« Thánh Thể là món quà của Thiên Chúa cho nhân loại và cho sự sống trên thế giới » (II)

 

 

Rôma ngày 4/10/2004

 

(Tiếp phần I)

 

Zenit : Ý kiến của ĐHY về vấn đề này ra sao ?

 

ĐHY Tomko : Lời khiển trách nghiêm khắc của thánh Phaolô vẫn còn giá trị cho ngày hôm nay : « Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình » ( Co 11, 27-29).

 

Và Giáo Lý của Hội Thánh công giáo ấn định : « Ai ý thức mình có tội trọng phải được nhận bí tích giải tội mới được nhận Mình Thánh » (CEC n.1385).

 

Zenit : Quyết định của một số ĐGM Hoa Kỳ không cho nhận Mình Thánh những nhân vật công cộng, tự xưng mình là người công giáo, nhưng lại ủng hộ một cách công khai những đạo luật và sáng kiến thuận lợi cho sự phá thai, hôn nhân đồng tính... đã gây nên những phản ứng mãnh liệt. Cảm nghĩ của ĐHY là gì ?

 

ĐHY Tomko : Không muốn ám chỉ đến những sự kiện cụ thể, nhưng theo tôi những văn kiện được chú thích ở trên rất ích lợi và có uy quyền.

 

Zenit : Mầu nhiệm Thánh Thể là trọng tâm của Giáo Hội và của đời sống của người tín hữu. Nhưng sự hy sinh của Đức Kitô có giá trị cho toàn nhân loại. ĐHY dùng những lý luận nào để giải thích cho những tín hữu không sống đạo, những tín hữu của những tôn giáo khác và ngay cả những người vô tín những lý do của niềm tin của chúng ta ?

 

ĐHY Tomko : Niềm tin là món quà của Thiên Chúa. Ngay thời của Đức Giêsu, ý tưởng về Thánh Thể đã là một « ngôn ngữ khó ». Nó đòi hỏi ít nhất một thiện chí đừng từ chối một cách tiên nghiệm. Nhưng đó cũng là một ý tưởng rất hấp dẫn, sâu đậm và đẹp. Nó cho thấy tình yêu mênh mông của Thiên Chúa và của Đức Giêsu Kitô cho nhân loại : nếu người ta hiểu rằng mầu nhiệm Thánh Thể là món quà của Thiên Chúa cho nhân loại thì dù người tin hay người vô tín, điều đó giúp họ thấy sự lớn lao của trái tim của Thiên Chúa. Hơn nữa, Thánh Thể mặc khải ý tưởng canh tân của Đức Giêsu Kitô, Ngài muốn thông hiệp thân mật với người nhận lãnh và trở nên « bánh » nuôi dưỡng chúng ta.

 

Khi người ta đọc lịch sử của mầu nhiệm Thánh Thể trong Bữa Tiệc Thánh vài giờ trước cái chết cứu chuộc của Đức Giêsu trên Thập Giá, sự thật về Thánh Thể hiện ra đơn giản như một tia sáng toả muôn mầu. Đó là một món quà lớn lao của Đức Giêsu, người « đã yêu thương những người thân cho đến cùng ». Dĩ nhiên, đối với một người vô tín, tôi sẽ bắt đầu trước tiên nói về Thiên Chúa, về Đức Giêsu Kitô, chẳng hạn như qua lời kể của Phúc Âm về sự Sống Lại.   

 

Với người theo bất khả tri thuyết không biết và tránh mọi điều nói về Thiên Chúa, chúng ta nên bắt đầu bằng cách giúp họ phá bỏ sự kiêu ngạo của một loại hình thức hiện đại về chủ nghĩa nhân bản hư vô – coi mình tự độc lập và có thể tự cứu lấy chính mình – và trình bầy cho họ những giá trị của Thánh Thể và sự cao cả của con người trước mặt Thiên Chúa. Thuyết bất khả tri đang bành trướng tại tây phương này cần có « thêm một tâm hồn » giúp đời sống có ý nghĩa và cho thấy cái đẹp của Thiên Chúa trước sự hư vô, sự ích kỷ tàn phá tha nhân và cho thấy chính mình với sự vắng bóng của viễn tượng và niềm tin trong cuộc sống. 

 

Tôi tin rằng sự làm chứng của những người tín hữu trong những Hội Nghị Thánh Thể, những buổi lễ, những buổi chầu thinh lặng trong các thánh đường cũng là một lập luận cho những người ngày hôm nay không tin hoặc không tin đủ vào mầu nhiệm Thánh Thể. Hơn nữa, sự làm chứng cũng giúp chính những người tín hữu : « Niềm tin được củng cố khi nó được trao ban »,  như ĐGH Gioan Phaolô II đã viết.

 

 

Thông tấn Zenit
Lang Biang dịch


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà