25 năm triều giáo
hoàng, một ưu tiên : « giáo dục về hoà bình », một sứ điệp để
suy gẫm trong năm
Vatican ngày 6/1/2004
ÐHY Renato
Rafaelle Martino, chủ tịch hội đồng giáo hoàng về Công Lý và Hoà Bình đã nhấn
mạnh trên đài Radio Vatican rằng trong 25 năm triều giáo hoàng, Gioan Phaolô II
luôn giữ một ưu tiên : giáo dục về hoà bình. ÐHY mời gọi suy gẫm trong năm về
sứ điệp của ÐGH cho Ngày Thế Giới Hoà Bình ngày 1/1/2004. Ngài nhắc nhở đến sự
đòi hỏi phải “ tôn trọng trong mỗi người nhân phẩm mà ngay cả kẻ phạm tội xấu
xa nhất cũng không mất vì những tội phạm của mình ”.
ÐHY Martino,
cựu đại diện Toà Thánh tại LHQ, giải thích : “ Nếu không có giáo dục về hoà
bình thì không có người tin tưởng rằng hoà bình là cần thiết và có thể và đó là
một bổn phận thì hoà bình cũng chẳng có ”.
Ngài tiếp : “
Chính vì thế mà ÐGH gán cho giáo dục về hoà bình một vai trò hàng đầu trong
việc xây dựng một xã hội hoà bình ”.
Ngài nhấn
mạnh : “ÐGH mời gọi chúng ta đừng mất sự tin tưởng. Gioan Phaolô II rất thực tế
và biết tình hình thế giới, tình hình của bao nhiêu xung đột được biết đến hay
“ bị quên lãng ” như ngài hay nói. Theo nghĩa này thì manh nha của sự nghi kỵ
có thể thắng. Dẫu sao phải thêm rằng chỉ có sự kiên trì mới có thể giúp có hoà
bình trên thế giới ”.
ÐHY lập lại
những lời của Gioan Phaolô II : “ Không có hoà bình mà không có công lý và
không có công lý mà không có tha thứ. Bởi thế ÐGH nhắc nhở chúng ta rằng bên
kia những thù hận, những chiến tranh, những ghét bỏ, có sự đòi hòi nền tảng cho
người Kitô hữu phải biết tha thứ. Ðức Giêsu đã tha thứ trên Thập Giá, Ngài đã
tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài, vậy thì chúng ta dù sao cũng phải noi
gương Ðức Giêsu. Ðó là điều ÐGH đã mời gọi chúng ta trong bài giảng ngày 1/1 và
trong sứ điệp cho hoà bình của ngài mà chúng ta phải gẫm suy trong suốt năm. Sự
tha thứ này dựa trên lệnh của Ðức Giêsu : hãy yêu mến anh em ngươi và yêu mến
thù địch ngươi. Ðức Kitô đã nói rằng nếu chúng ta yêu thương anh em mình thì
người ngoại đạo cũng làm như thế. Nhưng Giêsu mời gọi chúng ta đi xa hơn nữa :
cũng tha thứ cho kẻ thù của mình và do đó tôn trọng nhân phẩm trong mỗi người,
nhân phẩm mà ngay cả kẻ phạm tội xấu xa nhất cũng không mất vì những tội phạm
của mình ”.
Thông
tấn Zenit
Lang
Biang dịch