qua Đức Kitô và trong Đức Kitô, việc chiêm ngắm diện mạo của Chúa Cha. bIết sự hình thành Ba Ngôi của kinh nguyện Kitô Giáo này và sống kinh nguyện này các trọn vẹn, trên hết là trong phụng vụ, chóp đỉnh và nguồn của đời sống Giáo Hội, nhưng còn cả trong kinh nghiệm cá nhân, là bí mật về một Kitô Giáo có sức sống thực sự, vốn không có lý do gì để sợ hãi tương lai, bởi vì nó liên tục trở về với các cội nguồn và tìm thấy ở đó một sự sống mới [chữ in nghiêng được thêm vào].[10]

3. Thờ Phượng “trong Thần Khí”

Chúng ta hãy rút ra một số áp dụng thực tế từ những luận điểm này trước cách thế mà chúng ta sống phụng vụ để điều ấy có thể chu toàn một trong những mục tiêu chính của nó, có nghĩa là, việc thánh hoá các linh hồn. Chúa Thánh Thần không trao quyền cho việc tạo ra những hình thức phụng vụ mới và tuỳ tiện hoặc việc bổ sung sửa đổi những hình thức hiện tại theo sáng kiến của một cá nhân (một trách nhiệm thuộc về phẩm trật). Tuy nhiên, Ngài là Đấng duy nhất canh tân và mang lại sự sống cho tất cả mọi sự diễn tả trong phụng vụ. Nói cách khác, Chúa Thánh Thần không thực hiện những điều mới mẻ, mà Ngài làm cho mọi điều nên mới! Lời nói của Chúa Giêsu được Thánh Phaolô lặp lại: “Chính Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống” (Ga 6:63; x. 2 Cr 3:6), áp dụng trước hết cho phụng vụ.

Thánh tông đồ giáo huấn người tín hữu cầu nguyện “trong Thần Khí” (Ep 6:18, x. Thư Giuđa 20). Việc cầu nguyện trong Thần Khí có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là để cho Chúa Giêsu tiếp tục thi hành vai trò linh mục của Ngài trong thân mình Ngài, chính là Giáo Hội. Kinh nguyện Kitô Giáo trở thành một sự mở rộng ra trước thân mình của sự cầu nguyện của Đầu. Lời tuyên bố nổi tiếng của Thánh Augustino về điều này:

Đức Giêsu Kitô Chúa Chúng Ta, Con Thiên Chúa, là Đấng cầu nguyện cho chúng ta, cầu nguyện ở trong chúng ta, và được chúng ta cầu nguyện cùng. Ngài cầu nguyện cho chúng ta như là linh mục của chúng ta; Ngài cầu nguyện trong chúng ta như là Đầu của chúng ta; và Ngài được chúng ta cầu nguyện cùng như là Thiên Chúa của chúng ta. Do đó, chúng ta hãy nhận biết Ngài trong những lời của chúng ta và nhận biết lời của Ngài ở nơi chúng ta.[11]

Trong ánh sáng này mà phụng vụ xuất hiện như là một opus Dei, ”một công việc của Thiên Chúa”, không phải chỉ vì nó có chính Thiên Chúa như là một đối tượng mà còn bởi vì nó có chính Thiên Chúa như là một chủ thể. Thiên Chúa không chỉ được chúng ta cầu nguyện mà còn cầu nguyện trong chúng ta. Tiếng thưa “Abba!” mà Thần Khí, khi ngự xuống trên chúng ta, nói với Chúa Cha (x. Rm 8:15; Gl 4:6) cho thấy rằng Đấng cầu nguyện trong chúng ta ngang qua Chúa Thánh Thần chính là Chúa Giêsu, Con duy nhất của Thiên Chúa. Thực ra, về phần mình Chúa Thánh Thần không thể nói với Thiên Chúa bằng việc thưa lên “Abba, Cha Ơi”, bởi vì Ngài không “được sinh ra” mà thay vào đó “xuất ra” từ Chúa Cha. Nếu Thần Khí có thể thực hiện điều này, thì chính là vì Ngài là Thần Khí của Đức Kitô Đấng vẫn luôn tiếp tục lời cầu nguyện đạo hiếu của Ngài ở nơi chúng ta.

Trên hết tất cả, chính khi lời cầu nguyện trở thành một nỗ lực và là một cuộc chiến đấu mà chúng ta khám phá ra tầm quan trọng lớn lao của Chúa Thánh Thần đối với đời sống cầu nguyện của chúng ta. Do đó, Thần Khí  trở thành sức mạnh của lời cầu nguyện “yếu ớt” của chúng ta, ánh sáng của lời cầu nguyện không có sự sống của chúng ta; tắt một lời, Ngài trở thành linh hồn của lời cầu nguyện của chúng ta. Thật sự Ngài “tưới nước cho điều đã khô cằn”, (“riga quod est aridum”), khi chúng ta nói trong sự tiếp nối trong việc vinh danh Chúa Thánh Thần (Veni Sancte Spiritus).

Tất cả điều này diễn ra bởi đức tin. Thật là đủ cho tôi để nghĩ và nói, “Lạy Cha, Cha đã ban cho con Thần Khí của Chúa Giêsu; do đó, tạo nên ‘một Tinh Thần’ với Chúa Giêsu, con đọc lên thánh vịnh này, con cử hành Thánh Lễ này, hoặc con chỉ đơn giản thinh lặng trong sự hiện diện của Ngài ở đây. Con muốn trao cho Ngài cùng một vinh quang và niềm vui mà Chúa Giêsu đã trao cho Cha nếu Ngài vẫn là Đấng ở trên trái đất này cầu nguyện với Cha”.

Chúa Thánh Thần mang lại sự sống một cách đặc biệt cho kinh nguyện thờ phượng vốn là trung tâm của mọi kinh nguyện phụng vụ. Tính cách cụ thể kinh nguyện có được từ sự thật là đó chỉ là tình cảm mà chúng ta có thể dưỡng nuôi cách riêng và cách đặc biệt hướng đến các Ngôi Vị thánh. Đó chính là điều phân biệt latria (sự tôn kính tối thượng thuộc về Thiên Chúa) với dulia (lòng tôn kính dành cho các thánh) và với hyperdulia (lòng tôn kính đặc biệt dành cho Đức Trinh Nữ Diễm Phúc). Chúng ta tôn kính Mẹ Diễm Phúc, nhưng chúng ta không thờ phượng Ngài, trái lại với điều mà một số người nghĩ về người Công Giáo.

Việc thờ phượng Kitô Giáo cũng mang tính ba ngôi. Chính trong tính cách ba ngôi mà trong đó việc thờ phượng được thực thi bởi vì đó là sự thờ phượng dành cho “Chúa Cha, ngang qua Chúa Con, và trong Chúa Thánh Thần”; nó cũng mang tính ba ngôi trong mục tiêu của nó bởi vì việc thờ kính được dành cho “Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần” cùng nhau.

Trong linh đạo Phương Tây, người đã triển khai chủ đề này nhiều nhất theo chiều sâu là Đức Hồng Y Pierre de Bérulle (1575-1629). Đối với Ngài, Đức Kitô là người thờ phượng hoàn hảo nhất của Chúa Cha, Đấng mà chúng ta cần phải hiệp nhất chính bản thân chúng ta với Ngài để thờ phượng Thiên Chúa bằng một sự thờ phượng giá trị vô biên.[12] Ngài viết, “Từ trong vĩnh cửu có một Thiên Chúa đáng tôn thờ cách vô biên, nhưng vẫn không có một người thờ phượng vô biên... Giờ đây, lạy Chúa Giêsu, Ngài chính là người thờ phượng ấy, con người ấy, người tôi tớ ấy là người vô biên trong quyền năng, trong phẩm chất, và trong phẩm giá, và Đấng hoàn toàn thoả mãn nhiệm vụ ấy và thực thi lòng tôn kính thánh ấy”.[13]

Nếu có điều gì thiếu sót trong tầm nhìn này vốn mang lại cho Giáo Hội hoa trái tuyệt vời như thế và đã hình thành nên nền linh đạo Pháp hàng nhiều thế kỷ, đó chính là sự thật rất quan trọng này mà chúng ta lưu ý trong hiến pháp của Công Đồng Vatican II: sự chú ý chưa đầy đủ dành cho vai trò của Chúa Thánh Thần. Dịch chuyển từ Lời nhập thể, diễn giải của Đức Hồng Y Bérulle tiếp tục mô tả “ngai toà hoàng gia” kéo theo và đồng hành với ngài: Đức Trinh Nữ Diễm Phúc, Gioan Tẩy Giả, các tông đồ, các thánh. Điều còn thiếu sót trong sự nhận biết về vai trò độc nhất của Chúa Thánh Thần.

Trong mọi chuyển động của việc hướng về Thiên Chúa, Thánh Basil nhắc nhớ chúng ta, mọi sự bắt đầu bằng Thần Khí, đi qua Chúa Con, và kết thúc với Chúa Cha. Thật chưa đủ để gợi nhắc quá thường xuyên rằng cũng còn có một Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần nhận biết vai trò thiết yếu của Ngài cả trong tiến trình của các tạo vật xuất ra từ Thiên Chúa và trong sự trở về của các tạo vật đối với Thiên Chúa. Vực thẳm tồn tại giữa chúng ta và Chúa Giêsu của lịch sử được lấp đầy bởi Chúa Thánh Thần. Không có Ngài, mọi sự trong phụng vụ chỉ là một sự tưởng nhớ; tuy nhiên, với Ngài mọi sự cũng là sự hiện diện.

Trong Sách Xuất Hành chúng ta đọc thấy rằng trên Núi Sinai, Thiên Chúa đã tỏ cho Môsê một kẽ hở trong đá mà ông có thể trú ẩn để chiêm ngắm vinh quang của Thiên Chúa mà không phải chết (x. Xh 33:21). Đâu là khe hở cho chúng ta là các Kitô Hữu ngày nay, nơi mà chúng ta có thể trú ẩn để chiêm ngắm và tôn thờ Thiên Chúa? Giải thích về đoạn Sách Xuất Hành này, Thánh Basil nói cho chúng ta biết, “Chính là trong Chúa Thánh Thần! Làm thế nào chúng ta biết điều đó? Từ chính Chúa Giêsu là Đấng đã nói, ‘Những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật’”.[14]

Thật là một cách tiếp cận, thật là một vẻ đẹp, thật là mạnh mẽ, thật là một sự cuốn hút của tất cả điều này dành cho lý tưởng của việc thờ phượng Kitô Giáo! Giữa vòng xoáy quay cuồng của thế giới này, ai lại là người mà đôi khi không cảm thấy cần phải ẩn núp trong kẽ hở thiêng liêng ấy để chiêm ngắm và tôn thờ Thiên Chúa giống như ông Môsê đã thực hiện?

4. Kinh Nguyện Chuyển Cầu

Sát kề việc thờ phượng, một thành phần thiết yếu của kinh nguyện phụng vụ là sự chuyển cầu. Trong tất cả lời cầu nguyện của mình, Giáo Hội đang chuyển cầu cho chính mình và cho thế giới, cho người công chính và cho người tội lỗi, cho người sống và kẻ chết. Đây cũng là kinh nguyện mà Chúa Thánh Thần muốn làm cho sống động và củng cố. Thánh Phaolô viết về Thần Khí, “Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Rm 8:26-27).

Chúa Thánh Thần chuyển cầu cho chúng ta và kế đến dạy chúng ta biết chuyển cầu cho người khác. Thực hiện việc cầu nguyện thay có nghĩa là hiệp nhất chính bản thân chúng ta, bằng niềm tin, với Đức Kitô phục sinh Đấng đang sống trong một tình trạng vĩnh cửu của sự chuyển cầu cho thế giới (x. Rm 8:34; Dt 7:25; 1 Ga 2:1). Chúa Giêsu mang lại cho chúng ta một mẫu gương tuyệt vời về sự chuyển cầu trong lời cầu nguyện cao cả kết thúc cuộc sống trần thế của Ngài:

Con cầu nguyện cho họ... cho những kẻ Cha đã ban cho con... Gìn giữ họ trong danh Cha... Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần... Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ... Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con. (Ga 17:9tt)

Trong Isaia đã nói về Người Tôi Trung Đau Khổ mà Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho Ngài với “muôn người làm gia sản” bởi vì “nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân” (Is 53:12). Lời tiên tri này đạt tới sự thành toàn của nó ở nơi Chúa Giêsu là Đấng, trên thập giá, đã chuyển cầu cho những kẻ đóng đinh Ngài (x. Lc 23:34).

Tính hiệu năng của kinh nguyện chuyển cầu không lệ thuộc vào “việc lặp lại nhiều từ” (x. Mt 6:7) mà vào mức độ hiệp nhất mà người ta thành công trong việc thủ đắc với thái độ con thảo của Đức Kitô. Điều hữu ích hơn cả việc nhiều lời của sự chuyển cầu, tuy nhiên, là việc làm cho có nhiều người chuyển cầu, đó là, kêu gọi sự trợ giúp của Mẹ Maria và các thánh. Trong Lễ Các Thánh, Giáo Hội xin được Thiên Chúa nhậm lời bởi “sự phong phú của những vị chuyển cầu” (“multiplicatis intercessoribus”).

Những người chuyển cầu cũng sẽ được nhân lên khi họ cầu nguyện cho nhau. Thánh Am-brô-xi-ô nói,

Nếu bạn cầu nguyện cho bản thân, bạn sẽ là người duy nhất cầu nguyện cho chính mình, còn nếu bất kì ai cầu nguyện cho chính bản thân mình, thì ân sủng đạt được sẽ ít hơn ân sủng của người chuyển cầu cho những người khác. Giờ đây nếu mỗi người cầu nguyện cho mọi người, thì mỗi người đang cầu nguyện cho những người khác. Kết luận, nếu bạn chỉ cầu nguyện cho bản thân, thì bạn cô đơn trong việc cầu nguyện cho chính mình. Thay vào đó, nếu bạn cầu nguyện cho mọi người, thì mọi người sẽ cầu nguyện cho bạn bởi vì bạn được bao gồm trong “mọi người”.[15]

Do đó, việc cầu nguyện thay thì được Thiên Chúa chấp nhận bởi vì đó là việc cầu nguyện không ích kỷ nhất; nó phản chiếu gần gũi hơn nữa sự nhưng không thánh và hoà nhịp với ý muốn của Thiên Chúa “Đấng muốn hết mọi người đều được cứu” (1 Tm 2:4). Thiên Chúa giống như một người cha thương cảm là người có nghĩa vụ phạt nhưng cũng là người tìm kiếm các hoàn cảnh giảm bớt để tránh thực hiện việc phạt và vui khi những anh em tội lỗi rút khỏi việc phạm tội.

Khi không có vòng tay huynh đệ hướng về tội nhân, thì Thiên Chúa khóc than trong Kinh Thánh rằng “Người đã thấy chẳng có ai phản ứng, Người ngạc nhiên vì không ai can thiệp” (Is 59:16). Tiên tri Êdêkien truyền tải lời than trách sau đây của Thiên Chúa: “Ta đã tìm kiếm trong bọn chúng một người xây tường và đứng trước nhan Ta, nơi lỗ hổng, để bảo vệ xứ sở, nhằm ngăn cản Ta phá thành, nhưng Ta không tìm ra” (Ed 22:30).

Lời Chúa nhấn mạnh sức mạnh của lời cầu nguyện của một người mà Thiên Chúa đã đặt làm đầu dân của Người và người có thái độ của Thiên Chúa. Một thánh vịnh nói rằng Thiên Chúa đã quyết định tiêu diệt dân của Ngài vì con bò vàng “nếu người Chúa chọn là Mô-sê chẳng đem thân cản lối, ở ngay trước mặt Người, hầu ngăn cơn thịnh nộ, kẻo Chúa diệt trừ dân” (Tv 106:23).

Tôi dám đề nghị các vị mục tử và các vị linh hướng, khi các bạn cảm thấy trong việc cầu nguyện rằng Thiên Chúa đang nổi giận với dân mà Ngài đã uỷ thác cho các bạn, thì đừng ngay lập tức đứng về phía Thiên Chúa mà hãy đứng về phía dân! Đây là điều mà Môsê đã thực hiện, đến mức tuyên bố rằng ông sẵn sàng chịu loại ra khỏi sách sự sống cùng với họ (x. Xh 32:32). Kinh Thánh giúp cho chúng ta biết rằng đây chính xác là điều mà Thiên Chúa muốn để Ngài có thể “huỷ bỏ kế hoạch tiêu diệt dân của Ngài”. Tuy nhiên, khi chúng ta ở trước người dân, thì chúng ta cần phải hết lòng đứng về phía Thiên Chúa. Ngay sau kinh nguyện chuyển cầu của mình khi ông Môsê ở trước người dân, thì sau đó là việc ông thể hiện cơn giận của mình: ông đã đập nát con bò vàng, rải bụi của nó trên nước, và bắt người dân phải uống (x. Xh 32:19tt). Chỉ người đã bảo vệ dân trước mặt Thiên Chúa và đã mang lấy gánh nặng của tội lỗi họ thì có quyền – và sẽ có lòng can đảm – để lên tiếng sau đó chống lại họ để bảo vệ Thiên Chúa như Môsê đã thực hiện.

Chúng ta hãy kết thúc bằng việc cùng nhau công bố đoạn văn phản chiếu tốt nhất vị thế của Chúa Thánh Thần và định hướng ba ngôi trong phụng vụ, lời chúc tụng trong sách Lễ Rôma: “Nhờ Người, với Người, và trong Người trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, mọi vinh quang và danh dự đều thuộc về Cha, là Thiên Chúa toàn năng đến muôn thuở muôn đời. Amen”.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)


Ghi Chú: 

[1] Benedict XVI, Homily at St. Peter’s Basilica, April 5, 2012. All papal quotes are taken from the Vatican website.

[2] See Ian Ker, “Newman, the Councils, and Vatican II, Communio 28, no. 4 (Winter 2001): pp. 708-728.

[3] See Karl Barth, The Theology of Schleiermacher, ed. Dietrich Ritschl, trans. Geoffrey W. Bromiley (Grand Rapids: Eerdmans, 1982), p. 278.

[4] John Paul II, “A Concilio Constantinopolitano,” n. 7, March 25, 1981.

[5] See Romano Guardini, The Spirit of the Liturgy, trans. Ada Lane (London: Aeterna Press, 2015), and Joseph Ratzinger, The Spirit of the Liturgy, trans. John Saward (San Francisco: Ignatius Press, 2000).

[6] Giuseppe Alberigo and Joseph A. Komonchak (for the English version), eds., The History of Vatican II, vol. 3 (Maryknoll, NY: Orbis Books, 2000), p. 192ff.

[7] Sacrosanctum concilium, n. 7.

[8] St. Basil, On the Holy Spirit 18, 47, trans. David Anderson (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary, 1997), pp. 74-75; see also PG 32, 153.

[9]  Blessed Isaac of Stella, Letter on the Soul, 23, in The Selected Works of Isaace of Stella, ed. Dániel Deme (Aldershot, UK: Ashgate, 2007), p. 157; see also PL 194, 1888.

[10] John Paul II, Novo millennio ineunte, n. 32.

[11] St. Augustine, Expositions on the Psalms, 85, 1, in Saint Augustine: The Complete Works, vol.III/18, trans. Maria Boulding, ed. John E. Rotelle (Hyde Park, NY: New City Press, 2002), p. 220; see also CCL 39, p. 1176.

[12] See Michel Dupuy, Bérulle, une spiritualité de l’adoration (Tournai: Desclée de Brouwer, 1964).

[13] Pierre de Bérulle, Discours de l’état et des grandeurs de Jésus (1623; reprint, Paris: Éditions du Cerf, 1996). See also Bérulle and the French School: Selected Writings, trans. Lowell M. Glendon (New York: Paulist Press, 1989).

[14] St. Basil, On the Holy Spirit 26, 62 (PG 32, 181ff).

[15] See St. Ambrose, On Cain and Abel 1, 39, vol. 42, The Fathers of the Church (Washington, DC: Catholic University of America Press, 2020), p. 395; see also CSEL 32, p. 372.

 


Tu Đức