Ba
nguyên tắc cho những phương tiện truyền thông : sự thật, ích lợi chung và
nhân phẩm
Vatican ngày 9/3/2004
Theo ĐGM Foley, sự
thật, ích lợi chung và nhân phẩm con người phải là nguồn cảm hứng cho mọi
truyền thống xã hội.
ĐGM John Foley, chủ
tịch uỷ ban giáo hoàng về truyền thông xã hội, đã nhắc nhở hôm nay trên micro
đài Radio Vatican ba nguyên tắc phải hướng dẫn những truyền thông xã hội :
« Có ba nguyên tắc khi người ta thực hiện một chương trình : sự thật,
ích lợi chung và nhân phẩm của mọi người. Bởi vì chúng ta làm việc với những
người có nhân phẩm, chúng ta phải cư xử một cách đàng hoàng ».
Ngài
thêm : « Chúng ta cần sự thật trong những phương tiện truyền thông và
trong xã hội ». Ngài ước mong rằng những phương tiện truyền thông « luôn luôn
nói sự thật và chỉ nói sự thật », chúng không những chỉ tìm những
« vấn đề » mà còn những « giải đáp » và chọn làm « tin
tức » những điều giúp «giải quyết những vấn đề xã hội ».
Về chỗ đứng của tôn
giáo trong những phương tiện truyền thông, ĐGM Foley nhận xét : «
Chúng ta đã chứng kiến sự tục hoá của xã hội, cũng do sự tư hữu hoá những
phương tiện truyền thông và sự huỷ bỏ luật lệ của những phương tiện điện tử.
Chúng ta đã thấy rằng những chủ nhân của những phương tiện này cũng như các chính
phủ không coi trọng tôn giáo và đời sống tinh thần. Có rất ít thời gian và
không gian dành cho tôn giáo trong những phương tiện truyền thông điện tử. Và
rất nhiều người trong lãnh vực tin tức và tin tức truyền hình không coi tôn
giáo như một phần chủ yếu của đời sống con người. Sự hiện diện của tôn giáo và
đời sống tinh thần cũng bị giảm thiểu bởi sự kiện thị trường quan trọng hoá
những điều vật chất để buôn bán. Chúng ta sống trong một môi trường rất vật
chất hoá. Do đó, việc Giáo Hội có những phương tiện truyền thông riêng là điều
rất quan trọng. Công đồng Vatican II đã nói rõ điều này trong hồ sơ ‘Inter Mirifica’. Chúng ta đã luôn luôn có sách vở.
Cuốn sách đầu tiên được in ra là cuốn Kinh Thánh. Từ lâu đã có báo chí công
giáo. Bây giờ chúng ta cần phải có hơn nữa : radio và truyền hình công
giáo. Nhưng hiện nay, phương tiện truyền hình quá đắt đỏ. Chi tiêu cần quá lớn
để phát triển truyền hình. Bởi thế cần phải có những quan hệ tốt với những
phương tiện truyền thông, công cộng và tư nhân, để chắc rằng tôn giáo có thể đi
vào đó để giúp suy tư về đời sống con người. Con người không chỉ sống bằng bánh
mà còn bằng lời Chúa. Chúng ta cũng phải có phương tiện đào tạo những người
thích hướng thượng để thực hiện những buổi trình diễn có tính cách tôn giáo và
tinh thần ».
Thông tấn Zenit
Lang Biang dịch