ĐGH
GP II khích lệ sự dấn thân của những người công giáo trong chính trị.
Buổi
yết kiến của ĐGH dành cho Tổ chức Robert Schuman.
VATICANÔ ngày
thứ Sáu mùng 7 tháng 11 năm 2003. (Zenit.org) – ĐGH GP II khích lệ sự dấn thân
của những người công giáo trong chính trị để phục vụ « công ích ».
ĐGH đã tiếp kiến sáng thứ Sáu
200 người tham dự vào cuộc thảo luận của tổ chức Robert Schuman cho sự hợp tác
của những nhà dân chủ kitô hữu Châu Âu và chủ tịch của cơ quan này, Ông
Jean-Dominique Giuliani.
ĐGH đã khích lệ họ trong ơn gọi
của họ dưới cương vị những Kitô hữu dấn thân trong chính trị qua lời tuyên bố :
« đôi khi những chỉ trích về chính trị không được dùng để biện bạch cho chủ
thuyết hoài nghi và sự bất vụ lợi của những người Công giáo. Những người này,
ngược lại, phải cáng đáng những trách nhiệm của họ về sự thoải mái sung túc của
xã hội ».
Gợi lại hình ảnh của ông Robert
Schuman mà án phong Á Thánh đang được nghiên cứu, ĐGH GP II đã nhắc lại những công
lao của nhà chính khách này trong đời sống chính trị của ông để phục vụ những
giá trị căn bản của tự do và tình liên đới ; những giá trị được diễn tả một
cách trọn vẹn theo ánh sáng của Phúc Âm ».
ĐGH nói thêm : « Hỡi các
kitô hữu dấn thân trong đời sống chính trị, các quý vị tụ họp để suy nghĩ về những
viễn tượng hiện đại của Châu Âu , điển hình qua sự xây dựng « Châu Âu mới »
đòi hỏi « sự tìm kiếm một sự thăng bằng » giữa vai trò của Hiệp Hội
Châu Âu và của tất cả những quốc gia thành viên, giữa những thách đố của hiện tượng
hoàn cầu hóa đối với lục-địa này và sự kính trọng của cá tính đồng nhất đặc biệt
của Châu Âu. Cá tính đồng nhất này được thực hiện bởi lịch sử, bởi văn hóa, tôn
giáo và cá tính đồng nhất của mỗi dân tộc.
ĐGH khích lệ : « Châu
Âu phải nhìn nhận và duy trì di sản quý giá nhất của mình được cấu tạo bởi những
giá trị đã bảo đảm và tiếp tục bảo đảm một ảnh hưởng lớn lao trong Lịch Sử của
văn hóa.
ĐGH giải thích như thế ý nghĩa của
lời ghi về Kitô giáo trong Hiến Chương tương lai của Âu Châu : « rất
nhiều nguồn gốc văn hóa đã cho phép làm tăng cường những giá trị này và chúng
ta không thể quên rằng Kitô giáo là một sức mạnh có thể làm thăng tiến, hòa giải
và củng cố những giá trị đó. Vì thế điều đúng lý là Hiến Chương Âu Châu mà mục đích
là sự hiệp nhất trong sự cách biệt đa dạng, phải ghi chú cách rõ ràng những nguồn
gốc Kitô giáo của Lục-Địa. Một xã hội mà quên đi quá khứ của mình sẽ bị phô bày
trước hiểm nguy là không thể đương đầu với hiện tại, và ngay cả hiểm nguy sẽ bị
trở thành nạn nhân của chính tương lai của mình ».
ĐGH nhận xét : « Về vấn
đề này, Tôi vui mừng khi nhận thấy là nhiều người trong quý vị đến từ những quốc
gia đang chuẩn bị gia nhập vào Cộng Đoàn Âu Châu, là những quốc gia mà Kitô giáo
đã thường giúp đỡ bước đi đến tự do. Về quan điểm này, người ta hiểu rằng thật
là bất công cho Châu Âu nếu ẩn dấu sự đóng góp nền tảng của những kitô hữu
trong sự sụp đổ của những chế độ đàn áp thuộc đủ lọai và trong sự xây dựng của
một nền dân chủ thật sự ».
Trần văn Toàn,
dịch