Vatican ngày
29/2/2004
Ơn thiên triệu ngày hôm nay ít hơn nhưng có phẩm chất, đến
từ thế giới nghề nghiệp và đại học : đó là những người đã khức từ con
đường sự nghiệp và tiền bạc để phục vụ Phúc Âm. ĐHY Jean-Marie Lustiger, Tổng
Giám Mục Paris, đã tuyên bố như thế trong cuộc nói chuyện với nhật báo công
giáo Ý L’Avvenire. Ngài bầy tỏ « niềm hy vọng » vào những thế hệ mới.
ĐHY Lustiger là Tổng Giám Mục Paris từ năm 1981. Chúng tôi dịch từ tiếng Ý.
L’Avvenire : Thưa Đức Tổng Giám Mục, trong thời gian gần đây người
ta nói nhiều đến đạo luật về những biểu tượng tôn giáo. Vậy thì ngày hôm nay,
tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước tại Pháp ra sao ?
ĐHY Lustiger :
Đạo luật này chỉ là một gian đoạn trong những tương quan giữa Giáo Hội công
giáo và Nhà Nước. Những tương quan này đã tiến triển nhiều những năm gần đây.
Những cuộc gặp gỡ ở trình độ rất cao cho phép đối mặt một cách rõ ràng những
câu hỏi liên quan đến thể chế của Giáo Hội tại Pháp.
L’Avvenire : Như thế theo một nghĩa nào đó, cuộc
tranh luận bắt nguồn từ cuộc tranh luận đối lập những « người theo tục hoá
» và những người công giáo về cội rễ Kitô Giáo của Âu Châu ?
ĐHY Lustiger :
Đúng thế, khuynh hướng này có liên quan đến sự thiếu vắng của việc chú thích rõ
ràng đến cội rễ Kitô Giáo của Âu Châu trong Hiến Pháp của Liên Hiệp Âu
Châu.
L’Avvenire : Tuy nhiên, không ai khẳng định rằng luật
pháp là cái phanh ngăn chặn sự bành trướng của Hồi Giáo cực đoan
(fondamentalisme musulman) tại Pháp.
ĐHY Lustiger :
Vấn đề thực sự là sự hiện diện của những người có nguồn gốc Á Rập Hồi Giáo
trong xã hội Pháp. Điều đó đòi hỏi thời gian và phương tiện : dậy nghề,
việc làm, điều kiện sống. Những phong trào cực đoan Hồi Giáo tìm cách lôi kéo
những người trẻ trong gia đình những người di dân. Trong ý hướng của người làm
luật, đạo luật này nhằm chống lại những nhóm cực đoan chính trị-tôn giáo này.
Nhưng tôi lập lại : điều nguy hiểm là để đối đầu với những cực đoan của
Hồi Giáo, luật pháp giới hạn tự do của tất cả các tôn giáo.
L’Avvenire : Nhưng bên kia những tranh luận, những
vấn đề khẩn cấp nhất của Giáo Hội Pháp ngày hôm nay là những vấn đề gì ?
ĐHY Lustiger :
Chủ yếu, đó là những vấn đề chung của Tây Âu : khủng hoảng về ý nghĩa của cuộc
sống, sự tiêu tan của phong tục và gia đình, mất mát sự linh hoạt con người. Sự
thiếu sinh đẻ là một bằng chứng. Những hình thức cũ của xã hội bị đảo lộn chỉ
trong vòng vài năm bởi sự tập trung của dân số trong những thành phố lớn. Niềm
hy vọng đến từ những thế hệ mới. Từ những thế hệ này đã xuất hiện những môn đệ
cho xã hội mới này, đã đứt đoạn với xã hội trước.
L’Avvenire : Trong các bài diễn văn gửi tới những GM
Pháp nhân dịp thăm viếng ad limina, ĐTC đã nhấn mạnh nhiều đến sự khủng khoảng
những ơn gọi, coi tình trạng những giáo phận rất đáng lo, nhưng cũng mời gọi
đừng nản lòng.
ĐHY Lustiger :
Sự « khủng hoảng những ơn gọi » mà ĐTC đã nêu lên một cách rất đúng đã bắt
đầu từ hơn nửa thế kỷ nay. Nó do từ sự biến mất của nước Pháp miền quê mà một
phần lớn những ơn gọi phát xuất từ đây. Tôi xin nhấn mạnh điểm này : Giáo
Hội Pháp mới chỉ bắt đầu đo lường những đảo lộn này. Từ nay chúng tôi sống một
thời gian rất là khó khăn, khi mà, như đã được tiên báo, con số linh mục ít gấp
mười lần so với 50 năm trước đây. Trong những thế hệ mới, ơn gọi đến từ đại học
và thế giới nghề nghiệp. Những ơn gọi thì ít hơn, nhưng dựa trên chúng và những
người tín hữu để cho một loại linh mục mới hiện hữu : những con người, để
theo Đức Kitô, đã từ bỏ tiền bạc, nghề nghiệp, hôn nhân và tự hiến đời mình
trọn vẹn cho việc rao giảng Phúc Âm.
L’Avvenire : Đề tài những ơn gọi gợi nên đề tài những
người trẻ mà ĐTC cũng đã đề cập đến với niềm lo âu. Làn sóng của Ngày Thế Giới
cho Tuổi Trẻ tại Paris đã qua rồi chăng ?
ĐHY Lustiger :
Những tác động sâu xa và dài hạn của Ngày Thế Giới cho Tuổi Trẻ mới chỉ được
cảm nhận ngày hôm nay. Chúng làm thức tỉnh ý niệm mục tử nơi những người trẻ
trên toàn nước Pháp. Nhờ đó mà thế hệ mới mà tôi đã đề cập đến mới xuất hiện.
Ngày Thế Giới cho Tuổi Trẻ 1997 và Năm Thánh 2000 chắc chắn đã đánh dấu một
chặng đường mới trong lịch sử Giáo Hội Pháp : chặng đường của một sự rao
giảng Phúc Âm mới. Những cuộc thăm viếng của ĐTC đã tạo sự khơi dậy và sự thay
đổi này.
L’Avvenire : Sự tổ chức lại những xứ đạo và những
« dịch vụ mục tử chung » có phải là một sự giúp đỡ không ?
ĐHY Lustiger :
Những sự tổ chức lại này chỉ là phụ thuộc. Không phải từ đó mà một sự thay đổi
sẽ đến, nhưng là từ sức mạnh tinh thần của những môn đệ, linh mục và người tín
hữu.
L’Avvenire : Làm sao để Giáo Hội Pháp và Giáo Hội Ý
có thể giúp đỡ nhau ?
ĐHY Lustiger :
Nếu Pháp hơi đi trước về một số khía cạnh tiêu cực thì Ý nên học bài học. Nếu Ý
hơi đi trước trên con đường chân chính thì Pháp đừng do dự để bắt chước. Và
chúng tôi hy vọng là không phải điều trái ngược lại xẩy ra.
Thông tấn Zenit
Lang Biang dịch