Mục vụ cho những di dân và những người du mục :
Một Thông Điệp của ĐGH GP II ?
VATICANÔ, Chúa
Nhật 23 tháng 11 năm 2003 (Zenit.org/french) - Đại Hội Thế Giới lần thứ 5 về
Mục Vụ cho những di dân và những người tỵ nạn đã được kết thúc ngày thứ bẩy vừa
qua tại Vaticanô với một tài liệu cuối cùng và một lời gọi gửi đến những nhà lãnh
đạo trên toàn thế giới. Những tham dự viên đã gợi ý để xin ĐGH có thể công bố một
thông điệp về đề tài này.
Đài phát thanh Vaticanô (www.radiovaticana.com) cho biết là :
« Trách nhiệm và những bổn phận của Giáo Hội hoàn vũ đối với những di dân
và những người tỵ nạn được tổng kết trong 20 « đề nghị » mục vụ và
trong một loạt những quan sát thực tế, 4 lời kêu gọi cuối cùng ».
Những tham dự viên cũng mong ước
rằng trong một tương lai gần đây, ĐGH có thể cống hiến một thông điệp về đề tài
sự di chuyển của con người, trong khi chính Bộ Giáo Hoàng chuẩn bị một tài liệu
về đề tài này.
Đại Hội đã lập lại rằng những cuộc
di tản đông đúc, tự nguyện hay bị cưỡng ép, là « một dấu chỉ của thời đại »
và là « một đấu trường đặc thù của việc truyền giáo mới », mà trong đó
nên tác động để không ai có cảm tưởng là « người xa lạ » trong Giáo Hội.
Tài liệu cuối cùng của Đại Hội
nhắm cách đặc biệt những chính quyền trên toàn thế giới để họ tuyên bố những luật
pháp bảo vệ phẩm cách và những quyền lợi của những di dân và những người tỵ nạn.
Và thực hiện điều đó bằng cách tránh sao cho nạn khủng bố quốc tế không được dùng
như một viện cớ để thu hẹp lại những tự do cá nhân.
Thư Ký của Bộ Giáo Hoàng cho Mục
Vụ những Di Dân và những Dân Du Mục (lưu động), Đức Cha Agostino Marchetto, đã
tuyên bố trên đài phát thanh Vaticanô về đề tài này như sau : « Một cách
chính yếu, đó là một lời kêu gọi để một thỏa ước về những quyền lợi của những công
nhân di dân và gia đình họ được ký kết. Họ thuộc về một nhóm người có nhiều nhu
cầu vật chất – « sự đón tiếp đầu tiên » như chúng tôi gọi như thế -
nhưng nhất là những nhu cầu tinh thần và đó là một chút nét đặc thù của Đại Hội
này : kiểm điểm lại mục vụ về sự lưu động của con người áp dụng vào thực tế
của sự di dân và của sự xin tỵ nạn chính trị của những người ty nạn.
Đức Cha Marchetto chỉ dẫn rằng tập
tài liệu cũng bao gồm « một lời gọi đến xã hội dân sự, đến chính cả những
di dân nữa : một lời mời gọi kính trọng luật pháp, chấp nhận tính cách đồng
nhất văn hóa của quốc gia tiếp đón họ, trong đường hướng hội nhập hóa, và cuối
cùng là một lời mời gọi gửi đến những chính quyền ».
Ngài xác nhận :
« Trong phần này, người ta nhấn mạnh đến sự cần thiết tiếp đón, trong ý
nghĩa của sự kính trọng nhân quyền của những người đến từ những quốc gia khác, đặc
biệt những quốc gia đang bị chiến tranh hay bị in hằn dấu vết của bạo động, đàn
áp, thiếu tự do. Nhưng cùng lúc nhìn nhận rằng các quốc gia có quyền kiểm soát
những đợt di dân, người ta cũng yêu cầu những quốc gia đừng viện cớ sự khủng bố
quốc tế để vi phạm nhân quyền của những anh em chúng ta, dù họ là tỵ nạn nhân
hay di dân đi nữa ».
Đức cha Marchetto cũng đề cập đến :
« sự yêu cầu được học hỏi đào tạo ». Dù sự mục vụ đặc thù này đã được
thực hiện trong 50 năm, trong thực tế sự mục vụ vẫn chưa hoàn toàn hiệu lực. Một
sự yêu cầu học hỏi đào tạo đã được nghe đến trong thời gian đại hội về mục vụ đặc
thù này để mục vụ đi vào, - một cách cụ thể chứ không phải một cách lý thuyết
-, trong những học viện đào tạo, với lý do là tự bản chất, hiện tượng di dân đòi
hỏi một sự cập nhật hóa liên lỉ. Hơn nữa, ngay cả những nhật báo bên Hoa Ký cũng
đề cập đến, một sự đề nghị đã được đưa ra : là Đức Thánh Cha có thể cống
hiến một thông điệp về hiện tượng của tính cách lưu động này của con người. Cuối
cùng, những khía cạnh khác của những công
việc của Hội Nghị đã đề cập đến vấn đề của xã hội đa văn hóa, của đặc tính liên
tôn giáo, và của phong trào đại kết ».
Đối vời công việc của Hội Đồng
Giáo Hoàng, Đức Cha Marchetto chỉ định : « Chúng tôi đang chuẩn bị một
tài liệu về mục vụ cho những di dân, tài liệu gần như hoàn thành. Chúng tôi cũng
đã tìm cách đối phó với những thách đố của thời bây giờ với sự hiện diện của những
kitô hữu của những Giáo Hội khác, và đống thời nhấn mạnh đến khía cạnh của sự đối
thoại, của sự hội nhập và của sứ vụ truyền giáo ».
Trần văn Toàn,
dịch