« Thuyết tương đối có thể xâm nhập vào thần học công giáo ».

Cuộc đàm thoại với Đức Cha Giuseppe Lorizio, 10 năm sau ngày xuất bản Thông Điệp « Veritatis splendor » (sự huy hoàng của chân lý).

 

La-mã ngày thứ Hai mùng 10 tháng 11 năm 2003 (zenit.org) – Đức Cha Giuseppe Lorizio, thuộc giáo phận La-mã và là Giáo Sư Thần Học tại Đại Học Giáo Hoàng Latran, trong cuộc đàm thoại dành cho Zenit, tuyên bố : « Cách đây 10 năm ĐGH GP II ấn hành Thông Điệp « Veriatis splendor » để « bày tỏ cách làm thế nào cho sự huy hoàng của chân lý phải đạt tới được ngay những cảm xúc của hành động luân lý của con người và thấm nhập vào đó »

 

Đức Cha Lorizio (1953) cũng là Chủ Tịch của Học Viện Cao Đẳng Khoa Học Tôn Giáo « Ecclesia Mater » thuộc Đại Học Latran, định nghĩa thông điệp như một tài liệu mang « một tính cách quan trọng của một sự đề nghị ».

Thông Điệp « Veritatis splendor » được cống hiến, như chính Giám Mục Giáo Phận La-Mã (=ĐGH) đã xác định trong phần nhập đề, cho những nghi vấn liên quan đến chính những nền tảng của thần học luân lý ».

 

Zenit : « Veritatis splendor » là một lối diễn tả đã quyến rũ Karol wojtyla. Theo ý Đức Cha, tại sao ĐGH GP II đã chọn tựa đề đó ?

ĐC Lorizio : Tôi không nghĩ là phải tìm kiếm lý do của sự lựa chọn này dưới một hình thức luận chiến và phê bình trong sự chống đối lại thuyết tương đối luân lý. Như chính trong tựa đề đã chỉ rõ, tôi nghĩ rằng trước tiên đó là một thông điệp với một tính cách quan trọng của một sự đề nghị, nghĩa là thông điệp tìm cách bầy tỏ bằng cách nào sự huy hoàng của chân lý phải đạt tới được ngay những cảm xúc của hành động luân lý của con người và thấm nhập hành động đó. Những đề tài của « Thiện » và « Mỹ » nằm trong phạm vi này của Chân Lý (Chân) và của chủ nghĩa hiện thực, trong một phạm vi của chân lý được dâng tặng và tỏa sáng trong sự tạo dựng và trong con người. Vấn đề được đặt ra là một lối nhìn qua lăng kính rất thú vị, bị quyến rũ bởi nền văn hóa và bởi kitô giáo ngày hôm nay.

 

Zenit : Theo ý Đức Cha, liệu chúng ta có thể hiểu được thông điệp « Evangelicum vitae » (tin mừng của sự sống), đã được cống hiến cho «  giá trị và tính cách bất khả xâm phạm của đời sống con người », được ấn hành 2 năm sau, nếu không có thông điệp « Veritatis splendor » không ?

ĐC Lorizio : Tuyệt đối là không. Trong lãnh vực của giáo huấn luân lý, chúng ta có thể nói rằng « Veritatis splendor » cấu tạo một tài liệu quan trọng của thần học luân lý căn bản, và « Evangelicum Vitae » nằm trong một bối cảnh của luân lý đặc biệt, nghĩa là luân lý áp dụng vào những vấn đề đặc thù, nhưng dù sao đi nữa cả hai cũng dùng đến những nền tảng của đức tin và hành động của một người có đạo.

Trong ý nghĩa này, và trong sự tiếp nối của câu trả lời thứ nhất, chúng ta có thể nói rằng những sự lựa chọn của Giáo Hội về đời sống, đến từ sự trung thành của Giáo Hội trong Lời Chúa, mà chính Giáo Hội không phải là sở-hữu-chủ nhưng chỉ là kẻ phục vụ, là những sự lựa chọn hoàn toàn tích cực. Chính trong bối cảnh này được định vị những câu từ chối « không » mà Huấn Quyền (Magistere) của Giáo Hội đã diễn tả. Những câu « không » này được dựa trên những điều kiện « nếu » cội rễ và nền tảng cho đời sống và cho Phúc Âm.

 

Zenit : Thông điệp « Veritatis splendor » đề nghị gì trong một nền văn hóa theo chủ thuyết tương đối và hoài nghi ?

ĐC Lorizio : Thông điệp đề nghị một lối nhìn khách quan về chân lý và về luân lý : đó là trung tâm điểm của truyền thống giáo hội. Một sự chủ quan bất lực để đón nhận chân lý khách quan sẽ tự để lôi cuốn theo những buông thả để rốt cuộc hủy hoại chính con người và điểm đặc thù và đặc biệt của mình.

Tôi có thể nói là thông điệp đề nghị một hướng đi, hướng, qua số báo « Fides et Ratio » thứ 15 (Đức Tin và Lý Trí) mà trong đó Sự Mạc Khải Kitô giáo được trình bầy một cách rõ ràng qua hình ảnh đẹp đẽ của ngôi sao.

Tôi nghĩ rằng bối cảnh của sự lạc hướng, điều làm rõ nét văn hóa và lịch sự hiện đại, cần đến một sứ điệp có khả năng hướng dẫn con người trên đường đi và trong những cách xử sự của mình.

 

Zenit : Người ta nói là ơn sủng và luân lý liên kết với nhau cách thân mật. Điều đó có nghĩa gì ?

ĐC Lorizio : Điều đó có nghĩa là lý trí và ý chí con người, trên thực tế, thì mảnh dẻ yếu ớt. Không những bởi vì những thành phần đó đã được tạo dựng và vì thế bị giới hạn nhưng cũng vì chúng đã bị nhiễm tội và bị thương bởi tội lỗi này. Ơn sủng đến để cứu vớt ý chí và lý trí, bằng cách cho những thành phần đó quyền uy và mở rộng chúng ra để vận dụng luân lý đích thực. Ơn sủng không hủy hoại nhưng hoàn thiện thiên nhiên và bảo đảm sự cứu rỗi cho thiên nhiên.

 

Zenit : Chủ thuyết tương đối đã vào trong Giáo Hội hay sao ? Nếu đúng thế, đâu là hoa trái của thông điệp ?

ĐC Lorizio : Hiểm nguy là tâm địa tương đối xâm nhập vào thần học công giáo có thể mạnh hơn là trong Giáo Hội. Những chỉ dẫn của đoạn hai của Thông Điệp xác định rằng thần-học-gia công giáo được gọi để đón nhận những giảng huấn của Huấn Quyền và nếu thần-học-gia muốn tiếp tục là một thần-học-gia công giáo, ông ta không thể xếp những giảng huấn đó trong những quan điểm khác mà một cách ít nhiều có thể chấp nhận được, theo thời hay quý giá. Sự tìm tòi được theo đuổi và là điều đáng muốn nhưng nó phải tìm được những đường hướng để tiến tới và đạt tới những mục tiêu đích thực của nó.

 

Zenit : Làm thế nào người ta có thể cụ thể hóa những nội dung của Thông Điệp « Veritatis splendor » trong việc truyền giáo mới ?

ĐC Lorizio : Người ta có thể cụ thể hóa sứ điệp của thông điệp « huy hoàng của chân lý » cho sự truyền giáo mới bằng cách dựa trên phạm vi tích cực mà thông điệp trình bầy. Tôi nghĩ cách đặc biệt đến đoạn một, lấy cảm hứng từ kinh thánh, truyền giáo với sự trích dẫn giai thoại của thanh niên nhà giầu và câu hỏi của anh ta : « tôi phải làm gì ? ». Đó là một câu hỏi mà sự truyền giáo mới phải trả lời để hướng dẫn những người và những nhóm hầu tránh cho sứ điệp truyền giáo hoặc bị hiểu lầm như một chìa khóa tư-tưởng-hệ hoặc như một chìa khóa không-tưởng, nhưng như một lời dẫn đích thực cho sự tìm kiếm Chân, Thiện, Mỹ là những lương thực của trái tim con người.

 

Zenit : Thông Điệp « Veritatis splendor » có nói những điều « có thể chấp nhận được » cho một người vô tín ngưỡng ?

ĐC Lorizio : Sứ điệp của Chân Lý và sự Thiện không phải là độc quyền của những tín hữu : sứ điệp đó tới từ nhân bản. Những tín hữu và những người vô tín ngưỡng có thể cùng làm việc với nhau trong chiều hướng này và trên con đường này để khám phá một đạo đức học dựa trên nhân chủng học, nghĩa là dựa trên một lối nhìn của con người tỏa lộ tính cách đồng nhất đích thực, nguồn gốc đích thực, và mục đích tối hậu đích thực của mình. Con người và bản chất của mình có thể bị liên lụy.

Vào một thời đại mà những khuynh hướng hậu-nhân-bản lan tràn, chúng ta tin rằng điều lợi ích cho những kẻ vô tín ngưỡng là tạo lập lại luân lý của họ một cách theo nhân chủng học. Giáo Hội đề nghị là người đồng hành cho tất cả những ai tìm kiếm Chân, Thiện và Mỹ với một tâm hồn thành thực.

Đức Cha Giuseppe Lorizio đã dựng một trang cá nhân trên mạng lưới điện tử với những bài xã luận, những bài thuyết trình của Ngài và những tài liệu quy chiếu cho thần học và triết học : www.lorizio.net

 

Trần Văn Toàn, dịch


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà