Khám
phá tình âu yếm của Thiên Chúa để thắng tình trạng trầm uất.
Hội
nghị ở Vaticanô.
VATICANÔ, Thứ sáu
ngày 14 tháng 11 năm 2003 (zenit.org) – Khám phá tình âu yếm của Thiên Chúa để
thắng tình trạng trầm uất là điều ĐGH GP II khuyến dụ cho mục vụ của Giáo Hội.
Ngài xác quyết : « Tình trạng trầm uất luôn luôn là một cơn thử thách
thiêng liêng ».
Thực vậy, ĐGH đã tiếp đón sáng
thứ sáu này, trong phòng Phaolô VI của Vaticanô những thành viên tham dự hội
nghị quốc tế lần thứ 18 của Hội Đồng Giáo Hoàng cho Mục Vụ Sức Khỏe mang đề tài
bệnh trầm uất tâm thần.
ĐGH tuyên bố : « Phải
tìm ra những con đường mới hầu để mỗi người xây dựng nhân vị của mình bằng cách
trau dồi đời sống thiêng liêng, nền tảng của mọi cuộc sống chín chắn.
Ngài giải thích :
« Trong tình yêu vô bờ bến của Người », Thiên Chúa luôn luôn gần gũi
những người đau khổ ». Bệnh trầm uất lúc đó có thể tạo nên « một con đường
để khám phá những khiá cạnh khác của chính mình và những hình thức của sự gặp gỡ
với Thiên Chúa ».
ĐGH khuyến dụ : « Biết
rõ rằng « sự mệt nhọc nào mà người bị bệnh trầm uất phải trả giá, điều mà đối
với những người khác có vẻ đơn giản và tự phát, chúng ta phải giúp đỡ bệnh nhân
đó với sự kiên nhẫn và tế nhị, bằng cách nhớ lại lời cảnh cáo của Thánh Nữ Têrêxa
Hài Đồng Giêsu : « những em bé đi những bước nhỏ bé ».
ĐGH khuyến dụ : « Những
người chăm sóc những bệnh nhân bệnh trầm uất « phải giúp đỡ họ tìm lại được
sự tin tưởng nơi chính mình theo khả năng của họ ; lợi thú cho tương
lai ; ý chí muốn sống. Vì thế phải đưa đôi bàn tay giúp đỡ những bệnh nhân,
giúp họ hiểu được sự âu yếm của Thiên Chúa, cho họ sát nhập vào một cộng đoàn đức
tin và đời sống mà trong đó họ có thể được mọi người lắng nghe, thông cảm và nâng
đỡ ; trong đó họ có thể thương yêu và được yêu thương ».
Trong đoạn đường thiêng liêng này,
ĐGH nhấn mạnh rằng sự đọc và suy niệm những bài thánh vịnh mà tác giả diễn tả
những niềm vui và những nỗi lo âu của mình trong lời cầu nguyện, có thể là một
sự nâng đỡ lớn, cũng như lần hạt mân côi để cho phép tìm thấy trong Mẹ Maria một
người Mẹ đầy yêu thương dậy dỗ chúng ta sống trong Chúa Kitô, và sự tham dự Thánh
Lễ là nguồn bình an nội tâm.
ĐGH cũng khuyến dụ :
« Trước hiện tượng của bệnh trầm uất, Giáo Hội và xã hội phải đề nghị cho
những nhân vị, đặc biệt cho giới trẻ, những mẫu gương và những kinh nghiệm để
giúp họ trưởng thành cách nhân bản và với tâm lý, với đạo lý và linh đạo. Thực
thế, sự khiếm khuyết của những điều hướng dẫn (quy chiếu) chỉ làm yếu thêm những
cá tính, làm cho những cá nhân tin rằng tất cả mọi thái độ đều giá trị ngang
nhau ».
ĐGH nhấn mạnh : « Vì
thế, gia đình, học đường, những phong trào giới trẻ hay những hội đoàn giáo xứ đều
mang một tầm quan trọng chủ yếu ».
« Vai trò của những học viện
công cũng quan trọng để đảm bảo những điều kiện của một đời sống chính đáng cho
những kẻ bị bỏ rơi, bệnh tật hay già nua. Cuối cùng phải phát triển những chính
sách cho giới trẻ, cho những thế hệ trẻ những lý do để hy vọng, bằng cách ngăn
ngừa cho họ những thiếu vắng hay những cái thay thế nguy hiểm ».
ĐGH nhận xét : « Sự
khuếch trương của những tình trạng trầm uất thật là đáng lo ngại. Điều đó cho
thấy những sự mảnh dẻ yếu đuối của thân phận con người, thuộc phần tâm lý cũng
như linh thiêng mà một phần bị quy nạp bởi xã hội. Thật là quan trọng phải quan
tâm đến những hậu quả của những sứ điệp được tuyên truyền bởi những phương tiện
truyền thông đại chúng trên những nhân vị, khi những sứ điệp này kích động sự
tiêu thụ, sự thỏa mãn tức thời những điều mong muốn, sự chạy đua để đạt đến sự
thoải mái sung túc vô độ. Phải đề nghị những giải pháp tân tiến để mỗi người có
thể xây dựng cá nhân mình bằng cách trau dồi đời sống linh thiêng mà đó cũng là
bí quyết của một đời sống triển nở ».
Hội nghị này được tổ chức bởi Tòa
Thánh Vaticanô đến ngày 15 tháng 11 năm 2003.
Trần văn Toàn,
dịch