Niềm hy vọng Kitô giáo, liều thuốc để đối phó bệnh trầm uất.

Bài tham luận của ĐHY Dias tại Hội Nghị được tổ chức tại Vaticanô về đề tài « bệnh trầm uất ».

 

VATICANÔ, thứ Tư ngày 19 tháng 11 năm 2003 (Zenit.org) - Nguồn hy vọng (đức Cậy) là một phương thuốc trị bệnh trầm uất. Đó là sứ điệp của ĐHY Ivan Dias, Tổng Giám Mục Giáo Tỉnh Bombay, Ấn Độ, đã muốn chuyển trao cho hội nghị, bàn về bệnh trầm uất, được tổ chức bởi Bộ Giáo Hoàng Mục Vụ cho Sức Khỏe tại Vaticanô những ngày 13, 14 và 15 tháng 11.

 

ĐHY Dias đã bắt đầu bài tham luận của Ngài bằng cách trích dẫn một phương châm Trung Hoa nói rằng : « thay vì nguyền rủa bóng tối, hãy đốt cháy ngọn nến lên ».

Ngài dẫn chứng niềm hy vọng kitô giáo như một liều thuốc để giải trừ bệnh trầm uất. Ngài đã tuyên bố : « Lòng Cậy Trông là một phương thuốc mãnh liệt chống lại bệnh trầm uất và là một phương thức trị bệnh mãnh liệt để chữa khỏi bệnh đó ».

 

Ngài giải thích rằng Mục Vụ nơi những người đau khổ vì bệnh trầm uất không những là « quan trọng » mà còn là « tối ư cần thiết ». Sự mục vụ này, như Ngài xác quyết, quy chiếu đến Đức Cậy (hy vọng) để dẫn dắt những cá nhân đến niềm hy vọng được khỏi bệnh và ngay cả đến những phép lạ, và thúc đẩy họ chiến đấu để đương đầu với những thách đố đầy khó khăn ».

 

Đức Tổng Giám Mục Bombay giải thích : « Nhân đức đối thần Cậy Trông móc nối con người với Thiên Chúa đầy quyền năng, biết hết mọi sự và thương yêu mọi người ».

ĐHY Dias khuyên nhủ những thừa tác nhân mục vụ gần gũi những kẻ đau đớn vì bệnh trầm uất, - vì bài diễn văn của Ngài liên quan trước hết đến họ -, phải tìm kiếm cách chuyển giao « niềm Tin » và « niềm hy vọng trong đời sống ». Ngài trích dẫn ngụ ngôn kinh thánh của một căn nhà được xây dựng trên đá, giải thích rằng ngụ ngôn này nhấn mạnh tầm quan trọng phải đặt nền tảng cho đời sống thiêng liêng trên « một đức tin vững chắc và trên niềm cậy trông » như « một phương thuốc chống lại bệnh trầm uất đối với một số bệnh nhân và phương thức trị bệnh này đối với một số bệnh nhân khác ». Và Ngài đã trích dẫn thánh Phaolô : « Ai sẽ tách rời chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? » và Thánh Vịnh 23 : « Chúa ơi, Chúa là mục tử của con ... Dù con có phải đi qua vực sâu của  tối tăm, con cũng chẳng sợ một điều dữ nào, vì Chúa ở bên con ».

 

Đức Tổng Giám Mục Bombay xác định rằng hình ảnh của « tảng đá của đức tin và của đức cậy » giống như một phương thuốc chống lại bệnh trầm uất » có thể áp dụng không những cho những cá nhân mà còn cho cả một xã hội trọn vẹn, cho những dân tộc, cho cả một lục địa ». Ngài nhắc lại là Đức Thánh Cha đã chọn Đức Cậy như « đề tài chính cho bài Tông Huấn của Ngài « Ecclesia in Europa » (Hội Thánh bên Âu Châu) sau Đại Hội bất thường lần thứ 2 cho Đại Hội Đồng các Giám Mục Âu Châu ».

 

ĐHY nói, bằng cách trích dẫn ĐGH : « Âu Châu càng ngày càng cần đến Đức Cậy để giúp chúng ta đem lại một ý nghĩa cho cuộc sống và cho lịch sử và để tiếp tục con đường chung của chúng ta » và « ngược lại với những dáng vẻ bên ngoài ... sự chiến thắng của Chúa Kitô đã được thực hiện và vĩnh viễn ». ĐHY tiếp tục : «  Điều mà Đức Thánh Cha nói về Âu Châu có thể áp dụng cách dễ dàng đến những quốc gia được mệnh danh là tiến triển trên toàn thế giới và là một lời cảnh cáo cho những quốc gia đang trên đường mở mang luôn muốn tìm cách bắt chước những nước giầu có ».

 

« Mục vụ nơi những người bị bệnh trầm uất ngày hôm nay là một đòi hỏi cấp bách ». Rất nhiều người sẽ tùy thuộc sức mạnh thiêng liêng và đạo lý của những thừa tác viên mục vụ và khả năng của những vị này để làm sống lại đức Cậy và niềm tin tưởng trong bệnh nhân mà họ tháp tùng, là lời Đức Tổng Giám Mục Bombay tuyên bố đồng thời xác quyết rằng « sự điều trị thiêng liêng phải được đi song song với những phương thức trị liệu khác ».

 

Tuy nhiên, như lời kết luận của ĐHY Dias bằng cách trích dẫn Thánh Vịnh 127 : « Nếu Chúa không xây cất nhà thì những chuyên gia xây cất chỉ lao động vất vả cách vô ích mà thôi ».


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà